viện đa khoa huyện Quế Võ theo có chế tự chủ đến năm 2025
3.1.1 Định hướng phát triển chung của ngành Y tế
Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (1989); Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam( 1992); Nghị quyết hội nghị lần thứ 4- Ban chấp hành TW Đảng khoá VII và gần đây nhất là quyết định số 35/2001/QĐ-TTg ngày 19/3/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2010-2020 và đến năm 2025 đã tiếp tục khẳng định sự phát triển của sự nghiệp y tế trong thời kỳ mới. Đó là: Đầu tư cho sức khoẻ chính là đầu tư cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân, mỗi gia đình. Tăng cường đầu tư cho phát triển hệ thống y tế từ NSNN và từ sự đóng góp của cộng đồng thơng qua hình thức thu viện phí một cách hợp lý và khuyến khích phát triển hình thức bảo hiểm y tế. Thực hiện cơng bằng trong chăm sóc sức khoẻ. Thực hiện công bằng là bảo đảm cho mọi người đều được chăm sóc sức khoẻ, phù hợp với khả năng kinh tế của xã hội, đồng thời Nhà nước có chính sách khám chữa bệnh miễn phí và giảm phí đối với người có cơng với nước, người nghèo, người sống ở vùng có nhiều khó khăn và đồng bào các dân tộc thiểu số. Xã hội hố sự nghiệp chăm sóc sức khoẻ nhân dân. Đa dạng hố các hình thức tổ chức chăm sóc sức khoẻ: nhà nước, dân lập và tư nhân trong đó y tế Nhà nước giữ vai trị chủ đạo. Phát triển các loại hình chăm sóc sức khoẻ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân trong điều kiện nguồn lực của Nhà nƣớc đầu tư cho y tế cịn hạn chế. Khuyến khích, hướng dẫn và quản lý tốt hoạt động của các cơ sở y tế dân lập, y tế tư nhân nhằm mục tiêu thiết thực phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ nhân dân, chống mọi biểu hiện tiêu cực trong các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ. Xuất phát từ định hướng phát triển trên, chủ trương của Nhà nƣớc cũng như Bộ Y tế trong việc đổi mới cơng tác quản lý bệnh viện cơng ở nưóc ta là:
Thứ nhất, tiếp tục đổi mới cơ chế tài chính y tế, hồn thành việc chuyển ngân sách
đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế, ưu tiên ngân sách cho y tế dự phòng, đổi mới phương thức phân bổ ngân sách theo kết quả đầu ra nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước. Tiếp tục hỗ trợ các đối tượng chính sách xã hội, trẻ em dnới 6 tuổi, người nghèo, cận nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, người dân sinh sống vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn tham gia BHYT theo hộ gia đình làm tăng độ bao phủ, thực hiện lộ trình BHYT tồn dân, giảm tỷ trọng chỉ tiêu tiền túi xuống dưới 20% tổng chi cho y tế vào năm 2020. Cụ thể là triển khai thực hiện thông tn 37/2015/TTLT – BYT – BTC; Mở thông tuyến KCB BHYT bắt đầu từ ngày 01/01/2016 theo luật BHYT sửa đổi, bổ sung năm 2014.
Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin-cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Thực hiện
xã hội hóa các nguồn tài chính cho bệnh viện cơng lập.
Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủ động cân đối thu-chi, tạo và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của bệnh viện, đồng thời cải thiện đời sống cho CBCCVC trong bệnh viện.
Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tn cho bệnh viện. Như vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của bệnh viện cơng lập gồm:
+ NSNN cấp hàng năm;
+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm y tế thanh tốn cho bệnh viện. Xu hướng cơ chế tài chính bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này;
+ Đóng góp vốn từ xã hội hóa các nguồn tài chính. Các nguồn tài chính trên đnợc lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã đnợc cơ quan chủ quan duyệt, và dự báo về khả năng thu. + Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có);
Thứ ba, đưa cạnh tranh vào cung cấp dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ
và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho bệnh viện còn hạn chế. Như vậy không chỉ các bệnh viện tư, mà cả các bệnh viện công
lập cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của nhân dân.
3.1.2 Định hướng phát triển của Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, tỉnh BắcNinh đến năm 2025 Ninh đến năm 2025
Với mơ hình Bệnh viện đa khoa hồn chỉnh đầu ngành y tế tỉnh Bắc Ninh, Bệnh viện đã không ngừng cải thiện điều kiện CSSK ban đầu cho nhân dân tăng cường công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến và hợp tác quốc tế cũng như cơng tác quản lý tài chính.
