Cà phê mít (Liberia)

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ HIỆN NAY, CÁC GIỐNG CÀ PHÊ, CẤU TẠO QUẢ CÀ PHÊ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ PHÊ QUẢ KHÔ potx (Trang 27 - 42)

Cà phê mít phát hiện đầu tiên năm 1902 ở xứ Ubagui – Chari thuộc Trung Phi (tên khoa học: Coffea Liberica, đồng nghĩa Coffea excelsa thuộc họ Thiến thảo)

Tại Việt Nam cây trồng chủ yếu ở các tỉnh như Nghệ An, Gia Lai, Kon Tum là những tỉnh có điều kiện phù hợp cho phát triển cây công nghiệp nhưng không hoàn toàn thuận lợi cho cà phê phát triển. Đây cũng chính là lý do Đắk Lắk và nhất là Buôn Ma Thuột vốn được xem là thủ phủ cà phê nhưng lại có rất ít diện tích trồng loại cà phê này.

Hình 2.3. Cà phê mít (Liberia)

Ở Tây nguyên, Cà phê mít thường nở hoa và thu hoạch muộn hơn các loài cà phê khác do đặc điểm là nở hoa nhờ nước mưa, quả thường thu hoạch vào tháng 12 âm lịch, sau khi các loài cà phê khác đã thu hoạch xong. Cây thường được trồng thuần loài hay làm đai rừng chắn gió cho các lô cà phê vối, thường trồng thành hàng với khoảng cách 5- 7m một cây.

Đặc điểm: Cây cao khoảng 10m, nếu gặp điều kiện thuận lợi có thể cao tới 20m, cành lá mọc thành tán tròn hoặc hình chóp nón. Cây cao 2m -5m. Thân, lá và quả đều to,

20

khác biệt hẳn các loại cà phê khác. Do lá to, xanh đậm nhìn xa như cây mít nên gọi là cà phê mít là vì vậy. . Trái chín muộn, chứa hàm lượng caffein khoảng 2% hạt, có vị chua. Cho trái khoảng 30-40 năm. Độ cao trồng thích hợp dưới 800m, nhiệt độ trung bình 26o- 30oC, lượng mưa trên 1000mm, cần nhiều ánh sáng mặt trời. Cây dễ trồng, ít sâu bệnh, chịu hạn tốt nên thường trồng quảng canh, tuy nhiên do năng suất kém, chất lượng không cao (có vị chua) nên không được ưa chuộng và phát triển diện tích. Một cây cà phê mít 15-20 tuổi, nếu tốt có thể thu hoạch từ 100kg -200kg cà phê tươi. Do đặc tính chịu hạn và có sức chống chọi với sâu bệnh cao nên hiện cà phê mít được dùng làm gốc ghép cho các loại cà phê khác rất được các nhà vườn ưa chuộng. Hạt cà phê mít thường được trộn vào với cà vối, cà chè khi rang xay để tạo hương vị.

Cảm quan: Hạt cà phê vàng, sáng bóng rất đẹp. Khi pha tạo ra mùi thơm thoang thoảng, đặc biệt là vị chua của mít tạo ra một cảm giác thật sảng khoái vô cùng đặc trưng. Tuy nhiên, cà phê mít không mấy hợp khẩu vị với người Việt Nam.

2.2. Cấu tạo của quả cà phê

Hình 2.4. Cấu tạo quả cà phê

2.2.1. Vỏ quả

Vỏ quả là lớp màng mỏng, dai chiếm khoảng 20 – 23% khối lượng quả. Bên trong là lớp mang màu, khi quả xanh lớp mang màu là chlorophyll màu xanh, khi quả chín lớp mang màu là anthoxian màu đỏ. Bên ngoài quả được phủ một lớp sáp mỏng có tác dụng chống thoát ẩm, lớp này mất dần khi quả chín.Tùy từng chủng loại mà lớp vỏ ngoài cùng

21

có màu đỏ, đỏ sẫm hoặc vàng và độ mềm khác nhau. Vỏ quả cà phê chè mềm hơn cà phê vối và cà phê mít.

Thành phần trong vỏ quả:

Bảng 2.1. Thành phần hóa học trong vỏ quả

Thành phần Hàm lượng Cellulose 63.2 %

Lignin 17.7 %

Đường khử 12.4 %

Protein 10.1 %

Còn lại với 18 loại acid amin, các loại khoáng vi lượng…

2.2.2. Vỏ thịt

Là phần kế tiếp của vỏ quả, lớp khá dày (1.5 – 2mm) gồm những tế bào mềm chiếm khoảng 43 – 45% khối lưởng quả. Khi quả chưa chín thì lớp thịt vỏ có tác dụng dự trữ chất dinh dưỡng và cung cấp dinh dưỡng cho hạt phát triển. khi quả chín lớp thịt chuyển qua giai đoạn phân giải. Phần vỏ thịt chứa nhiều đường và pectin Emzyme pectinase phân giải pectin trong quá trình lên men và lên men đường làm cho pH dao động trong khoảng 5.6 – 6.4.

