VÀ KHẢ NĂNG HỢP TÁC VỚI VIỆT NAM
3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦACAMPUCHIA CAMPUCHIA
Campuchia chú trọng quan hệ với các nước lớn, các nước tài trợ, các nước láng giềng; tăng cường quan hệ mọi mặt, nhất là kinh tế - thương mại với Trung Quốc; tiếp tục tranh thủ Mỹ; thoả thuận giải quyết xong vấn đề biên giới trên bộ trong năm 2006 với Thái Lan, xúc tiến giải quyết vấn đề biên giới với Lào.
Từ các thực trạng phát triển thương mại quốc tế của Campuchia như đã phân tích ở trên, có thể rút ra một vài định hướng chính sách phù hợp cho Campuchia như sau:
Thứ nhất, Campuchia cần phải tập trung định hướng các hoạt động xuất/nhập khẩu phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững.
- Về mặt xuất khẩu, cần hạn chế khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như các hoạt động chế biến gây tác hại nặng lên môi trường. Bên cạnh đó, cần khuyến khích và tạo điều kiện cho các mặt hàng xuất khẩu thân thiện với môi trường. Ví dụ, dựa trên thế mạnh nông nghiệp truyền thống, có thể định hướng/hỗ trợ cho các hoạt động sản xuất thực phẩm hữu cơ (organic foods) để xuất khẩu vào các thị trường đầy tiềm năng. Sản xuất thực phẩm hữu cơ vừa thân thiện với môi trường vừa có giá trị xuất khẩu cao hơn.
- Về mặt nhập khẩu, cần phải tránh các công nghệ cũ đang bị các nước khác loại bỏ và tìm cách bán tháo. Bên cạnh đó, cần khuyến khích nhập khẩu các công nghệ phục vụ cho quá trình phát triển các ngành công nghiệp phù hợp với phát triển bền vững, chẳng hạn như điện gió và năng lượng mặt trời.
Thứ hai, trong các nỗ lực mở rộng giao thương thông qua con đường ký kết các hiệp định thương mại tự do song phương, Campuchia cần chú tâm (a) chọn lựa những đối tác vừa có thể đưa lại lợi ích thương mại và vừa phục vụ mục tiêu chiến lược ngoại giao như Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan… (b) đòi hỏi đối tác xóa bỏ những rào cản đối với các mặt hàng mà mình đang có lợi thế so sánh và để đáp lại thì có thể nhượng bộ mạnh tay hơn đối với các mặt hàng đã bị hàng nhập khẩu các nước khác chiếm lĩnh.
Thứ ba, Campuchia cần sử dụng các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá, và chống bán trợ giá để bảo vệ quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất trong nước khi tình thế đòi hỏi phải như thế. Theo đó, Chính phủ cần tạo điều kiện thông tin tốt về ba biện pháp này để các nhà sản xuất trong nước nắm rõ luật lệ nhằm tạo ra những áp lực cần thiết khi họ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề của nhập khẩu ồ ạt.
Ngoài ra, Chính phủ Campuchia cần quan tâm đến luật pháp cũng như các chính sách của mình để tạo môi trường thuận lợi nhất cho thương mại quốc tế phát triển, hạn chế mức tối đa những tranh chấp, kiện tụng trong thương mại quốc tế.