Về kết cấu nguồn vốn huy động

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình tây (Trang 31 - 47)

Bảng 2.2..2: Kết cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1. Tiền gửi tiết kiệm 1.086.395 1.413.792 1.716.762 2.195.153

2. Tiền gửi thanh toán 465.424 560.227 634.545 753.415

Tổng nguồn huy động 1.551.849 1.974.019 2.351.037 2.948.568

TGTK/ tổng nguồn 70,00 % 71,62 % 73,01 % 74,45 %

TGTT/ tổng nguồn 29,99 % 28,38 % 26,99 % 25,55 %

(Nguồn: Bảng báo cáo thường niên NH Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM trong năm 2008, 2009, 2010,2011)

Ta thấy nguồn vốn huy động bao gồm tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm, trong đó tỷ trọng tiền gửi thanh toán so với tổng nguồn vốn huy động được chiếm tỷ trọng nhỏ với 29,99 %( năm 2008 ) giảm xuống 28,38 % ( năm 2009 ),giảm 1,61 %,năm 2010 là 26,99 % ( giảm 1,39 %) và đến năm 2011 thì chỉ còn 25,55%( giảm 1,44%). Điều này cho thấy ngân hàng ít chú trọng vào loại hình tiền gửi thanh toán có thể là do ngân hàng thiếu những chính sách đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên chưa thu hút sự quan tâm của khách hàng vào loại hình này.

Trái với loại hình tiền gửi thanh toán thì loại hình tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động và có chiều hướng tăng. Năm 2008 chiếm 70,00 % đến 2009 chiếm 71,62 % (tăng 1,62 %) đến năm 2010 đạt 73,01 % (tăng 1,39 %) và năm 2011 đạt 74,45% ( tăng 1,44%) . Qua những con số trên ta thấy ngân hàng rất chú trọng vào loại hình tiền gửi tiết kiệm kết quả này cho thấy nhờ các chính sách đa dạng hóa sản phẩm, tăng tiện ích sản phẩm mà ngân hàng đã mang về cho mình một lượng vốn lớn để phục vụ nhu cầu về vốn của mình.

Biểu đồ 2.2.2: Kết cấu nguồn vốn huy động 2.3 Quy trình thực hiện huy động vốn:

2.3.1 Điều kiện để thực hiện huy động vốn:

Hiện nay lãi suất huy động đang được cào bằng khiến các ngân hàng rất khó huy động được vốn đặc biệt là các ngân hàng nhỏ, với vị thế là một ngân hàng có uy tín trong nhiều năm và quy mô tương đối rộng Vietcombank đã thu hút cho mình một lượng lớn Khách hàng. Một trong những điều kiện giúp ngân hàng thực hiện được huy động vốn:

+ Là một ngân hàng trãi qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Vietcombank đã tạo cho mình một niềm tin lớn trong lòng khách hàng.

+ Có nhiều chính sách mang lại lợi nhuận cho khách hàng. + Chiến lược xây dựng và phát triển phù hợp.

2.3.2 Các khoản lãi suất và những quy định về chi trả, hoàn trả:

Lãi suất tiền gửi tiết kiệm: Lãi suất tiền gửi tiết kiệm được chia ra làm hai loại

tiền gửi đó là tiền gửi từ tài khoản và lãi suất tiền gửi tiết kiệm.

KHK 1 tháng 2 tháng 3 tháng 6 tháng 9 tháng 12 tháng 18 tháng 24 tháng 36 thàng 1.20 9.00 9.00 9.00 9.00 9.00 11.00 9.50 9.50 9.50

Những quy định về chi trả và hoàn trả:

+ Lãi suất %/năm trên cơ sở 1 năm 360 ngày.

+ Tài khoản ký quỹ được hưởng lãi suất không kỳ hạn.

+ Tài khoản không kỳ hạn được tính một lần vào ngày 25 hàng tháng hoặc vào ngày rút hết số dư. Lãi được nhập vào gốc nếu khách hàng không đến rút lãi.

+ Tài khoản có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ. Đến hạn, nếu không có ý kiến của chủ tài khoản NH sẽ nhập lãi vào gốc và gia hạn bằng kỳ hạn gửi lần trước hoặc kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp nếu tại thời điểm đáo hạn NH không huy động loại kỳ hạn như ban đầu và áp dụng lãi suất, cách tính theo quy định tại thời điểm gia hạn.

+ Khách hàng rút trước hạn thì sẽ được hưởng lãi suất rút trước hạn.

