Ta sẽ xem xét từng phương thức huy động trên tổng nguồn để thấy rõ hơn về thực trạng huy động vốn của ngân hàng.
Trước tiên là tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn, ta có thể quan sát bảng sau:
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tiền gửi thanh toán 465.424 560.227 634.545 753.415
Tổng nguồn vốn 1.720.654 2.220.968 2.630.627 3.181.598
TGTT/ tổng nguồn 27,05 % 25,22 % 24,12 % 23,68 %
Biểu đồ 2.5.1(a): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2008
Biểu đồ 2.5.1(b): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2009
Biểu đồ 2.5.1(c): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2010
Qua biểu đồ ta thấy tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn giảm liên tục từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể như sau: năm 2008 tiền gửi thanh toán chiếm 27,05% trên tổng nguồn vốn đến năm 2008 chiếm 25,22% (giảm 1,83%), từ năm 2009 đến năm 2010 lại giảm 1,1% (năm 2010 24,12%). Qua ba biểu đồ và những phân tích ở phần trước đã phản ảnh lên rằng ngân hàng không chú trọng đến loại hình tiền gửi thanh toán cụ thể là tỷ trọng tiền gửi thanh toán chỉ chiếm khoảng hai mươi mấy phần trăm trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ trọng giảm không đáng kể nhưng cũng đủ cho ta kết luận được rằng ngân hàng chưa có những chính sách phù hợp để thu hút khách hàng trong loại hình tiền gửi này. Ngân hàng nên quan tâm đến loại hình tiền gửi này hơn vì đây có thể là khoản chiếm dụng vốn lớn của ngân hàng với lãi xuất thấp.
Tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
TGTK không kỳ hạn 76.066 102.586 206.132 274.080 TGTK có kỳ hạn 1.010.329 1.311.206 1.510.360 1.721.107 Tổng nguồn VHĐ 1.551.849 1.974.019 2.351.037 2.948.568 TGTK không kỳ hạn/ tổng nguồn VHĐ 4,9 % 5,2 % 8,77 % 9,3 % TGTK có kỳ hạn/ tổng nguồn VHĐ 65,1 % 66,42 % 64,24 % 58,37 %
(Nguồn: bảng báo cáo thường niên Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM năm 2008, 2009, 2010)
Biểu đồ 2.5.1(e): Tỷ trọng từng phương thức thanh toán TGTK trên tổng nguồn 2.5.2 Nhận xét :
TGTK không kỳ hạn chỉ chiếm 4,9% (năm 2008) trên tổng nguồn trong khi đó TGTK có kỳ hạn lại chiếm 65,1% (năm 2008) trên tổng nguồn.
Năm 2009 TGTK không kỳ hạn đạt 5,2% trên tổng nguồn (tăng 0,3% so với năm 2008). TGTK có kỳ hạn đạt 66,42% trên tổng nguồn (tăng 1,32% so với năm 2008).
Năm 2010 TGTK không kỳ hạn chiếm 8,77% trên tổng nguồn (tăng 3,57% so với năm 2009). TGTK có kỳ hạn. TGTK có kỳ hạn chiếm 64,24% trên tổng nguồn (giảm 2,18% so với năm 2009).
Năm 2011 TGTK không kỳ hạn chiếm 9,3% trên tổng nguồn (tăng 0,53% so với năm 2010). TGTK có kỳ hạn. TGTK có kỳ hạn chiếm 58,37% trên tổng nguồn ( giảm 5,87% so với năm 2010).
Từ năm 2008_2011 tỷ trọng tiền gửi gửi thanh toán có xu hướng tăng nhanh có thể NH đã nhìn thấy được lợi nhuận thu từ loại hình tiền gửi và đã đưa ra nhiều chính sách hơn để thu hút khách hàng, còn tỷ trọng TGTK có xu hướng giảm, có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường hiện nay.
Nhưng nhìn chung qua biểu đồ thì loại hình TGTK vẫn tăng và chiếm ưu thế hơn.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ
NHẰM NÂNG CAO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH VIETCOMBANK CHI NHÁNH BÌNH TÂY TP.HCM
3.1 Những thách thức đối với hoạt động của NH:
Thực hiện chủ trương nhà nước trong việc khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài, NHNN đã cấp giấy phép cho các tổ chức tài chính và NH vào Việt Nam để hoạt động, các NH ngoại đang bắt đầu xâm chiếm sang lĩnh vực khách nội khi mà mọi rào cản các NH nước ngoài được tháo bỏ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới thì cũng chính là lúc cạnh tranh này càng gay gắt giữa các NH.
