Kết quả nghiên cứu cho thấy: trâu, bò ở tất cả các lứa tuổi đều bị nhiễm sán lá gan, nhưng ở các lứa tuổi khác nhau thì tỷ lệ nhiễm khác nhau. Tỷ lệ nhiễm sán lá gan tăng dần theo tuổi.
Xét về cường độ nhiễm: cường độ nhiễm sán lá gan cũng nặng dần theo tuổi của trâu, bị: nhóm trâu, bị 1 - 2 năm tuổi có 4 con nhiễm ở cường độ nặng (26,67%), nhóm trâu, bị >2 - 5 năm tuổi có 9 con nhiễm ở cường độ nặng (19,57%), nhóm trân, bị >5 - 8 năm tuổi có 17 con nhiễm ở cường độ nặng (34,7%) và trên 8 năm tuổi có 1 con nhiễm ở cường độ nặng (20%). Như vậy, trâu nhiễm ở mức độ nặng hầu hết có độ tuổi từ >2 – 5 năm tuổi trở lên.
Khi tuổi trâu, bò càng tăng lên, thời gian sống càng dài thì sự tiếp xúc với môi trường ngoại cảnh càng nhiều, cơ hội gặp và nuốt phải nang ấu càng cao. Mặt khác, để sán phát triển thành sán trưởng thành có thời gian ký sinh ở gia súc nhai lại tương đối dài (3 - 5 năm có thể tới 11 năm). Đó chính là cơ sở khoa học giải thích cho quy luật nhiễm sán lá gan theo tuổi của trâu, bò.
Tỷ lệ
Phan Địch Lân (2004) [13] cho biết, trâu dưới 3 năm tuổi chỉ nhiễm sán lá gan 17,2 % - 22,0%; trâu 3 - 5 năm tuổi nhiễm sán lá gan 31,2% - 40,2%; trâu 5 - 8 năm tuổi nhiễm 42,4% - 57,5%; trâu trên 8 năm tuổi nhiễm 56,8% - 66,3%, trâu ở độ tuổi loại thải khi mổ khám tỷ lệ nhiễm tới 84,6% (những trâu này bị bệnh rất nặng, gan phải hủy bỏ toàn bộ do sơ gan và có nhiều sán lá gan ký sinh).
Maqbool A. và cs, (2002) [122] đã nghiên cứu và cho biết, trâu trưởng thành tại Pakistan nhiễm sán lá Fasciola với tỷ lệ 18,45%, trâu chưa trưởng thành nhiễm với tỷ lệ thấp hơn (11,36%).
Theo Phạm Văn Khuê và Phan Lục (1996) [17], Nguyễn Thị Kim Lan (2012) [29], tuổi của gia súc là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tính cảm thụ đối với bệnh ký sinh trùng. Vì vậy, tỷ lệ nhiễm theo tuổi cũng là một chỉ tiêu cần xác định xem gia súc ở lứa tuổi bào nhiễm sán lá gan nhiều nhất, từ đó sẽ biện pháp phịng trị bệnh phù hợp.
Như vậy, tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan tăng tỷ lệ thuận với lứa tuổi, tuổi trâu, bị càng cao thì càng có nhiều thời gian tiếp xúc với mơi trường sống có mầm bệnh, từ đó trâu, bị bị nhiễm dần dẫn đến bội nhiễm sán lá gan.
4.2.3. Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá ở gan trâu, bò theo mùa
Thời tiết, khí hậu của một vùng, một khu vực có liên quan trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của ốc – vật chủ trung gian của sán lá gan. Điều kiện ẩm ướt, mưa nhiều tạo ra môi trường nước, giúp ốc nước ngọt sống và sinh sản thuận lợi.
Theo nhiều tác giả trong nước và trên thế giới, vào mùa mưa tỷ lệ nhiễm sán lá gan lớn cao hơn mùa khô. Chúng tôi đã nghiên cứu ảnh hưởng của yếu tố mùa đến tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan trâu, bò tại 5 xã của huyện Chiêm Hóa. Kết quả được trình bày ở bảng 4.4 và biểu đồ ở hình 4.4. Kết quả bảng 4.4 và hình 4.4 cho thấy:
*Về tỷ lệ nhiễm:
Tỷ lệ nhiễm sán lá gan tính chung tại 5 xã có sự khác nhau theo mùa. Tỷ lệ nhiễm cao vào mùa thu (39,33%), thấp hơn vào mùa hè (37,33%). Tuy nhiên, sự khác nhau không rõ rệt (P > 0,05).
*Về cường độ nhiễm:
Trâu, bò chủ yếu nhiễm ở cường độ trung bình ở cả 2 mùa. Ở cường độ nhiễm nặng, tỷ lệ trâu, bò nhiễm sán lá gan vào mùa hè 37,5 % cao hơn so với mùa thu 20,55 %.
Bảng 4.4: Tỷ lệ và cường độ nhiễm sán lá gan ở trâu, bị theo mùa
Lồi gia súc Mùa vụ Số trâu, bò kiểm tra (con) Số trâu, bò nhiễm (con) Tỷ lệ nhiễm (%) Cường độ nhiễm (trứng/g phân) ≤ 300 >300-600 >600 n % n % n % Trâu Hè 140 53 37,86 8 15,10 25 47,17 20 37,73 Thu 110 49 44,54 12 24,49 27 55,10 10 20,41 Tổng 250 102 40,80 20 19,61 52 50,98 30 29,41 Bò Hè 10 3 30,00 1 33,33 1 33,33 1 33,34 Thu 40 10 25,00 4 40,00 6 60,00 0 0,00 Tổng 50 13 26,00 5 38,46 7 53,84 1 7,70 Tính chung Hè 150 56 37,33 9 16,07 26 46,43 21 37,50 Thu 150 59 39,33 16 27,12 33 55,93 10 16,95 Tổng 300 115 38,33 25 21,74 59 51,30 31 26,96