Cách tính lãi suất:

Ví dụ: KH gửi 100 triệu đồng, kỳ hạn 1 tháng, đáo hạn vào ngày 03-04-2012. Thì lãi suất sẽ được tính như sau:

Số tiền lãi = 100tr đồng nhân 9% chia 360 ngày sau đó nhân 30 ngày của tháng = 750.000 VNĐ

+ Tiền gửi có kỳ hạn trả lãi cuối kỳ, trường hợp ngày đáo hạn của sổ tiết kiệm có kỳ hạn trùng vào ngày nghỉ hoặc ngày lễ, khách hàng rút tiền vào ngày làm việc tiếp theo đầu tiên.

+ Đến ngày đáo hạn nếu khách hàng không đến rút tiền và không có yêu cầu gì khác thì ngân hàng sẽ nhập lãi vào gốc và gia hạn thêm một kỳ hạn như kỳ hạn ban đầu hoặc kỳ hạn ngắn hơn kế tiếp nếu tại thời điểm đáo hạn Ngân hàng không huy động loại kỳ hạn như ban đầu và áp dụng lãi suất, cách tính theo quy định tại thời điểm gia hạn.

+ Phí giao dịch tiền gửi tiết kiệm được thực hiện theo biểu phí do Ngân hàng TMCP Ngoại thương quy định từng thời kỳ.

+ Khách hàng rút tiền trước hạn hưởng lãi suất trước hạn.

_ Khi rút tiền KH mang theo giấy CMND hoặc hộ chiếu còn hiệu lực.

2.4.1 Hình thức huy động mà NH sử dụng:

Trong bối cảnh kinh tế thị trường hiện nay để thực hiện tốt công tác huy động vốn, các ngân hàng thường đưa nhiều hình thức huy động vốn đa dạng. Khối lượng vốn mà ngân hàng huy động được phụ thuộc trực tiếp vào các hình thức huy động vốn sẽ tạo nhiều cơ hội để người gửi lựa chọn, đáp ứng được các nhu cầu của người gửi.

Bởi thế mỗi ngân hàng đều tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, tâm lý dân cư mà vùng ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình.

Khi hình thức huy động vốn đa dạng cũng có nghĩa là số lượng vốn huy động được tăng lên và chi phí huy động có xu hướng giảm mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

2.4.2 Chiến lược kinh doanh:

Nghiệp vụ huy động vốn chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động về sử dụng vốn. Mỗi ngân hàng đều có chiến lượt kinh doanh riêng theo từng thời kỳ, tùy thuộc vào đặc điểm hoạt động của bản thân ngân hàng và điều kiện môi trường kinh doanh, từ đó ngân hàng có thể đưa ra chiến lượt huy động vốn thu hẹp hay mở rộng cho phù hợp với chính sách thu hẹp hay mở rộng tín dụng của ngân hàng trong thời kỳ đó.

Cơ cấu nguồn vốn có thể thay đổi về tỷ lệ các khoản mục cấu thành, chi phí huy động có thể tăng hay giảm. Nếu chiến lượt kinh doanh được xây dựng đúng đắn phù hợp với điều kiện bản thân ngân hàng, các nguồn vốn được khai thác tối đa và hợp lý thì công tác huy động vốn sẽ phát huy có hiệu quả.

2.4.3 Chính sách khách hàng:

Hiện nay với mức lãi suất trần mà NHNN đưa ra thì lãi suất ở tất cả các NH đều được cào bằng, vì vậy lãi suất đều giống nhau nên việc huy động vốn là rất khó, ngoài uy tín và chất lượng thì chính sách khách hàng cũng đóng vai trò chủ chốt trong việc huy động vốn. Nếu ngân hàng nào có nhiều chính sách hơn thì sẽ thu hút khách hàng nhiều hơn bởi tâm lý khách hàng luôn muốn đạt được lợi nhuận cao khi gửi tiền của mình vào ngân hàng. Một số chính sách mà NH có thể sự dụng để tăng doanh số huy động như: thực hiện các chính sách khuyến khích ưu đãi (quà tặng, sổ xố trúng thưởng, rút thăm trúng thưởng ...).

Lãi suất huy động vốn thường là mối quan tâm hàng đầu của các cá nhân và tổ chức muốn gửi tiền vào ngân hàng, như chúng ta thường biết lợi nhuận trong lĩnh vực nào cao hơn thì lĩnh vực đó sẽ thu hút được nhiều người đầu tư hơn. Tuy nhiên nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao và còn phụ thuộc vào một vài nhân tố khác như: kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uy tín, địa điể ... của ngân hàng nhưng với chính sách lãi suất cao, linh hoạt, hợp lý thì luôn luôn có tác dụng kích thích đến người gửi tiền. Lãi suất có ảnh hưởng lớn nhất đến lượng tiền gửi tiết kiệm vì khách hàng chọn gửi tiền chỉ vì mục đích hưởng lãi.

