Phương pháp xử lý và đánh giá kết quả

Một phần của tài liệu kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai ( clarias macrocephalus x c. gariepinus) (Trang 28 - 38)

6.1. Phương pháp xử lý số liệu thu đươc:

Các kết quả được xử lý dựa trên phần mềm Excel

6.2. Đánh giá kết quả:

Chương IV

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 1. Điều kiện môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ:

Qua thời gian 6 tháng theo dõi và thu thập các chỉ tiêu môi trường nước tại ao nuôi

vỗ,mỗi ngày thu 2 lần vào 7h sang và 2h chiều, các giá trị trong bảng 1 là trung bình cộng của các ngày trong tháng, giá trị của ngày la trung bình cộng kết quả đo được sáng và chiều.

Bảng 4: Điều kiện môi trường ao nuôi vỗ cá bố mẹ

Tháng Nhiệt độ (oC) DO (mg/l) pH 11 28.5 ± 1.2 3.4 ± 0.7 6.4 ± 0.4 12 28.2 ± 1.1 3.2 ± 0.4 6.3 ± 0.3 1 28.6 ± 1.3 3.3 ± 0.5 6.1 ± 0.3 2 29.5 ± 1.5 3.1 ± 1.1 6.4 ± 0.5 3 30.3 ± 1.0 3.5 ± 0.9 6.2 ± 0.6 4 31.5 ± 1.4 3.6 ± 1.4 6.5 ± 0.8

Kết quả ở bảng 4 cho thấy các yếu tố môi trường thuận lợi cho sự thành thục của

cá trê bố mẹ.

2. Sự thành thục của cá bố mẹ:

Trong quá trình nuôi vỗ tại cơ sở sản xuất không định kỳ hàng tháng kiểm tra mức độ thành thục của cá. Tuy nhiên, qua các đợt cho đẻ theo đơn đặt hàng của khách, chúng tôi quan sát và đánh giá sơ bộ sự thành thục của cá theo tháng. Sự đánh giá

Bảng 5: Tỷ lệ thành thục Tỷ lệ thành thục (%) Tháng Cá cái Cá đực 1 3.3 5.5 2 6.2 7.1 3 7.6 13.8 4 25.5 24.6 5 79.8 54.9

Qua bảng số liệu, có thể nhận thấy sự thành thục của cá tăng dần từ tháng 1 đến

tháng 5. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với những nghiên cứu từ trước và nó cũng

hoàn toàn phù hợp với quy luật sinh thái sinh sản của cá trong tự nhiên.

Cuối tháng 10 là cuối vụ sản xuất của mùa trước, cá chuyển qua giai đoạn thoái

hóa, tái hấp thu dinh dưỡng (đối với những cá thể không kịp tham gia sinh sản) và tích lũy lại vật chất chuẩn bị cho mùa sinh sản mới, cũng trong giai đoạn này ngoài tự nhiên hiếm khi bắt được những cá thể mang trứng.Tuy nhiên hầu hết các

trại giống bắt đầu hoạt động sản xuất trở lại từ cuối tháng 2, nguồn cá phục vụ sản

xuất chủ yếu thu ngoài tự nhiên nhưng lúc này chất lượng cá trê vàng cái vẫn chưa

thực sự tốt, thể hiện rõ ràng thông qua tỷ lệ cá rụng trứng, tỷ lệ nở thấp, tỷ lệ dị

hình của cá bột cao hơn so với khi vào chính vụ sản xuất từ tháng 4 trở đi.

Bước sang tháng 4 (tháng thứ 6 của quá trình nuôi vỗ) lúc này tỷ lệ cá thành thục tăng lên rõ rệt (25.5%), thời điểm này cũng rơi vào giai đoạn đầu mùa mưa của năm. Mưa là tín hiệu bắt đầu mùa sinh sản cho tất cả các loài cá nước ngọt, mưa thúc đẩy quá trình thành thục của cá diễn ra nhanh hơn, điều này cũng được khẳng định khi tháng 5 tỷ lệ cá thành thục đã là 80%.