Trong khi các ngân hàng trong nước cạnh tranh khóc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối... đó là vấn đề cấp bách mà hiện nay NH cần xem xét lại để đưa ra những chính sách và chiến lược phù hợp để phát triển lâu dài chứ không phải chỉ tập trung vào lợi nhuận nhất thời.
Ngoài ra lạm phát tăng cao, thị trường không ổn định cũng đã gây không ít khó khăn đến việc huy động vốn của NH.
3.2 Giải pháp tăng cường HĐV cho NH:
3.2.1 Định hướng, phát triển kế hoạch nguồn vốn phù hợp:
Điều đầu tiên là đánh giá chi tiết, phân tích tỉ mỉ, xử lý các thông tin về tình hình tỷ trọng, kết cấu trong tổng nguồn vốn mà NH huy động được cũng như đối thủ cạnh tranh ... từ tình hình thực tế như môi trường pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý dân cư, môi trường cạnh tranh... để nhận thấy được những khó khăn vướng mắc mà NH gặp phải, đồng thời NH phải dự kiến được như cầu vốn cần sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong thời kỳ sắp tới là bao nhiêu, và từ số vốn mà ngân hàng hiện có NH sẽ xác định được số vốn cần huy động trong thời gian kế tiếp. Nếu NH tăng lãi suất tiền gửi thì đồng thời phải tăng lãi suất cho vay, tuy nhiên điều đó sẽ đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khi đi vay vốn thế nên NH cần có những chính sách lãi suất vừa hấp dẫn vừa phù hợp:
_ Nâng lãi suất đối với loại hình tiền gửi trung và dài hạn, hạ thấp tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn. Đảm bảo lãi suất trung bình không tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động.
_ Có biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu.
_ Lãi suất xây dựng phù hợp với từng đối tượng gửi tiền, từng khu vực dân cư và từng thời kỳ cụ thể. Ngoài ra lãi sấut còn được xây dựng dựa trên tình hình tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến động tỷ giá, quy định của NHNN ...
_ Lãi suất NH xây dựng phải tuân theo lãi suất cơ bản của NHNN, phải tuân theo biên độ dao động cho phép như thế NH sẽ vừa đảm bảo quyền lợi cho mình vừa đảm bảo quyền lợi cho KH.
3.2.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm:
_ Để huy động vốn nhiều hơn, ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động cụ thể:
+ Đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiết kiệm. + Đa dạng hóa cách thức sử dụng vốn tại NH.
_ Mở rộng tiết kiệm cá nhân, phát hành séc cá nhân... các hình thức này giúp NH huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp.
_ Mở rộng mạng lưới huy động vốn, mạng lưới quỹ tiết kiệm, phát tri63n các kênh huy động để tạo điều kiện tối đa cho KH trong việc gửi tiền.
_ Sử dụng chiến lược đa năng trong kinh doanh, mở rộng các hoạt động dịch vụ của NH làm cho KH ngày càng thỏa mãn nhu cầu hơn và sẽ làm cho nhiều KH đến với NH hơn. Nếu KH sử dụng nhiều dịch vụ do NH cung ứng thì NH sẽ dễ dàng hơn trong việc huy động vốn bởi vì có một lượng KH mục đích gửi tiền là muốn hưởng lợi ích từ dịch vụ của NH.
Những hoạt động này ảnh hưởng nhiều đến công tác huy động vốn, nhờ đó mà khả năng huy động vốn của NH ngày càng được nâng lên.
3.2.3 Thực hiện tốt chính sách khách hàng:
Thường xuyên đưa ra các chương trình phiếu quà tặng, rút thăm trúng thưởng, tặng quà cho KH vào những ngày lễ... khi KH gửi tiền. Tổ chức các hoạt động tri ân khách hàng.
