Phép biện chứng và những hạn chế trong phép biện chứng của

Một phần của tài liệu Đề tài:Triết học cổ điển Đức pot (Trang 25 - 27)

II. Nội dung cơ bản của triết học cổ điển Đức thông qua các tác gia tiêu

c)Phép biện chứng và những hạn chế trong phép biện chứng của

• Phép biện chứng của Hegel

Phép biện chứng của Hêghen coi toàn bộ thế giới, lịch sử và tinh thần là một quá trình duy nhất đang vận động, biến hóa, phát triển và thay đổi không ngừng. Những mâu thuẫn nội tại đều là nguồn gốc của tự thân vận động. Hêghen được coi là người đầu tiên trình bày có tính hệ thống các nguyên lý, qui luật và phạm trù của phép biện chứng. Một trong những luận điểm nổi tiếng của Hêghen khi ông khẳng định: “mọi cái tồn tại đều có tính hợp lý”. Cái hợp lý theo ông là cái đều phụ thuộc vào các qui luật nội tại vốn có của nó.

Nguyên lí xuất phát và xuyên suốt toàn bộ triết học Hêghen là sự đồng nhất giữa tư duy và tồn tại. Toàn bộ thực tại khách quan (tự nhiên và lịch sử thế giới) là biểu hiện của "lí tính thế giới" hay "tinh thần thế giới" mà Hêghen gọi là "ý niệm tuyệt đối". "Ý niệm tuyệt đối" có trước tự nhiên và loài người, trải qua một quá trình phát triển lịch sử - tự nhận thức về bản thân, qua ba giai đoạn: 1) Giai đoạn phát triển trong "nguyên chất" thuần khiết của nó khi chưa có thế giới: nội dung của "ý niệm tuyệt đối" thể hiện trong hệ thống các phạm trù lôgic có liên quan với nhau và chuyển hoá lẫn nhau (lôgic học). 2) Dưới dạng tồn tại khác, khi chuyển thành giới tự nhiên (triết học tự nhiên). 3) "Ý niệm tuyệt đối" phủ định giới tự nhiên, trở về với bản thân, nó tiếp tục biến hoá, nhận thức nội dung của mình dưới các hình thức ý thức và đạt tới nhận thức cao nhất qua tôn giáo, nghệ thuật, triết học (triết học tinh thần).

Học thuyết về “Ý niệm tuyệt đối”, “Tinh thần thế giới” là tư tưởng cơ bản có tính xuyên suốt trong hệ thống triết học của ông. “Ý niệm tuyệt đối”, “Tinh thần thế giới” theo ông là cái có trước, cái quyết định đối với hiện thực. Nhưng khi giải thích sự “tha hóa” của nó trong tự nhiên, xã hội và tư duy thì đó lại là nhưng tư tưởng khoa học trong phép biện chứng của Hêghen. Đây cũng là tiền đề lý luận, được Mác kế thừa và phát triển khi xây dựng phép biện chứng duy vật.

Hêghen đã áp dụng phép biện chứng vào lôgíc và vào việc nghiên cứu những khái niệm và những sự phán đoán. Nhưng ông là người duy tâm, và hệ thống giáo điều phản động của ông và tính hẹp hòi về giai cấp. Cho nên, theo Hêghen bản chất của sự tồn tại nằm trong sự tự thân phát triển của một "ý niệm tuyệt đối" có tính chất thần bí.

• Những hạn chế trong phép biện chứng của Hegel

Phép biện chứng của Hêghen chưa có những hình thức khoa học hợp lý. Đó là hình thức kinh viện và thần bí của phép biện chứng đó đã làm lộn ngược tất cả mọi vật (theo cách ví von của Mác thì phép biện chứng của Hêghen như một cái cây gốc ở trên trời ngọn ở dưới đất, nên cần phải dựng ngược nó lại). Phép biện chứng của Hêghen quay về quá khứ, chứ không hướng vào hiện tại hay tương lai, trong hệ thống triết học Hêghen thì sự phát triển sau khi đạt đến một trình độ nhất định nào đó thì ngưng lại, v.v…

Trong các quan điểm xã hội, Hêghen đứng trên lập trường chủ nghĩa Sôvanh đề cao dân tộc Đức, miệt thị các dân tộc khác, coi nước Đức là "hiện thân của tinh thần vũ trụ mới" muốn duy trì nhà nước Phổ phản động, xem nó như là đỉnh cao của sự phát triển nhà nước và pháp luật. Hơn nữa, nội dung khoa học trong phép biện chứng của Hêghen là mâu thuẫn với triết học duy tâm của ông.

Nói chung, Hêghen đã có những đóng góp to lớn trong địa hạt lí luận về nhận thức, trong cuộc đấu tranh chống "thuyết không thể biết" (bất khả tri luận). Hệ thống duy tâm, bảo thủ, khép kín và giả tạo của triết học Hêghen mâu thuẫn sâu sắc với phương pháp biện chứng có tính chất cách mạng của triết học này. Quan điểm chính trị phản động của Hêghen, đặc biệt trong thời kì hoạt động cuối đời của ông, phản ánh tình trạng mâu thuẫn của giai cấp tư sản Đức, khuynh hướng thoả hiệp của nó với các

chủ phản động Phổ, cho đó là đỉnh cao của sự phát triển xã hội. Triết học Hêghen là một trong những nguồn gốc lí luận trực tiếp của chủ nghĩa Mác. Các tác phẩm chủ yếu: "Hiện tượng học tinh thần" (1807), "Khoa học lôgic" (1812 - 16), "Bách khoa thư về khoa học triết học" (1817, 1830), "Những nguyên lí triết học của pháp luật" (1821), những bài giảng về triết học lịch sử, về mĩ học, về triết học tôn giáo, về lịch sử triết học được xuất bản sau khi Hêghen mất.

Một phần của tài liệu Đề tài:Triết học cổ điển Đức pot (Trang 25 - 27)