2.2.3. Vỏ trấu

Vỏ trấu hay còn được gọi là vỏ thóc, vỏ cứng chiếm 6 -7.5% khối lượng quả. Lớp vỏ trấu cứng thực chất là một màng bán thấm có nhiệm vụ bảo vệ cho nhân. Vỏ trấu khô của cà phê chè dễ đập vỡ hơn so với cà phê vối và cà phê mít. Thành phần trong vỏ trấu chủ yếu là cellulose , muối khoáng một lượng chất béo và một ít caffeine (0.4% ).

2.2.4. Vỏ lụa

Nằm dưới lớp vỏ trấu, mỏng, mềm nằm sat nhân. Vỏ lụa thực chất là màng bán thám tinh. Tùy chủng loại mà vỏ lụa có những màu sắc khác nhau.

22

Bảng 2.2. Màu sắc của vỏ lụa theo chủng loại cà phê

Cà phê Màu sắc

Chè Trắng bạc, rất mỏng, dễ bong Vối Nâu nhạt, bám rất chắc vào nhân (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

mít Vàng nhạt và cũng bám rất chắc vào nhân.

2.2.5. Nhân

Lớp tế bào phần ngoài của nhân cứng, có những tế bào nhỏ, trong có chứa những chất dầu. Phía trong có những tế bào lớn và mềm hơn, nhân chiếm khoảng 30% khối lượng quả. Nhân của một quả thường có từ 1, 2 hoặc 3 nhân. Thông thường chỉ có 2 nhân, bên trong nhân là phôi và nhũ, phôi chứa rẽ và mầm, nhũ chứa toàn bộ chất dinh dưỡng.

2.3. Một số thành phần hóa học chính của quả cà phê

Hạt cà phê xanh giàu glucid và lipid, glucid chiếm hơn 50%, phần lớn là các polysacaride. Thành phần hóa học của cà phê phụ thuộc vào chuẩn loại, độ chín, điều kiện canh tác, phương pháp chế biến và bảo quản. thành phần hóa học trong hạt cà phê có ảnh hưởng rất quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng nếm thử cảm quan. Sau đây là một số thành phần quan trọng trong cà phê.

2.3.1. Nước

Trong nhân cà phê đã sấy khô có khoảng 10 – 12% nước ở dạng liên kết. Sâu khi rang hàm lượng nước trong cà phê còn khoảng 2.7%. Hàm lượng nước trong cà phê ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cà phê. Nếu độ ẩm cao, vi sinh vật dễ phát triển và hương cà phê dễ bị tổn thất.

2.3.2. Chất khoáng

Hàm lượng chất khoáng trong cà phê khoảng 3-5% , chủ yếu là kali, nitơ magie, photpho, clo. Ngoài ra còn thấy nhôm, sắt, đồng, iod, lưu huỳnh… Những chất này ảnh

23

hưởng không tốt đến mùi cà phê. Chất lượng cà phê cao khi hàm lượng chất khoáng càng thấp và ngược lại.

2.3.3. Glucide

Chiếm khoảng ½ tổng số chất khô, đại bộ phận không tham gia vào thành phần nước uống mà chỉ cho màu và vị caramen. Đường có trong cà phê do trong quá trình thuỷ phân dưới tác dụng của axit hữu cơ và enzyme thuỷ phân hàm lượng saccharose có trong cà phê phụ thuộc vào mức độ chín, quả càng chín thì hàm lượng saccharose càng cao. Saccharose bị caramen hoá trong quá trình rang nên sẽ tạo hương vị cho nước cà phê. Hạt cà phê còn chứa nhiều polysaccharide nhưng phần lớn bị loại ra ngoài bã cà phê sau quá trình trích ly.

2.3.4. Protein

Hàm lượng protein trong cà phê không cao nhưng nó đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hương vị của sản phẩm. Bằng phương pháp thuỷ phân, người ta thấy trong thành phần protein của cà phê có những axit amin sau: cysteine, alanine, phenylalanine, histidine, leucine, lysine, derine …. Các axit amin này ít thấy ở trạng thái tự do, chúng thường ở dạng liên kết.

Khi gia nhiệt, các mạch polypeptit bị phân cắt, các axít amin được giải phóng ra tác dụng với nhau hoặc tác dụng với những chất tạo mùi và vị cho cà phê rang. Trong số các axit amin kể trên đáng chú ý nhất là những axít amin có chứa lưu huỳnh như cystein, methionine và proline, chúng góp phần tạo nên hương đặc trưng của cà phê sau khi rang. Đặc biệt, methionine và proline có tác dụng làm giảm tốc độ oxi hoá các chất thơm, làm cho cà phê rang giữ được mùi vị khi bảo quản .

