Tình hình phát triển thương mại giữa Việt Nam và

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 31 - 43)

Với những điều kiện và nền tảng thuận lợi như vậy, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Campuchia đã có những bước tiến vượt bậc. Trong giai đoạn 2001-2011, kim ngạch thương mại hai chiều đã tăng gần 17 lần, từ 169 triệu USD lên 2,83 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng trung bình là 23%/năm, riêng năm 2012 đạt khoảng 3,1 tỷ USD, cao hơn mục tiêu mà Chính phủ hai nước đã đề ra là 2,8 tỷ USD.

Những mong muốn của Lãnh đạo cấp cao hai nước đã được thể hiện bằng những hành động cụ thể. Đã có nhiều hiệp định, thỏa thuận tạo thuận lợi về kinh tế, thương mại được hai nước ký kết từ năm 1994 cho đến nay. Một số hiệp định quan trọng có thể kể đến như: Hiệp định về Hợp tác kinh tế thương mại (1994); Hiệp định về thành lập Ủy ban Hỗn hợp về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật (1994); Hiệp định Thương mại (1998); Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (2001); Hiệp định mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia (2001),

Hiệp định quá cảnh hàng hóa (2008)… và gần đây nhất là Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2012-2013 được ký ngày 17/2/2012. Theo Bản thỏa thuận, Việt Nam dành thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% cho 39 mặt hàng của Campuchia chủ yếu thuộc các nhóm hàng nông sản và giầy dép, trong đó có hai mặt hàng áp dụng hạn ngạch thuế quan là lá thuốc lá khô (hạn ngạch 3.000 tấn/năm) và gạo (hạn ngạch 300.000 tấn/năm). Đổi lại, Campuchia dành thuế suất nhập khẩu ưu đãi 0% cho 14 mặt hàng của Việt Nam thuộc các nhóm sản phẩm sữa, chè, cà phê, túi nhựa.

Kim ngạch xuất khẩu qua biên giới của Việt Nam sang Campuchia năm 2011 đạt 2,4 tỷ USD, tăng khoảng 55,1% so với năm 2010; 11 tháng đầu năm 2012 đạt 2,56 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2011. Cơ cấu hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia tương đối đa dạng, với những mặt hàng có kim ngạch lớn như xăng dầu, sắt thép, nguyên phụ liệu dệt may, nông lâm thủy hải sản, sản phẩm nhựa, vật liệu xây dựng, phân bón, dược phẩm, dụng cụ cơ khí và một số mặt hàng tiêu dùng hàng ngày như mỳ ăn liền, hóa mỹ phẩm, đồ gia dụng.

Kim ngạch nhập khẩu qua biên giới của Việt Nam từ Campuchia trong năm 2011 đạt 430 triệu USD, tăng khoảng 54,7% so với năm 2010, 11 tháng đầu năm 2012 đạt 430 triệu USD, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam nhập khẩu từ Campuchia chủ yếu là 4 mặt hàng: cao su, gỗ nguyên liệu, hạt điều nguyên liệu và sắn lát. Với cán cân buôn bán như vậy, Việt Nam đang là nước nhập khẩu lớn thứ tư của Campuchia (sau Trung Quốc, Thái Lan và vùng lãnh thổ Đài Loan)...

Năm Việt Nam xuất Việt Nam

nhập Tổng KN Mức tăng(%) XK chiếm%

2009 1,146,931,000 186,232,000 1,333,163,000 -18.7% 86% 2010 1,551,665,790 276,622,790 1,828,288,580 37.1% 84.8% 2011 2,406,826,665 429,598,765 2,836,425,430 55.1% 84.8% Kim ngạch buôn bán hàng năm với Việt Nam từ 2009 đến 2011 năm qua. (Đơn vị tính: USD)

(nguồn: Tổng cục Thống kê Việt Nam) Biểu đồ xuất nhập khẩu Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2011:

( đơn vị: tỷ USD)

Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Campuchia lớn hơn rất nhiều kim ngạch xuất khẩu từ Campuchia sang Việt nam giai đoạn 2009-2011.

