So sánh kết quả phát hiện MBV trên mẫu tôm giống và tôm thịt bằng phương

Một phần của tài liệu Tài liệu SO SÁNH KẾT QUẢ PHÁT HIỆN MONODON BACULOVIRUS TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM MALACHITE GREEN, NHUỘM HAEMATOXYLIN VÀ EOSIN, POLYMERASE CHAIN REACTION docx (Trang 36 - 44)

phương pháp nhuộm MG, nhuộm H&E và PCR

So sánh kết quả phát hiện MBV bằng 3 phương pháp nhuộm nhanh, mô học truyền thống và PCR ở 30 mẫu tôm giống (Bảng 4.1) cho thấy có 8/30 mẫu (chiếm 27%) đều cho kết quả dương tính ở cả 3 phương pháp. Trong đó, ở

phương pháp nhuộm nhanh có 5/30 mẫu nhiễm với cường độ nặng (nhiễm +++) và 3/30 mẫu nhiễm trung bình (nhiễm ++), riêng phương pháp mô học có 7/8 mẫu nhiễm nhẹ (nhiễm +) và 1/8 mẫu nhiễm trung bình (nhiễm ++). 8 mẫu này được kiểm chứng lại bằng phương pháp PCR đều cho kết quả dương tính.

Mặt khác, 22/30 mẫu (chiếm 73%) còn lại thì cho kết quả không đồng nhất khi phát hiện bệnh bằng 3 phương pháp này. Ở phương pháp nhuộm nhanh có 12/22 mẫu nhiễm nhẹ (nhiễm +), 2/22 mẫu nhiễm nặng và 88 mẫu nhiễm trung bình. Riêng phương pháp mô học thì 22 mẫu này hầu như không quan sát thấy thểẩn (16/22 mẫu thấy tế bào gan tụy bình thường và 6/22 mẫu không

đọc được kết quả). Trong khi đó, ở phương pháp PCR có 15/22 mẫu dương tính.

Sở dĩ trong 22 mẫu còn lại có sự sai khác giữa 3 phương pháp có thể là do 2 lý do sau:

Thứ nhất là khi kiểm tra mẫu tôm giống là kiểm tra ở mức độ quần thể nên khi tiến hành phương pháp nhuộm nhanh có thể thực hiện ở những cá thể tôm nhiễm bệnh nặng nhưng khi trữ mẫu lại để tiến hành tiếp 2 phương pháp còn lại thì có thể thực hiện ở những cá thể nhiễm nhẹ hoặc không nhiễm.

Thứ hai là có thể là do kỹ thuật phân tích của người thực hiện phương pháp chưa cao chẳng hạn như ở phương pháp nhuộm MG nếu người kỹ thuật viên chưa có kinh nghiệm trong quá trình quan sát mẫu sẽ rất dễ nhầm lẫn giữa thể ẩn và giọt dầu, hay ở phương pháp nhuộm H&E nếu không cẩn thận trong bất kỳ khâu nào của phương pháp như, cắt mẫu, nhuộm mẫu... thì mẫu mô sẽ

không đọc được kết quả. Mặc khác, ở phương pháp PCR do sử dụng bộ kít Nam Khoa nên kết quả chỉ biết được là mẫu nhiễm dương tính hay âm tính chứ không thể nhận biết được mức độ nhiễm của mẫu là nặng hay nhẹ. Bên cạnh đó, bộ kít này thực hiện với số lượng tôm giống nhiều (50-70 tôm/mẫu) và sử dụng phương pháp ly trích thô để phát hiện bệnh nên còn lẫn nhiều tạp chất do đó cho kết quả phát hiện cũng chưa cao lắm.