Thơng qua những định hướng phát triển của Ngành y tế trong những năm qua, Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ dựa vào đó để đề ra định hướng phát triển các hoạt động của đơn vị đến năm 2025.
3.1.2.1 Các hoạt động chủ yếu
Bệnh viện phấn đấu đến năm 2025 đạt quy mô 350 giường bệnh, chủ yếu là tăng thêm giường bệnh ở khoa Nội –Nhi – Lây, Khoa Ngoại, khoa phụ sản.
Nâng cao năng lực quản lý thông qua việc đào tạo cho cán bộ cho lãnh đạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ chuyên sâu, các cán bộ quản lý giỏi. Thực hiện các giải pháp về đồng bộ để xây dựng Bệnh viện đa khoa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một Bệnh viện có chất lượng điều trị tốt, có kỹ thuật hiện đại, phù hợp và thu hút bệnh nhân trong và ngoài huyện đến khám và điều trị.
Áp dụng những kỹ thuật tiên tiến của Bệnh viện hạng II để tiến tới xây dựng đạt chuẩn Bệnh viện đa khoa khu vực. Đầu tư nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thay đổi ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ viên chức nhằm nâng cao chất lượng điều trị và uy tín của Bệnh viện, thu hút bệnh nhân, điều trị tại chỗ không phải chuyển những ca khó lên tuyến trên. Tăng cường khuyến khích đội ngũ cán bộ viên chức nghiên cứu khoa học, áp dụng vào chuyên môn để hoạt động ngày càng tốt hơn nữa. Nâng cao tinh thần thái độ của đội ngũ cán bộ viên chức về tinh thần phục vụ nhân dân. Mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ viên chức nhất là tinh thần giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế với bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Vận dụng nhiều kỹ thuật hiện đại tiên tiến của những Bệnh viện tuyến trên về áp dụng điều trị tại Bệnh viện bằng cách đầu tư tay nghề của Bác sĩ và mua sắm máy móc thiết bị. Sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật có hiệu quả, ổn định và nâng cao đời sống cán bộ viên chức, cải thiện điều kiện vật chất của bệnh nhân nằm điều trị tại Bệnh viện.
Tổ chức tốt hơn việc giáo dục vệ sinh phịng bệnh cho gia đình và bệnh nhân. Nâng cao tinh thần thái độ của đội ngũ cán bộ viên chức về tinh thần phục vụ nhân dân. Mở nhiều lớp tập huấn cho cán bộ viên chức nhất là tinh thần giao tiếp ứng xử của cán bộ y tế với bệnh nhân và ngnời nhà bệnh nhân.
3.1.2.2 Hoạt động nhân lực
Hoàn thiện bộ máy tổ chức, tuyển dụng nhân lực cho đủ với quy mô giường bệnh, gửi đi đào tạo ngắn hạn, dài hạn với chuyên khoa I, II tại các bệnh viện tuyến trên để nâng cao năng lực đáp ứng nhu cầu chăm sóc của ngnời bệnh theo quy định của bệnh viện hạng II.
Thu hút nhân lực có tay nghề chun mơn cao khơng chỉ bằng tiền lương mà cịn tạo mơi trường làm việc thuận lợi cho tài năng phát triển. Sở y tế Bắc Ninh ưu tiên con em cán bộ trong ngành học các trường đại học y trên toàn quốc được nhận trực tiếp vào làm việc tại các cơ sở y tế công lập trực thuộc sở y tế tỉnh theo chính sách thu hút nhân tài của tỉnh và gửi đi đào tạo chuyên khoa theo nhu cầu phát triển chuyên khoa sâu của bệnh viện.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư cơ sở vật chất như: tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, tiết kiệm kinh phí hoạt động để đầu tư trang thiết bị, mở nhiều hình thức đầu tư xã hội hóa như góp vốn của cán bộ viên chức, vay vốn ngân hàng, đặt thuê máy của những đơn vị có đủ tn cách pháp lý, chun mơn.