Tỷ lệ thành thục của cá qua các tháng cho thấy nó bị chi phối bởi các yếu tố môi trường thời tiết và mang tính thời vụ. Ngoài ra quá trình thành thục của cá cũng bị

chi phối bởi: chất lượng cũng như khẩu phần thức ăn, mật độ, loại kích thích tố sử

dụng ở lần sinh sản trước đó.

Đối với thức ăn trong quá trình nuôi vỗ: sử dụng thức ăn công nghiệp hiệu UP 26% đạm trong suốt quá trình nuôi vỗ, việc sử dụng thức này đem lại nhiều thuận

lợi như: hạn chế được ô nhiễm môi trường nước, dễ dàng trong việc điều chỉnh

khẩu phần cho ăn và hơn nữa thức ăn viên có chất lượng ổn định với thành phần dinh dưỡng cân đối sẵn. Khẩu phần cho ăn ở giai đoạn nuôi vỗ tích cực là 5% tổng lượng cá trong ao, giai đoạn nuôi vỗ thành thục khoảng 3%. Khẩu phần cho ăn

hợp lý để có sự cân đối, phù hợp giữa tích lũy dinh dưỡng với sự chuyển hóa

thành thục. Khẩu phần ăn quá cao hoặc thấp đều ảnh hưởng không tốt đến đàn cá nuôi vỗ, ảnh hưởng đến năng suất sinh sản cũng như chất lượng của sản phẩm sinh

dục.

Mật độ nuôi vỗ là chỉ tiêu kỹ thuật quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng

thành thục và sinh sản của cá bố mẹ. Mật độ nuôi vỗ ảnh hưởng đến khả năng trao đổi oxy, khả năng loại bỏ sản phẩm thải cá và các thức ăn dư thừa, ngưỡng oxy trong nước thấp và khả năng trao đổi khí trời kém diễn ra trong thời gian dài có thể gây ức chế cho sự phát triển bình thường của buồng trứng thậm chí dẫn đến suy thoái. Cá trê có cơ quan hô hấp phụ nên có thể nuôi với mật độ cao hơn so với các loài cá không có cơ quan hô hấp phụ khác, Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn

Kiểm (2008) khuyến cáo mật độ nuôi vỗ cá trê là 1,5kg là thích hơp nên trong quá

trình thực hiện đề tài mật độ nuôi vỗ cũng dao động trong khoảng 1,5-2kg. Thực tế

theo dõi cho thấy với mật độ nuôi như trên cùng với thức ăn công nghiệp thì cá thành thục tốt, sức tải của ao đối với chất thải cũng tốt, không xảy ra ô nhiễm.

Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng lớn đến quá trình thành thục của cá nuôi vỗ là loại hormone sử dụng ở lần sinh sản trước đó. Theo Nguyễn Tường Anh

(2004) thì có sự khác biệt về thời gian tái thành thục giữa nhóm sử dụng HCG ,

chế phẩm tuyến yên và LRH-A. Điều này được lý giải dựa trên chức năng sinh lý

của loại hormone được sử dụng, LRH-A gây phóng thích triệt để kích dục tố nội

sinh của tuyến yên (FSH & LH) dẫn đến sự suy kiệt của các tế bào tạo kích dục tố

của cá bố mẹ nên khi nuôi vỗ tái phát thì cá cái thành thục khó khăn hơn, cần thời gian dài hơn và hệ số thành thục cũng thấp hơn so với khi sử dụng các hormone

steroid khác.