3.2.4 Đào tạo đội ngũ cán bộ nhiệt tình, có nghiệp vụ chuyên môn cao:
Ngân hàng không ngừng động viên, cử các cán bộ công nhân viên tham dự những đợt tập huấn và hội thảo nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, trình độ nghiệp vụ do NH Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM và NHNN tổ chức, chỉ như thế NH mới theo kịp sự đổi mới và phát triển của xã hội để NH ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận cho NH.
Nhân viên NH đặc biệt là nhân viên ở phòng giao dịch khi tiếp xúc với KH luôn có thái độ nhiệt tình, lịch sự, vui vẻ, cởi mở... bởi vì những nhân viên này đóng vai trò làm nên bộ mặt của NH.
Nhân viên luôn nhiệt tình chỉ dẫn cho KH vào làm việc ở phòng ban nào, thủ tục mà KH cần phải thực hiện... để tiết kiệm thời gian cho KH vì đây là một nghệ thuật trong giao tiếp tạo tâm lý vui vẻ và thoải mái hài lòng cho KH, tạo tâm lý muốn quay lại lần nữa cho họ và có thể họ sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân đến với NH.
3.3 Một số kiến nghị:
3.3.1 Kiến nghị đối với NH Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM:3.3.1.1 Kiến nghị về chính sách huy động vốn: 3.3.1.1 Kiến nghị về chính sách huy động vốn:
Cần triển khai sớm các dự báo công tác dài hạn, công tác vĩ mô giúp các chi nhánh nắm được xu hướng phát triển của thị trường để kịp thời đưa ra những biện pháp và giải pháp phù hợp.
Cần xây dựng cơ chế huy động vốn, điều hòa nguồn vốn mang tính tương đối ổn định nhằm thực hiện các mục tiêu, chiến lượt phát triển trên cơ sở đó xây dựng các chế độ nghiệp vụ phù hợp để hướng dẫn các chi nhánh chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kinh doanh từng thời kì.
Qua mỗi chiến dịch huy động cần tổ chức tổng kết rút kinh nghiệm, phổ biến những kinh nghiệm hay, đưa ra những hạn chế, thiếu sót của hệ thống từ đó rút ra kinh nghiệm để lần tiếp theo thực hiện tốt hơn.
Có chế độ thưởng phạt hợp lí đối với bộ phận làm công tác huy động vốn trong các kì huy động.
Thông qua báo chí, internet đưa hình ảnh và các hoạt động thu gửi tiền tiết kiệm của NH, các chính sách khuyến mãi... sao cho người dân có được thông tin về đơn vị
NH mà mình tham gia gửi tiền như thế sẽ thu hút được sự quan tâm của người dân hơn.
3.3.1.2 Kiến nghị về chính sách lãi suất và điều hành vốn:
Thực hiện đầy đủ các quy định của NHNN về: tỷ lệ dự trữ bắt buộc, ký quỹ bảo hành, đảm bảo khả năng thanh toán... Đánh giá đúng mức đóng góp của từng chi nhánh.
Banh hành cơ chế tổ chức hoạt động, cơ chế điều hành nguồn vốn, cơ chế lãi suất phù hợp với quy mô và đặc điểm của NH, các văn bản phải được đưa ra kịp thời và cụ thể để tránh chồng chéo giữa các văn bản với nhau dẫn đến việc hoạt động không có hiệu quả.
Cho phép chi nhánh được quyền chủ động xác định lãi suất đầu vào, đầu ra trong khung lãi suất phù hợp với từng địa bàn.
3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN:
3.3.2.1 Điều chỉnh linh hoạt tỷ lệ dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là một trong những công cụ quan trọng điều hành chính sách tiền tệ. Tỷ lệ này cần được điều chỉnh thường xuyên cho thật phù hợp với tình hình phát rtiển của đất nước trong từng thời kỳ. Đối với NHTM dự trữ bắt buộc là một khoản vốn mà NHTM phải trả chi phí nhưng lại không tham gia vào quá trình tạo lợi nhuận của NH. Khoản mục này được đóng băng, nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc cao thì lượng vốn dự trữ của NH càng tăng lên do chi phí đầu vào tăng trong tổng số tiền mà NH được phép cho vay.