Qua kết quả phát hiện MBV bằng 3 phương pháp này ở 11 mẫu tôm thịt (Bảng 4.2) cho thấy có 3 mẫu dương tính ở phương pháp nhuộm MG và PCR, còn ở

phương pháp nhuộm H&E thì hoàn toàn thấy tế bào gan tụy bình thường. Nguyên nhân dẫn đến kết quả ở phương pháp PCR có 8 mẫu âm tính là do trong quá trình quan sát ở phương pháp nhuộm MG chưa có kinh nghiệm nên nhằm giữa giọt dầu và thểẩn MBV.

Bảng 4.1: Kết quả phát hiện nhiễm MBV trên tôm giống bằng phương pháp nhuộmMG, H&E và PCR Phương pháp STT Mẫu Nhuộm MG (30/30) Nhuộm H&E (8/30) PCR (23/30) 1 + - + 2 + - - 3 ++ + + 4 ++ - + 5 + - + 6 ++ - + 7 + K + 8 + - - 9 + K - 10 + K + 11 ++ - + 12 ++ + + 13 +++ + + 14 ++ - + 15 ++ + + 16 ++ - - 17 ++ - + 18 +++ + + 19 +++ + + 20 +++ ++ + 21 +++ - + 22 +++ - + 23 +++ + + 24 + - - 25 + - + 26 + K + 27 + K - 28 + K - 29 ++ - + 30 ++ - + Ghi chú:

+: Mẫu có cường độ nhiễm virus nhẹ +: Mẫu dương tính ++, +++: Mẫu có cường độ nhiễm virus nặng -: Mẫu âm tính -: Mẫu có tế bào gan tụy bình thường

K: Mẫu không đọc được kết quả

Bảng 4.2: Kết quả phát hiện nhiễm MBV trên tôm thịt bằng phương pháp pháp nhuộmMG, H&E và PCR Ghi chú (tương tựở Bảng 4.1) Phương pháp STT Mẫu Nhuộm MG (11/11) Nhuộm H&E (0/11) PCR (3/11) 1 + - - 2 + - - 3 + - - 4 + - - 5 + - - 6 + - - 7 + - + 8 + - - 9 + - + 10 + - - 11 + - +

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận

- Đối với mẫu tôm giống bị nhiễm MBV nặng khi được phát hiện bằng 3 phương pháp nhuộm MG, nhuộm H&E và PCR thì đều cho kết quả dương tính. Nhưng đối với mẫu tôm giống bị nhiễm nhẹ hoặc nhiễm vừa thì có sự sai khác nhau khi phát hiện bằng 3 phương pháp này.

- Đối với mẫu tôm thịt do số mẫu phân tích còn quá ít nên không thể khẳng

định được kết quả chính xác.

- Phương pháp PCR thì tiện lợi hơn phương pháp nhuộm MG và nhuộm H&E trong việc phát hiện mầm bệnh trong bất kỳ giai đoạn nào. Trong khi đó, ở

phương pháp nhuộm MG và nhuộm H&E thì lại có ý nghĩa trong việc chẩn

đoán nguyên nhân gây bệnh, Nhưng ở phương pháp nhuộm MG thì thời gian thực hiện ngắn và đơn giản nên cho kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh

ở cơ quan đích nhanh hơn nhuộm H&E.

5.2 Đề xuất

Tiếp tục nghiên cứu so sánh trong việc phát hiện bệnh bằng 3 phương pháp nhuộm MG, nhuộm H&E và PCR trên cả tôm giống và tôm thịt với số lượng mẫu nhiều hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Thủy sản, 2006. Hiện trạng nuôi tôm ở Việt Nam, Cơ hội và những thách thức. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=22&news_ID=218610 9, truy cập ngày 14/11/2008. 2. Bộ Thủy Sản, 2006. Tình hình nuôi trồng thủy sản thế giới. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=3 133290, truy cập ngày 14/11/2008. 3. Bộ Thủy Sản, 2006. Tác hại của dịch bệnh thuỷ sản. http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=2 6385208, truy cập ngày 14/11/2008.