3. Ảnh hưởng của hormone tới sinh sản cá: 3.1. Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá: 3.1. Ảnh hưởng của HCG tới sinh sản cá:

Bảng 6: Ảnh hưởng của HCG (UI/kg) tới sinh sản cá Nghiệm thức Tỷ lệ cá đẻ (%) Thời gian hiệu ứng (h) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Nhiệt độ (oC) I (2000) 52.5 13h50 63.7 80.1 28.5 II (2500) 61.3 13h43 64.1 81.3 28.5 III (3000) 94.4 13h35 75.6 82.4 28.5 IV (3500) 95.7 13h40 79.8 82.6 28.5 V (4000) 96.9 13h32 84.3 83.2 28.5

Qua bảng số liệu nhận thấy khi tăng liều HCG thì tỷ lệ cá sinh sản cũng tăng lên, tuy nhiên giữa 3 nghiệm thức III, IV, V có sự sai khác nghiệm thức V cho tỷ lệ cá

sinh sản cao nhất nhưng sự sai khác này không rõ ràng lắm. Liều lượng hormone

sử dụng có thấp hơn so với các tác giả khác, Đoàn Khắc Độ (2008) 5000-

6000UI/kg, Dương Nhật Long (2003) 4000-6000UI/kg tuy nhiên kết quả đạt được tương đối tốt từ 94-96%. Trong thực tế sản xuất các trại giống sử dụng liều lượng dao động từ 2500-4000UI/kg đều cho kết quả sinh sản tốt và hạ thấp được giá

thành.

Về thời gian hiệu ứng, không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm thức, thời

gian hiệu ứng bị chi phối nhiều bởi nhiệt độ môi trường nước chứa cá bộ mẹ, nhiệt độ tăng lên trong giới hạn cho phép thì thời gian hiệu ứng giảm xuống và ngược

lại, tuy nhiên khi thực hiện thí nghiệm này nhiệt độ chỉ cho một giá trị 28,5 nên có thể lý giải cho sự xấp xỉ của thời gian hiệu ứng giữa các nghiệm .

Về tỷ lệ thụ tinh, có sự chênh lệch rõ ràng giứa 2 nhóm I,II và III,IV,V. Sự chênh lệch này được lí giải dựa trên liều lượng hormone tiêm, nghiêm I và II với liều lượng 2000 và 2500UI chưa đủ để chuyển pha gây chín và rụng triệt để chính điều

này làm ảnh hưởng đến chất lượng trứng-tiền đề cho tỷ lệ thụ tinh thấp, chênh lệch

khoảng 10% so với các nghiệm còn lại. Cho nên với cùng nguồn bố mẹ, chất lượng như nhau, tiến hành trong điều kiện môi trường như nhau thì liều lượng

hormone mang tính quyết định,qua thí nghiệm nhận thấy liều lượng HCG từ 3000- 4000UI cho kết quả sinh sản tốt nhất.

3.2. Ảnh hưởng của LRH:

Bảng 7: Ảnh hưởng của LRH (µg/kg) tới sinh sản cá Nghiệm thức Tỷ lệ cá đẻ (%) Thời gian hiệu ứng (h) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Nhiệt độ (oC) I(50) 47% 13h10 62.2% 78.4% 29 II(75) 63% 13h2 74.2% 79.5% 29 III(100) 98.2% 12h55 84.8% 85% 29 IV(125) 97.8% 12h50 83.7% 84.7% 29 V(150) 97.1% 12h57 84.1% 83.8% 29

( Tất cả các nghiệm thức đều bổ sung 10mg DOM/kg cá cái)

Theo Phạm Minh Thành và Nguyễn Văn Kiểm (2008) liều lượng LRH sử dụng để

sinh sản cá trê được khuyến cáo từ 50-70µg/kg (có bổ sung 10mg DOM) cho kết

quả sinh sản tốt. Tuy nhiên trong thí nghiệm này thì 2 nghiệm thức I&II nằm trong

khoảng khuyến cáo nhưng kết quả thu được không thực sự tốt. Thời gian hiệu ứng

và tỷ lệ nở đều xấp xỉ các nghiệm khác, riêng tỷ lệ cá đẻ và thụ tinh lại thấp. Các

nghiệm thức III,IV và V đều cho các trị số tương đương nhau nhưng nghiệm thức

III cho giá trị tối ưu nhất trong thí nghiệm này.