2.4.5 Kinh tế thị trường:

Hiện nay nền kinh tế thị trường đang trong thời kỳ không ổn định, vật giá leo thang lạm phát có thể bùng phát bất cứ lúc nào dẫn đến thị trường luôn luôn biến động nên lượng nguồn vốn huy động có thể bị ảnh hưởng rất trầm trọng. Một khi lạm phát xảy ra, đời sống của người dân sẽ gặp nhiều khó khăn nên tiền thừa của họ sẽ không có nhiều và có thể không thừa để họ có thể gửi tiền vào ngân hàng. Như thế việc huy động vốn sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

2.5 Chỉ tiêu đánh giá tình hình HĐV:

2.5.1 Tỷ trọng từng phương thức huy động trên tổng nguồn vốn:

Ta sẽ xem xét từng phương thức huy động trên tổng nguồn để thấy rõ hơn về thực trạng huy động vốn của ngân hàng.

Trước tiên là tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn, ta có thể quan sát bảng sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Tiền gửi thanh toán 465.424 560.227 634.545 753.415

Tổng nguồn vốn 1.720.654 2.220.968 2.630.627 3.181.598

TGTT/ tổng nguồn 27,05 % 25,22 % 24,12 % 23,68 %

Biểu đồ 2.5.1(a): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2008

Biểu đồ 2.5.1(b): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2009

Biểu đồ 2.5.1(c): Tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn năm 2010

Qua biểu đồ ta thấy tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn giảm liên tục từ năm 2008 đến năm 2010. Cụ thể như sau: năm 2008 tiền gửi thanh toán chiếm 27,05% trên tổng nguồn vốn đến năm 2008 chiếm 25,22% (giảm 1,83%), từ năm 2009 đến năm 2010 lại giảm 1,1% (năm 2010 24,12%). Qua ba biểu đồ và những phân tích ở phần trước đã phản ảnh lên rằng ngân hàng không chú trọng đến loại hình tiền gửi thanh toán cụ thể là tỷ trọng tiền gửi thanh toán chỉ chiếm khoảng hai mươi mấy phần trăm trong tổng nguồn vốn, tuy tỷ trọng giảm không đáng kể nhưng cũng đủ cho ta kết luận được rằng ngân hàng chưa có những chính sách phù hợp để thu hút khách hàng trong loại hình tiền gửi này. Ngân hàng nên quan tâm đến loại hình tiền gửi này hơn vì đây có thể là khoản chiếm dụng vốn lớn của ngân hàng với lãi xuất thấp.

Tiền gửi tiết kiệm trên tổng nguồn

Đơn vị tính: triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

TGTK không kỳ hạn 76.066 102.586 206.132 274.080 TGTK có kỳ hạn 1.010.329 1.311.206 1.510.360 1.721.107 Tổng nguồn VHĐ 1.551.849 1.974.019 2.351.037 2.948.568 TGTK không kỳ hạn/ tổng nguồn VHĐ 4,9 % 5,2 % 8,77 % 9,3 % TGTK có kỳ hạn/ tổng nguồn VHĐ 65,1 % 66,42 % 64,24 % 58,37 %

(Nguồn: bảng báo cáo thường niên Vietcombank Chi nhánh Bình Tây TP.HCM năm 2008, 2009, 2010)

Biểu đồ 2.5.1(e): Tỷ trọng từng phương thức thanh toán TGTK trên tổng nguồn 2.5.2 Nhận xét :

TGTK không kỳ hạn chỉ chiếm 4,9% (năm 2008) trên tổng nguồn trong khi đó TGTK có kỳ hạn lại chiếm 65,1% (năm 2008) trên tổng nguồn.

Năm 2009 TGTK không kỳ hạn đạt 5,2% trên tổng nguồn (tăng 0,3% so với năm 2008). TGTK có kỳ hạn đạt 66,42% trên tổng nguồn (tăng 1,32% so với năm 2008).

Năm 2010 TGTK không kỳ hạn chiếm 8,77% trên tổng nguồn (tăng 3,57% so với năm 2009). TGTK có kỳ hạn. TGTK có kỳ hạn chiếm 64,24% trên tổng nguồn (giảm 2,18% so với năm 2009).

Năm 2011 TGTK không kỳ hạn chiếm 9,3% trên tổng nguồn (tăng 0,53% so với năm 2010). TGTK có kỳ hạn. TGTK có kỳ hạn chiếm 58,37% trên tổng nguồn ( giảm 5,87% so với năm 2010).