4. Bộ thủy sản, 2008. Đồng Bằng Sông Cửu Long tôm chết hàng loạt- thực trạng và giải pháp.

http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1015068&News_ID=2 3430635, truy cập ngày 14/11/2008.

5. Bộ NN&PTNT, 2008. Hàn Đình Sơn. Đồng Bằng Sông Cửu Long nghề nuôi tôm gặp nhiều khó khăn.

http://www.vietnamnet.vn/kinhte/2008/09/803454/, cập nhật ngày 14/11/2008.

6. Bùi Quang tề, 2006. Bệnh MBV. http://opac.lrc.ctu.edu.vn. 7. Cung Diễm, 2006. Kiểm tra tôm giống trước khi nhập.

http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=2732, cập nhật ngày 16/11/2008.

8. Duy Hoàng, 2008. Trà Vinh tiêu hũy hơn 24.5 triệu con tôm giống bị

nhiễm bệnh. http://www.monre.gov.vn, cập nhật ngày 16/11/2008. 9. Đặng Thị Hoàng Oanh, Nguyễn Minh Hậu và Nguyễn Thanh

Phương, 2004. Tỷ lệ cảm nhiễm WSSV (White Spot Syndrome Virus) và MBV (Monodon Baculovirus) trên tôm sú (Penaeus monodon) thả ở một số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ chuyên ngành thủy sản (2004).

10.Đỗ Thị Hòa, Bùi Quang Tề, Nguyễn Hữu Dũng, Nguyễn Thị Muội, 2004. Bệnh Monodon Baculovirus ở tôm he. Nhà xuất bản nông nghiệp.

http://www.longdinh.com/home.asp?act=chitiet&ID=977&catID =1, cập nhật ngày 16/11/2008.

11.Hồ Huỳnh Thùy Dương, 2005. Sinh học phân tử. Nhà xuất bản giáo dục.

12.Hà Anh, 2007. Bệnh ở tôm và đôi lời bàn. http://nhanong.net, cập nhật ngày 16/11/2008.

13.Tổng Cục Thống kê, 2007. http://www.gso.gov.vn, cập nhật ngày 14/11/2008.

14.Khuất Hữu Thanh, 2006. Cơ sở di truyền phân tử và kỹ thuật gen. Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật.

15.Lightner. D. V., 1996. A handbook of shrimp pathology and diagnostic procedure for disease of shrimp.

16.Lightner D. V. , T. A. Bell and R. M. Redman., (1989). A review of the known host, geographical range and current diagnostic proceducres for the virus diseases of cultured penaeid shrimp. Advances in tropical aquaculture 1989.

17.Mai Phương và Hà Yên, 2003. Báo động đỏ về bệnh tôm nuôi. http://www.vietnamnet.com.vn/kinhte/toancanh/2003/12/39177/, cập nhật ngày 14/11/2008.

18.Nguyễn Văn Hảo và ctv, 1997. Tình hình dịch bệnh ở tôm sú nuôi trên thế giới và tại Việt Nam. http://www.longdinh.com, truy cập ngày 14/11/2008.

19.Nguyễn Thùy Ngân, 2008. Tìm hiểu đặc điểm mô bệnh học ở tôm sú (Penaeus monodon) bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV- Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus). Luận văn tốt nghiệp đại học 2008.

20.Nguyễn Thanh Phương, Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình Kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy sản- Trường Đại Học Cần Thơ.

21.Nguyễn Chu Hồi, 2008. Thủy sản: Thế mạnh kinh tế của Đồng Bằng Sông Cửu Long.

http://dbscl.thuyloi.vn/index.asp?menu=detail&id=569, truy cập ngày 14/11/2008.

22.Nguyễn Kiểm, 2008. ĐBSCL: Chất lượng tôm giống - Nỗi lo của nhà nông.

http://www.vietlinh.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=5911, truy cập ngày 16/11/2008.