Trong quá trình chế biến chỉ có một phần protein bị phân giải thành axit amin, còn phần lớn bị biến thành hợp chất không tan. Lần đầu tiên các nhà khoa học ở Brazil phát hiện ra protein trong hạt cà phê có thể giết chết sâu bọ, côn trùng  ứng dụng làm thuốc trừ sâu.

24

2.3.5. Lipide

Hạt cà phê chứa lượng cà phê khá lớn (10-13%). Lipid trong cà phê gồm chủ yếu dầu và sáp. Trong đó sáp chiếm 7-8% tổng lượng lipid, còn dầu chiếm 90% gồm trigliceride và diterpene là dạng este của acid bão hòa, nhất là panmitic, behenic, arachidic. Các diterpene này rất nhạy với acid, nhiệt và ánh sáng. Hàm lượng diterpene giảm đi trong quá trình bảo quản cũng như quá trình rang có thể là do tạo thành các terpnene bay hơi, naphtalene và quinoline..

Trong quá trình chế biến, lipid bị biến đổi, song một phần axit béo tham gia phản ứng dưới tác dụng của nhiệt độ cao tạo nên hương thơm cho sản phẩm, lượng lipid không bị biến đổi là dung môi tốt hoà tan các chất thơm. Khi pha cà phê thì chỉ một lượng nhỏ lipid đi vào nước còn phần lớn lưu lại trên bã.

2.3.6. Cacbonhydrate

Hàm lượng hydratcarbon trong cà phê khô khoảng 60%. Phần lớn là các polysaccharide hòa tan hoặc không hòa tan trong nước và một phần nhỏ là các đường saccharose, glucose...

Trong quá trình rang các hydratcarbon biến đổi nhiều, chúng có thể phân hủy thành các hợp chất khác nhau hoặc biến mất hầu như hoàn toàn.

Các đường khử tham gia một số phản ứng tạo màu và mùi cho cà phê rang. Các polysaccharide không hòa tan trong nước, chúng tạo nên những thành tế bào của hạt cà phê và sau khi pha trở thành bã cà phê.

2.3.7. Các acid

Đại diện quan trọng nhất của nhóm acid là các loại acid chlorogenic. Đây là những loại acid đặc trưng đối với cà phê. Trong quá trình rang các acid bị phân hủy 30 – 70%, sau khi rang có sự hình thành một số acid dễ bay hơi. Tất cả các acid này đều góp phần tạo vị chua của cà phê. Ngoài ra phát hiện chất gây kết tủa và vị đắng trong cà phê đã được quy cho các axit dicaffeoylquinic, chứ không phải là axit monocaffeoylquinic.

25

McCamey đã tìm thấy Quinic acid - một sản phẩm phát sinh từ các axit chlorogenic - một nhân tố chính gây vị đắng và đây là nguyên nhân chính khiến cà phê có vị đắng.

2.3.8. Alkaloid (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong cà phê có các alkaloid như cafein, trigonulin, colin. Trong đó quan trọng và được nghiên cứu nhiều hơn cả là cafein và trigonulin.

Cafein

Cafein là một alkacoid chứa đạm, có công thức C8H10O2N4.H2O chiếm từ 1-3% phụ thuộc vào chủng loại, điều kiện khí hậu, điều kiện canh tác. Hàm lượng cafein thấp hơn trong chè nhưng nó kích thích hệ thần kinh với thời gian dài hơn vì khi uống cà phê tốc độ lưu thông của máu không tăng lên nên cafein thải ra ngoài chậm, mặt khác khi pha cà phê trong nước, cafein được giải phóng hoàn toàn ở trạng thái tự do , không hình thành những chất có khả năng kết.

Trigonellin

Còn được gọi acid metyl betanicotic: C H NO7 7 2 là ankanoit không có hoạt tính sinh lý, ít tan trong rượu etylic, không tan trong clorofoc và ete, tan nhiều trong nước nóng, nhiệt độ nóng chảy là 2180C.

Tính chất chú ý nhất của trigonellin là dưới tác dụng của nhiệt độ cao nó bị thủy phân khoảng 75% tạo thành acid nicotic (tiền vitamin PP). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy trong cà phê nhân không có acid nicotic nhưng nó được hình thành trong quá trình gia nhiệt trong đó sự nhiệt phân trigonellin giữ vị trí quan trọng.

26

Chương 3. KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ PHÊ QUẢ KHÔ 3.1. Sản xuất cà phê quả khô

Là một công nghệ giản đơn, chỉ có một công đoạn chính là làm khô quả cà phê tươi đến một mức độ nhất định.