Công cụ dự trữ bắt buộc không những là công cụ điều hành chính sách tiền tệ mà còn là công cụ bảo đảm an toàn tiền gửi, chống lại các khủng hoảng xảy ra trong lĩnh vực NH, phần nào còn làm hạn chế sự đổ vỡ của các tổ chức tín dụng.
Vì vậy tùy theo từng thời kì phát triển kinh tế mà NH có chính sách điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho phù hợp để tạo điều kiện cho NHTM sử dụng vốn của mình có hiệu quả hơn.
3.3.2.2 Chính sách lãi suất phù hợp trong từng thời kỳ:
Đưa ra lãi suất cơ bản và biên độ dao động phù hợp cho từng giai đoạn phát triển kinh tế. Tùy thuộc vào tình hình tăng trưởng thực tế của kinh tế, của hoạt động NH để
đưa ra lãi suất cơ bản hợp lý, phù hợp với cung cầu về nguồn vốn để đảm bảo cho các NH thương mại kinh doanh có lãi.
Theo dõi liên tục lãi suất trên thị trường vốn và tỷ lệ lạm phát trên thị trường hàng hóa để điều chỉnh sao cho lãi suất thực cộng tỷ lệ lạm phát, lãi suất huy động vốn danh nghĩa lớn hơn tỷ lệ lạm phát dự tính.
NHNN cần có biện pháp hạ dần mức lãi suất để hòa nhập với lãi suất của thế giới như thế sẽ thu hút càng nhiều vốn nước ngoài vào Việt Nam hơn.
Sự tăng trưởng kinh tế của đất nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà lãnh đạo ở mỗi quốc gia mà trong đó vốn luôn giữ vai trò quan trọng vì thế nó luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà kinh tế, chính trị trên thế giới. Ngân hàng thương mại là một trong những kênh truyền vốn hàng đầu và quan trọng nhất trong đó huy động vốn là nghiệp vụ chủ chốt trong bất cứ hoạt động ở ngân hàng thương mại nào. Bên cạnh đó quy mô chất lượng huy động vốn cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của các ngân hàng do vậy nó cũng ảnh hưởng đến sự cung ứng cho nền kinh tế.
Trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa ở nước ta hiện nay thì luôn đòi hỏi phải có một nguồn vốn rất lớn, trái với sự phát triển của thị trường chứng khoán thị trường kinh tề xã hội hiện nay luôn bị biến động, có thể xảy ra lạm phát bất cứ lúc nào làm cho công tác huy động vốn ở NHTM cũng gặp nhiều khó khăn, vì vậy cần có những chính sách hợp lý để chấn chỉnh, mở rộng để thu gom được lượng tiền nhàn rỗi trong xã hội một cách tối đa.
Qua thời gian thực tập thực tế tại NH Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM (phòng giao dịch Nguyễn Chí Thanh) em đã tìm hiểu kỹ về công tác huy động vốn bằng tiền gửi và tham khảo báo chí, Internet... để hoàn thành bài báo cáo này. Bài báo cáo nêu lên hình thức huy động tiền gửi và các nghiệp vụ có liên quan từ lý thuyết đi vào thực tiễn, do trình độ chuyên môn của em còn nhiều hạn chế, thời gian thực tập thực tế không nhiều, một vài vấn đề chưa được làm sáng tỏ nên bài báo cáo còn nhiều thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP.HCM ngày tháng năm
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1. Tiền gửi tiết kiệm 1.086.395 1.413.792 1.716.492 2.195.153
TGTK có kỳ hạn 1.010.329 1.311.206 1.510.360 1.721.107
TGTK không kỳ hạn 76.066 102.586 206.132 274.080
2. Tiền gửi thanh toán 465.424 560.227 634.545 735.415
Tổng nguồn huy động 1.551.849 1.974.019 2.351.037 2..948.568
Tổng nguồn vốn 1.720.654 2.220.968 2.630.327 3.181.597
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh thu 8.940 9.287 11.525 12.447
Chi phí 2.592 3.494 4.544 5.384
Gửi cô giao dịch viên
Buổi sáng đến ngân hàng Gặp em cười rạng rỡ Lòng tôi như rộng mở Đón một ngày mới lên Ơi cô giao dịch viên
Lời cô sao như gió Thoáng nhẹ qua lòng tôi