Sỡ dĩ có sự chênh lệch về liều lượng giữa thực tế thí nghiệm với khuyến cáo là do

ảnh hưởng của LRH từ lần sinh sản trước lên sự tái thành thục và sinh sản lần

tiếptheo ở cá trê. Đàn cá bố mẹ sử dụng trong quá trình làm luận văn này được

nuôi vỗ từ nguồn cá được kích thích sản ở mùa trước bằng LRH. Hiện tượng

“quen thuốc” này cũng xảy ra tương tự trên cá chép. Chính vì nguyên nhân này mà hầu hết các trại giống đều loại thải đàn bố mẹ sau hai mùa sinh sản vì cá càng lớn

tuổi thời gian tái thành thục sẽ kéo dài hơn, đồng thời gia tăng liều lượng kích dục

tố sẽ làm tăng giá thành và ảnh hưởng tới năng suất.

3.3. Ảnh hưởng kết hợp não thùy và LRH:

Bảng 8: Ảnh hưởng kết hợp não thùy và LRH tới sinh sản cá Nghiệm thức Não thùy (mg/kg) LRH (µg/kg) Tỷ lệ cá đẻ (%) Thời gian hiệu ứng (h) Tỷ lệ thụ tinh (%) Tỷ lệ nở (%) Nhiệt độ (oC) 0 50 17.6 14h10 42.1 48 28 1 50 18.2 14h12 53.2 52.4 28 2 50 60 14h 56.5 58.5 28 3 50 95.2 14h20 85.1 88.2 28 4 50 96.1 14h1 85.3 89.3 28 5 50 98 14h5 86.1 89.9 28 2 75 96.3 13h58 84.8 88.6 28 2 100 99.2 14h3 86.9 90.2 28

Ở nghiệm thức đầu tiên với liều lượng 50µm LRH không có sử dụng them não thùy cho kết quả rất thấp: tỷ lệ cá đẻ (17.6%), tỷ lệ thụ tinh (42.1%), tỷ lệ nở

(48%). Kết quả này có thể lý giải là do liều lượng hormone sử dụng thấp, không đủ để kích thích tuyến yên phóng thích đủ lượng FSH gây chín và rụng trứng dẫn đến tỷ lệ cá đẻ thấp, đồng thời nó cũng ảnh hưởng đến sản phẩm sinh dục làm cho tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ cá nở cũng thấp dưới 50%.

Ở nghiệm thức II có bổ sung them 1mg não thùy, các thông số này có tăng lên tuy

nhiên kết quả vẫn không tốt khi tỷ lệ cá đẻ chỉ đạt 18,2%. Tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ cá

nở có cải thiện đạt xấp xỉ 50%. Ở nghiệm thức III có bổ sung 2mg não thùy, tỷ lệ cá đẻ có biến đổi rõ rệt, cao hơn nghiệm thức II đến 41%, hơn nữa tỷ lệ thụ tinh và tỷ lệ nở cũng tăng lên.

Đến nghiệm thức III, IV, V lúc này kết quả đạt được khá tốt. Cả 3 nghiệm thức

này không có sự sai khác rõ ràng, đều xấp xỉ nhau, đều cho tỷ lệ cá đẻ >95%, tỷ lệ

thụ tinh và tỷ lệ nở đều >85%.

Qua bảng số liệu có thể thấy được rằng, với các điều kiện như nhau cố định LRH ở mức 50µg/kg và tăng lượng não thùy kết hơp từ 0-5mg/kg thì kết quả sinh sản

của cá tăng lên. Tuy nhiên lượng não thùy từ 3-5mg/kg cho kết quá tương đương nhau. Điều này hoàn toàn hợp lý vì bản chất của não thùy cá thành thục có chứa

không đủ tác dụng thì việc gia tăng lượng não thùy qua từng nghiệm thức đã cải

thiện đáng kể kết quả sinh sản.