Từ năm 2008_2011 tỷ trọng tiền gửi gửi thanh toán có xu hướng tăng nhanh có thể NH đã nhìn thấy được lợi nhuận thu từ loại hình tiền gửi và đã đưa ra nhiều chính sách hơn để thu hút khách hàng, còn tỷ trọng TGTK có xu hướng giảm, có thể do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường hiện nay.

Nhưng nhìn chung qua biểu đồ thì loại hình TGTK vẫn tăng và chiếm ưu thế hơn.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ

NHẰM NÂNG CAO VIỆC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NH VIETCOMBANK CHI NHÁNH BÌNH TÂY TP.HCM

3.1 Những thách thức đối với hoạt động của NH:

Thực hiện chủ trương nhà nước trong việc khuyến khích và thu hút đầu tư nước ngoài, NHNN đã cấp giấy phép cho các tổ chức tài chính và NH vào Việt Nam để hoạt động, các NH ngoại đang bắt đầu xâm chiếm sang lĩnh vực khách nội khi mà mọi rào cản các NH nước ngoài được tháo bỏ khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương Mại thế giới thì cũng chính là lúc cạnh tranh này càng gay gắt giữa các NH.

Trong khi các ngân hàng trong nước cạnh tranh khóc liệt để phát triển tín dụng, chạy đua lãi suất, thì các ngân hàng nước ngoài lại đi sâu phát triển các lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, kinh doanh vốn và thị trường ngoại hối... đó là vấn đề cấp bách mà hiện nay NH cần xem xét lại để đưa ra những chính sách và chiến lược phù hợp để phát triển lâu dài chứ không phải chỉ tập trung vào lợi nhuận nhất thời.

Ngoài ra lạm phát tăng cao, thị trường không ổn định cũng đã gây không ít khó khăn đến việc huy động vốn của NH.

3.2 Giải pháp tăng cường HĐV cho NH:

3.2.1 Định hướng, phát triển kế hoạch nguồn vốn phù hợp:

Điều đầu tiên là đánh giá chi tiết, phân tích tỉ mỉ, xử lý các thông tin về tình hình tỷ trọng, kết cấu trong tổng nguồn vốn mà NH huy động được cũng như đối thủ cạnh tranh ... từ tình hình thực tế như môi trường pháp lý, môi trường xã hội, tâm lý dân cư, môi trường cạnh tranh... để nhận thấy được những khó khăn vướng mắc mà NH gặp phải, đồng thời NH phải dự kiến được như cầu vốn cần sử dụng cho hoạt động kinh doanh trong thời kỳ sắp tới là bao nhiêu, và từ số vốn mà ngân hàng hiện có NH sẽ xác định được số vốn cần huy động trong thời gian kế tiếp. Nếu NH tăng lãi suất tiền gửi thì đồng thời phải tăng lãi suất cho vay, tuy nhiên điều đó sẽ đẩy các doanh nghiệp lâm vào tình trạng khó khăn khi đi vay vốn thế nên NH cần có những chính sách lãi suất vừa hấp dẫn vừa phù hợp:

_ Nâng lãi suất đối với loại hình tiền gửi trung và dài hạn, hạ thấp tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn. Đảm bảo lãi suất trung bình không tăng lên đối với toàn bộ nguồn vốn huy động.

_ Có biện pháp khuyến khích khách hàng duy trì số dư tài khoản với thời gian dài hơn thời hạn gửi ban đầu.

_ Lãi suất xây dựng phù hợp với từng đối tượng gửi tiền, từng khu vực dân cư và từng thời kỳ cụ thể. Ngoài ra lãi sấut còn được xây dựng dựa trên tình hình tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, biến động tỷ giá, quy định của NHNN ...

_ Lãi suất NH xây dựng phải tuân theo lãi suất cơ bản của NHNN, phải tuân theo biên độ dao động cho phép như thế NH sẽ vừa đảm bảo quyền lợi cho mình vừa đảm bảo quyền lợi cho KH.

3.2.2 Mở rộng mạng lưới hoạt động, đa dạng hóa sản phẩm:

_ Để huy động vốn nhiều hơn, ngân hàng cần phải đa dạng hóa các hình thức huy động cụ thể:

+ Đa dạng hóa các kỳ hạn gửi tiết kiệm. + Đa dạng hóa cách thức sử dụng vốn tại NH.

_ Mở rộng tiết kiệm cá nhân, phát hành séc cá nhân... các hình thức này giúp NH huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư với lãi suất thấp.

_ Mở rộng mạng lưới huy động vốn, mạng lưới quỹ tiết kiệm, phát tri63n các

Một phần của tài liệu Tình hình huy động tiền gửi tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh bình tây (Trang 31 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w