Hiện nay, hàng hóa trao đổi chủ yếu giữa biên giới hai nước tại các cửa khẩu thuộc 2 tỉnh Tây Ninh và An Giang. Theo báo cáo, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu của riêng 2 tỉnh này chiếm gần 80% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của các tỉnh có chung biên giới với Campuchia. Chỉ tính riêng kim ngạch xuất nhập khẩu qua biên giới của tỉnh Tây Ninh năm 2012 đạt khoảng trên 1 tỷ USD, bằng trên 80% tổng kim ngạch xuất nhậpkhẩu biên giới của 10 tỉnh biên giới với Campuchia...

Trao đổi thương mại quốc tế không chỉ là trao đổi các hàng hóa mà còn là trao đổi các dịch vụ. Chính vì vậy mà trong những năm qua, Việt Nam và Campuchia cũng đã trao đổi với nhau trên nhiều lĩnh vực như văn hóa, y tế, giáo dục,….đặc biệt là về giáo dục. Việt Nam đã đào tạo ra rất nhiều cử nhân, thạc sỹ và tiến sĩ cho Campuchia.

Nghị định thư này được ký nhân chuyến thăm Campuchia hai ngày 25- 26/4/2011 của đoàn đại biểu Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam, nhằm thay thế nghị định thư về hợp tác và giáo dục giai đoạn 2006-2010 giữa hai nước được ký năm 2005. Trong cuộc hội đàm giữa hai đoàn đại biểu giáo dục trước lễ ký, hai bên đã đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị định thư giai

đoạn 2006-2010; theo đó từ năm 2006 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 1.167 lưu học sinh Campuchia, trong đó số sinh viên sau đại học chiếm khoảng 20- 25%; phía Campuchia hàng năm cũng cấp học bổng cho 10-15 sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học của Campuchia.

Về phát triển thương mại biên giới hàng năm, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đều phối hợp tổ chức Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia. Kể từ Hội nghị Hợp tác phát triển thương mại biên giới Việt Nam - Campuchia lần thứ 3 tại thành phố Tân An, tỉnh Long An ngày 6/5/2010 và hội nghị lần thứ 4 diễn ra từ ngày 27-30/11/2011 tại tỉnh Kongpong Cham, Campuchia, đến nay hai bên đã đạt được một số kết quả hợp tác như sau: Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương mại Campuchia đã phối hợp nghiên cứu hoàn chỉnh Dự án Xây dựng chợ biên giới thí điểm Việt Nam - Campuchiatại Khu kinh tế đặc biệt Thary Kampong Cham (thuộc tỉnh Kampong Cham - Campuchia), dự án này đã được Chính phủ hai Bên thống nhất cho khởi công xây dựng bắt từ năm 2012 tại Biên bản thoả thuận Kỳ họp lần thứ 12 Uỷ ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia về hợp tác kinh tế, văn hoá, kỹ thuật ngày 23/8/2011 tại Hà Nội. Tháng 10/2012 vừa qua Bộ Công Thương Việt Nam cũng đã phê duyệt Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm 2020…

Bộ Thương mại Việt Nam đánh giá, mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia tăng khá cao nhưng chủ yếu là xăng dầu tái xuất, các sản phẩm hàng hóa chế tạo mà Việt Nam có nhiều tiềm năng thì xuất khẩu vẫn chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật, thương mại tại khu vực các cửa khẩu nhìn chung còn thấp kém và lạc hậu như thiếu trung tâm thương mại, kho hải

quan, hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm; các hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống thanh toán còn thiếu và yếu. Hiện nay, công tác hỗ trợ xúc tiến thương mại còn yếu kém, chưa có sự khảo sát thị trường nghiêm túc, thiếu thông tin về cơ hội thương mại và đầu tư. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan đã liên kết, xây dựng hệ thống phân phối tại thị trường này rất tốt và là đối thủ nặng ký trong thời gian tới đây, khi các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này.

Đánh giá của Bộ Thương mại cũng cho thấy, các doanh nghiệp đã mạnh dạn mở cửa hàng tại Campuchia để trực tiếp phân phối hàng hóa, nhưng còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành được mạng lưới phân phối. Những doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp thương mại mạnh chưa xâm nhập thị trường này do môi trường pháp luật còn thiếu minh bạch, thủ tục phiền hà...

Cũng do nền công nghiệp sản xuất của Campuchia còn yếu kém, nhiều mặt hàng tiêu dùng phải nhập khẩu. Thế nhưng, năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn rất thấp so với hàng hóa của các nước trong khu vực. Trước đây, khi sản xuất trong nước còn yếu, chính Campuchia là một địa điểm trung chuyển hàng hóa các nước như Thái Lan... đưa vào Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã tăng các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường và ngày càng tăng mạnh.