Ở 2 nghiệm thức VI,VII (cố định não thùy 2mg/kg) khi đó lượng LRH sử dụng ở

mức 75µg/kg đã cho kết quả sinh sản khá tốt, tỷ lệ cá đẻ đạt >96%, tỷ lệ thụ tinh

và tỷ lệ nở trê > 85%. Nhưng khi tăng lượng LRH lên 100µg thì kết quả đạt được

thật hoàn hảo khi tỷ lệ cá đẻ trên 99% và tỷ lệ nở trên 90%. Rõ ràng ở liều lượng

kết hợp như nghiệm thức V,VI đã mang lại hiệu quả tốt.

3.4. Ảnh hưởng của loại hormon tới sinh sản cá:

Bảng 9: Ảnh hưởng của loại hormone tới sinh sản cá

Nghiệm thức Tỷ lệ cá đẻ (%) Thời gian hiệu ứng (h) Tỷ lệ thụ tinh (%) I HCG(3000UI/kg) 95.7 13h12 29 II LRH (100µ/kg) 95.4 13h10 29

( Chú ý: Nghiệm thức II có bổ sung 10mg não thùy)

Qua bảng số liệu cho thấy hai nghiệm thức này cho kết quả tương đương nhau. Như vậy trong cùng điều kiện môi trường, cùng nguồn cá bố mẹ hai loại hormone

này có hiệu quả như nhau.

3.5. Ảnh hưởng của hormone đến tỷ lệ cá dị hình:

Qua thực tế sản xuất tại trại, chúng tôi đã theo dõi và đánh giá sự ảnh hưởng của

từng loại hormon đến tỷ lệ cá dị hình. Kết quả được trình bày trong bảng 10

Bảng 10: Ảnh hưởng của loại hormon đến tỷ lệ dị hình

Nghiệm thức Tỷ lệ dị hình (%)

HCG 1.2 ± 0.1

LRH+DOM 1 ± 0.2

LRH+não thùy 0.8 ± 0.09

Qua bảng kết quả thu được, nhìn chung tỷ lệ dị hình của các loại hormone không

có sự sai khác rõ rệt, dao động trong khoảng 5-6% và phụ thuộc nhiều vào chất lượng cá bố mẹ.

4. Sinh trưởng của cá tại ao ương: 4.1. Tốc độ sinh trưởng của cá: 4.1. Tốc độ sinh trưởng của cá:

Kết quả thu được trình bày trong bảng 11:

Bảng 11: Tốc độ sinh trưởng của cá

Độ tăng tăng trưởng Ngày tuổi Chiều dài TB

(cm) Khối lượng TB (g) Chiều dài (cm/ngày) Khối lượng (g/ngày) 2 (cá bột) 0.67 --- --- --- 15 4.26 0.75 0.26 --- 30 9.15 5.14 0.093 0.125

Sau 30 ngày ương, cá trê lai giống có chiều dài 9.15cm, khối lượng 5.14g và có

Độ gia tăng về chiều dài theo ngày = 0.093, độ gia tăng về khối lượng theo ngày = 0.125.

4.2. Tỷ lệ sống:

Sau một tháng ương tiến hành thu cá giống đồng loạt trên 3 ao thả ương ban đầu

và kết quả trình bày trong bảng 11

Bảng 12: Tỷ lệ sống

Ao Tỷ lệ sống (%)

1 22.4

2 23.5

3 21.8

Nhìn chung tỷ lệ sống của cá bột dao động khoảng 20%, tỷ lệ sống này bị chi phối

bởi nhiều yếu tố khác nhau từ chất lượng cá bột ban đầu cho đến kỹ thuật chăm

Chương V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1. Kết luận:

Sau 5 tháng thực hiện đề tài “Kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai” chúng tôi có một số kết luận sau:

5.1.1. Các yếu tố môi trường không ảnh hưởng nhiều đến quá trình nuôi cá bố mẹ, ương cá con..

5.1.2 Khi dùng đơn độc HCG, LRH và DOM, hoặc kết hợp các loại kích thích tố

Một phần của tài liệu kỹ thuật sản xuất giống cá trê vàng lai ( clarias macrocephalus x c. gariepinus) (Trang 28 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(38 trang)