23.Phạm Trần Nguyên Thảo, 2003. Ứng dụng kỹ thuật mô bệnh học trong chẩn đoán bệnh đốm trắng ở tôm sú (Penaeus monodon). Luận văn tốt nghiệp đại học 2003.

24.Phùng Thúy An, 2005. Ứng dụng kỹ thuật PCR và mô học để xác

định tỷ lệ nhiễm bệnh đốm trắng và đầu vàng trên tôm sú giống (Penaeusmonodon). Luận văn tốt nghiệp đại học 2005.

25.Song Huỳnh, 2008. Các huyện vùng bán đảo Cà Mau: Tôm nuôi bị

chết hàng loạt.

http://www.kiengiang.gov.vn/index2.jsp?menuId=396&articleId=594 9, cập nhật ngày 16/11/2008.

26.Tài Hoàng Nhật Quang, 2008. Cấu trúc mô của các hệ cơ quan trên tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii). Luận văn tốt nghiệp đại học 2008.

27.Từ Thanh Dung, Trần Thị Tuyết Hoa, 2008. Giáo trình Dịch tể học và quản lý dịch bệnh thủy sản. Khoa Thủy sản- Trường Đại Học Cần Thơ.

28.Thị trường tôm sú ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thiếu cả chất và lượng.

http://www.vietlinh.com.vn/dbase/VLTTShowContent.asp?ID=2560, cập nhật ngày 16/11/2008.

29.Thảo An, 2008. Đồng Bằng Sông Cửu Long - một mùa tôm ảm đạm. http://sggp.org.vn/kinhte/2008/9/165267/, cập nhật ngày 25/11/2008 30.Tình hình nuôi trồng thủy sản trên thế giới.

http://www.fistenet.gov.vn/details.asp?Object=1292058&news_ID=3 133290, cập nhật ngày 14/11/2008.

31.Trần Việt Tiên, (2007). Ứng dụng phương pháp RT-PCR trong chẩn

đoán virus gây bệnh đầu vàng (YHV) trên tôm sú (Penaeusmonodon)

ởĐồng Bằng Sông Cửu Long. Luận Văn tốt nghiệp đại học 2007. 32.Trần Thị Tuyết Hoa, 2007. Giáo trình Sinh học phân tử. Khoa Thủy

sản- Trường Đại Học Cần Thơ.

33.Trần Thị Tuyết Hoa, 2008. Giáo trình Bệnh truyền nhiễm 2. Khoa Thủy sản- Trường Đại Học Cần Thơ.

PHỤ LỤC

Bảng 1: Trọng lượng và tháng tuổi cuả mẫu tôm thịt

Mẫu tôm thịt 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Trọng lượng (gram) 7,6 9,6 8,5 9,2 8,7 5 7,3 9,2 9,5 9 8,6

Tháng tuổi 2 2 2 2 2 1,5 1,5 2 2 2 2

Bảng 2: Giai đoạn post thu của mẫu tôm giống STT Giai đoạn Post (P) Địa điểm thu

1 P12 KG 2 P10 KG 3 P12 CT 4 P12 CT 5 P12 CT 6 P15 KG 7 P12 KG 8 P15 KG 9 P12 KG 10 P12 CT 11 P12 CT 12 P12 CT 13 P12 KG 14 P12 KG 15 P12 KG 16 P12 KG 17 P12 KG 18 P12 KG 19 P12 CT 20 P12 CT 21 P15 CT 22 P12 CT 23 P12 CT 24 P12 KG 25 P12 KG 26 P12 KG 27 P12 CT 28 P12 CT 29 P12 CT 30 P12 CT

Một phần của tài liệu Tài liệu SO SÁNH KẾT QUẢ PHÁT HIỆN MONODON BACULOVIRUS TRÊN TÔM SÚ (Penaeus monodon) BẰNG PHƯƠNG PHÁP NHUỘM MALACHITE GREEN, NHUỘM HAEMATOXYLIN VÀ EOSIN, POLYMERASE CHAIN REACTION docx (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)