3.2.3 Định hướng phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

Những mục tiêu quan trọng để phát huy hơn nữa vai trò của hợp tác thương mại biên giới, Việt Nam – Campuchia.

Để phát huy hơn nữa vai trò của hợp tác thương mại biên giới trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của mỗi nước, lãnh đạo cấp cao hai nước đã đề ra các mục tiêu như: hoàn thành chức năng, nhiệm vụ là cầu nối cho giao lưu kinh tế - thương mại, văn hóa - xã hội giữa hai nước, hai bên cần thường xuyên trao đổi ý kiến, thống nhất đề xuất những nội dung và biện pháp nhằm tăng cường hợp tác chặt chẽ hơn nữa trong thời gian tới, đồng thời phối hợp nghiên cứu, kiến nghị với Chính phủ hai nước trong việc ban hành những cơ chế, chính sách mới ngày càng hoàn thiện hơn. Ngoài ra từ phía các DN Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu, đặc biệt các mặt hàng tiêu dùng của Việt Nam, vì đây là nhóm hàng rất phù hợp với thị trường Campuchia. Nhà nước cần có chính sách hợp lý để khuyến khích nhập khẩu nhóm mặt hàng nông lâm sản phục vụ công nghiệp chế biến hàng xuất khẩu trong nước.

Để khai thác hiệu quả

Mới đây nhất, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có chuyến thăm chính thức Campuchia, trong chuyến thăm này, Thủ tướng đã khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là coi trọng và mong muốn tăng cường phát triển quan hệ với Campuchia và hai bên cũng đã nhất trí đưa hợp tác song phương ngày càng đi vào thực chất trên một số lĩnh vực như: nông nghiệp, thủy điện, khai thác khoáng sản, dầu khí, trồng cao su, du lịch. Hai bên cũng đẩy mạnh việc tăng cường giao lưu và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục đào tạo, y tế giữa các địa phương có chung đường biên giới.

Trong giai đoạn 2007-2015, Bộ Thương mại xác định triển vọng thương mại giữa hai nước là hết sức khả quan. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế của hai nước, mối quan hệ chính trị ngày càng thắt chặt và hành lang pháp lý

ngày càng đầy đủ, sức mua của 14 triệu dân Campuchia vốn không đòi hỏi quá cao về chất lượng hàng hóa mà chỉ chú trọng giá cả, là một thị trường tiềm năng đáng kể. Do vậy, từ nay đến năm 2010, dự kiến kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tăng bình quân 27%/năm, đến năm 2010 đạt 2,31 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất qua Campuchia trên 1 tỷ USD (không tính kim ngạch tái xuất xăng dầu). Trong giai đoạn 2011-2015, phấn đấu mức tăng trưởng kim ngạch xuất nhập khẩu trung bình 25%/năm, đến năm 2015 đạt 6,55 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất sang Campuchia khoảng 3,35 tỷ USD, nhập khẩu từ thị trường này 1,3 tỷ USD.

Để thâm nhập thị trường Campuchia, Bộ Thương mại khuyến cáo nên sử dụng một số hình thức có thể áp dụng là xuất nhập khẩu trực tiếp với các khách hàng Campuchia, xây dựng hệ thống đại lý, gia công quốc tế và sản xuất theo đơn đặt hàng, đấu thầu quốc tế cho các dự án mua sắm của Chính phủ và cung cấp thiết bị cho xây dựng cơ sở hạ tầng... Một trong những phương thức mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể thâm nhập sâu và tạo dựng chỗ đứng vững chắc tại thị trường Campuchia là mở các siêu thị với quy mô thích hợp ở các trung tâm thương mại lớn của Campuchia, trên cơ sở này nâng dần số lượng và mở rộng quy mô cũng như phạm vi hoạt động trong thời gian tới.

Hơn nữa, cũng cần tăng cường trao đổi trên lĩnh vực văn hoá nhằm làm tăng thêm những hiểu biết về văn hoá của hai nước lẫn nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại phát triển bền vững hơn nữa.