Cà phê quả khô: Cà phê quả tươi sau khi được làm khô (phơi, sấy).

3.2. Kỹ thuật sản xuất (sơ đồ, quy trình)

Sơ đồ sản xuất cà phê quả khô

3.2.1. Mục đích, yêu cầu Mục đích: Mục đích:

Đưa quả cà phê tươi về độ ẩm an toàn cho bảo quản. Việc làm khô quả cà phê cũng làm vỏ quả khô cứng tạo thành lớp vỏ bảo vệ cho nhân cà phê, đồng thời cũng dễ vỡ và tách khỏi nhân khi có lực va đập vào.

Yêu cầu:

Nguyên liệu (cà phê quả tươi)

Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng tầm chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.

27

Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín ít nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.

Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.

Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30 – 40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24 giờ.

Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…

Sản phẩm

Độ ẩm của quả cà phê đạt khoảng 12%. Phần bên ngoài quả gồm vỏ quả, thịt quả và lớp vỏ trấu khô trở nên cứng, giòn, có màu nâu đen.

3.2.2. Phương pháp làm khô 3.2.2.1. Phương pháp phơi

Cà phê cần được phơi khô ngay sau khi thu hoạch. Để chất lượng cà phê tốt, quá trình phơi phải đạt các yêu cầu:

Sân phơi: theo tiêu chuẩn quốc tế, diện tích sân phơi cho đủ lượng cà phê quả được tính theo công thức bằng (Tổng số gốc cà phê thu hoạch trong đợt) chia 20. Cấu trúc sân phơi phải đảm bảo: nền tráng xi măng, nền gạch hoặc trải bạt và có độ dốc từ 2  3 sao cho nước dễ thoát, không bị đọng.

Kỹ thuật phơi: quả cà phê được trải thành lớp dày 5  6 cm và đảo 4  5 lần mỗi ngày tùy theo độ nắng để cà phê khô đều. Trong quá trình phơi tránh gặp nước do mưa hoặc thấm ướt do sương.

Kết thúc quá trình phơi, quả cà phê khô thường có lớp vỏ bên ngoài cứng, màu nâu đen, độ ẩm <13% là đạt yêu cầu. Để xác định thời điểm kết thúc quá trình phơi, người nông dân thường dùng phương pháp cảm quan: lắc một nắm quả và nghe tiếng kêu rõ,

28 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

giòn, trong là cà phê đạt yêu cầu. Hiện nay trong chế biến cà phê, người ta thường dùng máy xác định độ ẩm nhanh để đảm bảo chính xác.

Hình 3.1. Sân phơi cà phê

Ưu và nhược điểm: Ưu điểm:

 Không tốn công xay tươi, cà phê ít bị đen nếu lỡ có gặp mưa (nhưng cũng không chống chọi với thời tiết mưa kéo dài).

 Nếu được phơi trên sân có khả năng rút nước tốt khả năng bị đen do gặp mưa là thấp hơn so với xay dập ra rồi phơi.

Nhược điểm:

 Thời gian phơi kéo dài, rất tốn công bảo vệ và cày đảo

 Càng kéo dài thời gian nằm trên sân thì càng có nguy cơ gặp mưa, mỗi lần nhiểm nước mưa lại phải tốn thêm vài ba ngày cho việc cày đảo phơi khô.

 Nguy cơ thất thoát cao do bị trộm và nước mưa đẩy trôi tại những vùng dốc.

Khi gặp đợt được giá thì cũng chưa kịp khô để bán, chờ đến khi khô thì cà phê đã có tràn lan.

29

3.2.2.2. Phương pháp sấy

Để khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu điểm của phương pháp phơi, chúng ta có thể dùng phương pháp sấy không bị phụ thuộc vào thời tiết, dùng nguyên liệu đốt chính là vỏ cà phê khô xay ra,củi hoặc than đá , giúp rút ngắn thời gian làm khô sản phẩm chủ động được độ ẩm để bảo quản, chất lượng sản phẩm tốt. Tuy nhiên, phải đầu tư máy và tốn chi phí sấy.

3.3. Thiết bị

3.3.1. Lò sấy tĩnh (phù hợp với phần lớn bà con nông dân)

Cấu tạo: giàn sấy được xây bằng gạch hoặc đắp bằng đất sét , khung hình vuông hoặc hình chữ nhật , bề mặt giàn sấy làm bằng tấm kim loại hoặc lưới kim loại . Nếu chất

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI: LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÀ PHÊ, TÌNH HÌNH SẢN XUẤT TIÊU THỤ CÀ PHÊ HIỆN NAY, CÁC GIỐNG CÀ PHÊ, CẤU TẠO QUẢ CÀ PHÊ VÀ KỸ THUẬT SẢN XUẤT CÀ PHÊ QUẢ KHÔ potx (Trang 27 - 42)