3.1.2.3 Về cơ sở vật chất
Cải tạo và mở rộng thêm phòng để trang bị giường bệnh cho Khoa Nội tổng hợp – Nhi – lây và Khoa Ngoại – Sản. Đồng thời cải tạo sửa chữa nhà căng tin để mở rộng khu khám bệnh và khoa Chẩn đốn hình ảnh để tăng cường các thiết bị hiện đại phục vụ công tác KCB cho nhân dân huyện Quế Võ và các huyện lân cận.
Đa dạng hóa các hình thức đầu tư cơ sở vật chất như: tranh thủ sự đầu tư của Nhà nước, tiết kiệm kinh phí hoạt động để đầu tư trang thiết bị, mở nhiều hình thức đầu tư xã hội hóa như góp vốn của cán bộ viên chức, vay vốn ngân hàng, đặt thuê máy của những đơn vị có đủ tư cách pháp lý, chun mơn.
3.1.2.4 Hoạt động tài chính
Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ về việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với các cơ sở y tế cơng lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14 tháng 02 năm 2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp cơng lập nhằm phát huy tính năng động, sáng tạo, nâng cao tinh thần trách nhiệm và hiệu quả công tác của bệnh viện.
Tăng cường quản lý và sử dụng các nguồn tài chính đầu tư cho y tế đúng mục đích, đạt hiệu quả cao, quản lý nguồn kinh phí sử dụng mua thuốc, vật tư y tế điều trị cho Bệnh nhân, tránh để mất mát, lãng phí.
Thực hiện cơng khai tài chính, hạch tốn kinh tế cho từng khoa/phịng. Thực hiện cơng bằng trong đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi.
Từng bước xã hội hóa cơng tác y tế, đảm bảo cho mọi người bệnh đều được hưởng dịch vụ y tế của Nhà nước. Ngoài nguồn thu từ NSNN cấp, nguồn thu viện phí và BHYT, bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp từ các tổ chức tư nhân đủ năng lực, của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết hay thu hút vốn đầu tn nước ngồi. Bên cạnh đó, có thể phát huy ngay nguồn tài chính tại bệnh viện, kêu gọi cán bộ cơng chức viên chức tham gia góp vốn đầu tư thêm vào bệnh viện để tăng cường công tác KCB cho Bệnh viện trong điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị cịn thiếu và phải có các hướng dẫn cụ thể về thực hiện dự án đầu tư cho bệnh viện để tránh mâu thuẫn lợi ích.
Những định hướng phát triển trên góp phần phục vụ hoạt động KCB được tốt hơn. Đồng thời tập trung kinh phí để đầu tư nâng cấp cơ sở trang thiết bị y tế cho Bệnh viện, đưa cơ sở vật chất của Bệnh viện trở nên khang trang sạch sẽ hơn, đáp ứng tốt các nhu cầu về điện nước, trang thiết bị phục vụ công tác KCB của Bệnh viện, xứng đáng là bệnh viện hạng II. Do vậy để nâng cao chất lượng của Bệnh viện, góp phần
đáp ứng ngày càng cao vào sự nghiệp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh cùng với sự sắp xếp kiện toàn bộ máy, đổi mới chức năng nghiệp vụ mơ hình quản lý thì vấn đề tăng cường trang thiết bị cho cơ sở KCB là một điều tất yếu. Muốn đạt thực hiện những định hướng như vậy thì Bệnh viện phải khơng ngừng huy động các nguồn vốn để tăng mức đầu tư cho Bệnh viện mà chủ yếu là đầu tư cho hoạt động KCB. Bệnh viện cần mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực chuyên mơn, như: cử cán bộ đi đào tạo nước ngồi hoặc các cơ sở khác; mời các bác sĩ có uy tín về hướng dẫn, giảng dạy cũng như truyền đạt lại kinh nghiệm nhằm tăng khả năng học hỏi của các CBCCVC trong bệnh viện; liên kết với các tổ chức nước ngoài cũng như các bệnh viện trong nước để thu hút nguồn tài chính và học hỏi kinh nghiệm của họ trong quản lý tài chính bệnh viện.
Dưới đây, tác giả có đưa ra một số giải pháp, theo đó là một số kiến nghị với cơ quan quản lý cấp trên nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Đa khoa huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh theo cơ chế tự chủ.
3.2 Những thuận lợi và khó khăn trong cơng tác quản lý Quản lý tài chính tạibệnh viện đa khoa huyện Quế Võ theo cơ chế tự chủ