Lãnh đạo TPHCM rất chú ý đến quan hệ hợp tác thương mại và đầu tư, đặc biệt chú trọng khai thác thị trường khá sớm. Từ năm 2005, Văn phòng đại diện hàng Việt Nam tại Campuchia, do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư TPHCM phụ trách, đã triển khai nhiều hoạt động tích cực nhằm đưa hàng hóa vào thị trường này, như: hỗ trợ doanh nghiệp khảo sát thị trường, quảng bá sản phẩm, thu thập thông tin về nhu cầu thị trường, đăng ký bảo hộ logo hàng Việt Nam chất lượng cao... Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao tại Phnôm Pênh được tổ chức hàng năm đã thu hút hàng trăm ngàn lượt khách tham dự, góp phần củng cố vị trí hàng Việt Nam tại thị trường này. Từ tháng 1-2005, TPHCM đã giúp Phnôm Pênh tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư vào Campuchia tại TPHCM. Tại hội nghị đã có 7 hợp đồng thỏa thuận hợp tác, bản ghi nhớ... được ký kết với tổng giá trị trên 19 triệu USD.

Tuy nhiên, để tới đây khai thác thị trường Camphuchia hiệu quả, nhiều vấn đề cần được xem xét, xử lý để tránh các thiệt hại và rủi ro (vì luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu minh bạch và tham nhũng còn phổ biến) cũng như tăng cường khả năng hoạt động của doanh nghiệp, các thông tin về thị trường cần được cung cấp. Chính phủ cần quan tâm rà soát lại các điểm không phù hợp với những hiệp định đã ký và bổ sung các điểm mới như trao đổi văn hóa, thông tin, du lịch... để tạo hành lang pháp lý đối với các hoạt động của doanh nghiệp.

Đặc biệt, cần nhanh chóng xây dựng hệ thống thanh toán qua ngân hàng cho hàng hóa xuất nhập khẩu và đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại. Bộ Thương mại có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng Trung tâm thương mại Việt Nam và hỗ trợ doanh nghiệp thiết lập đại diện thương mại tại Campuchia;

quan tâm nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng mạng lưới kinh doanh của Thái Lan hoạt động rất hiệu quả tại thị trường này để phổ biến cho doanh nghiệp Việt Nam học tập; cung cấp định kỳ thông tin thị trường cho các sở thương mại địa phương để các sở hỗ trợ doanh nghiệp trong nước định hướng phát triển thị trường.

Ngoài ra, các bộ ngành có liên quan cần đối chiếu lại quy định của WTO để xây dựng các cơ chế hỗ trợ tín dụng và bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt Nam để tránh vi phạm các cam kết quốc tế mà chúng ta đang tham gia.

Nhìn chung, hoạt động hợp tác thương mại biên giới trong thời gian qua đã góp phần củng cố và phát triển quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác toàn diện giữa hai nước Việt Nam - Campuchia, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội, cải thiện đời sống xã hội, tạo điều kiện giải quyết việc làm, nâng cao dân trí, củng cố an ninh quốc phòng tại khu vực biên giới. Hoạt động thương mại tại biên giới hai nước Việt Nam và Campuchia giúp thị trường mở rộng, thu hút nhiều DN tham gia, nhu cầu hàng hóa xuất nhập khẩu ngày càng đa dạng; chính sách, thỏa thuận mới tiếp tục được bổ sung, thủ tục hành chính được hai bên quan tâm cải thiện, tạo môi trường thông thoáng thuận lợi cho trao đổi hàng hóa qua biên giới; cơ sở hạ tầng cửa khẩu, hạ tầng thương mại được Chính phủ hai nước quan tâm đầu tư, nâng cấp; công tác chống buôn lậu được chính quyền địa phương và các cấp quan tâm, phối hợp ngăn chặn hiệu quả.

KẾT LUẬN

Hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế là vấn đề không chỉ của Campuchia mà của nhiều nền kinh tế trên thế giới. Đối với các nước đang phát triển , nội dung và cách thức hoàn thiện đặt ra những yêu cầu cần giải quyết và nhận thức mối quan hệ giữa tự do hoá thương mại và bảo hộ mậu dịch, hoàn thiện các công cụ của chính sách thương mại quốc tế, và đặc biệt là phối hợp hoàn thiện chính sách thương mại quốc tế.

Với tư cách là một nước đang phát triển, việc gia nhập ASEAN và WTO đã

Một phần của tài liệu chính sách thương mại quốc tế của campuchia và khả năng hợp tác với việt nam (Trang 31 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w