Phương pháp luận

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 45)

CHƯƠNG II ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp luận

Phương pháp nghiên cứu lý thuyết là nhóm phương pháp thu thập thơng tin trên cơ sở nghiên cứu các văn bản, tài liệu đã có và bằng các thao tác tư duy logic để rút ra các tài liệu khoa học cần thiết.

* Phương pháp phân loại, hệ thống hóa lý thuyết

Phân loại là phương pháp sắp xếp các tài liệu khoa học thành một hệ thống logic chặt chẽ (từ chỗ có kết cấu phức tạp trong nội dung thành cái dễ nhận thấy, dễ sử dụng theo mục đích nghiên cứu của đề tài). Hệ thống hóa là phương pháp sắp xếp tri thức theo hệ thống, giúp cho việc xem xét đối tượng nghiên cứu đầy đủ và chi tiết, rõ ràng hơn.

Phân loại và hệ thống hóa đi liền với nhau, trong phân loại có yếu tố hệ thống hóa, hệ thống hóa phải dựa trên cơ sở phân loại [Phạm Viết Vượng, 2004].

* Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết

Phương pháp phân tích lý thuyếtlà phương pháp nghiên cứu các văn bản, tài liệu lý thuyết khác nhau về một chủ đề, nhằm phát hiện ra những xu hướng, những trường phải nghiên cứu của từng tác giả và từ đó chọn lọc những thơng tin quan trọng phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. Phương pháp tổng hợp lý thuyết là những phương pháp từng mặt, từng bộ phận thông tin từ các lý thuyết đã thu thập được, để tạo ra một hệ thống lý thuyết mới đầy đủ và sâu sắc về chủ đề nghiên cứu. [Phạm Viết Vượng, 2004].

* Phương pháp tiếp cận thu thập thông tin (Tiếp cận hệ thống):

Hệ thống là một thể thống nhất biện chứng bao gồm những bộ phận khác nhau kết hợp lại và tương tác với nhau để tạo nên những thuộc tính mới của hệ thống mà các bộ phận khơng có được là điều kiện cho sự tồn tại và phát triển của hệ thống cũng như từng bộ phận của nó [ violet.com.vn;2010].

Hay hệ thống có thể được hiểu là một tập hợp các phần tử có quan hệ tương tác để thực hiện một mục tiêu xác định [Vũ Cao Đàm, 2007].

*Phương pháp dự báo: Dự báo tổng khối lượng rác thải phát sinh trong tương lai của huyện Trực Ninh là việc làm cần thiết và quan trọng để định hướng cho việc đầu tư xử lý rác thải một cách hiệu quả.

Công thức dự báo dựa vào dân số và tỷ lệ tăng dân số để dự báo khối lượng rác thải phát sinh cho huyện Trực Ninh.

* Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu: Sử dụng phần mềm excel để phân tích, tổng hợp các kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Tìm hiểu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định (Trang 44 - 45)