MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN " pdf (Trang 44 - 48)

ĐỘNG TÍN DỤNG.

- Hàng tháng, tổ chức họp phân tích hoạt động tín dụng, tìm rõ nguyên nhân cụ

thể, nhất là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thông qua việc phân loại nợ trên từng địa

bàn để có biện pháp chỉ đạo, xử lý cụ thể.

- Quán triệt quan điểm “ Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát

triển của từng chi nhánh”. Thực hiện quản lý tổng dư nợ và hạn mức dư nợ theo chỉ

tiêu mà NHNo Tỉnh giao. Tăng trưởng tín dụng phải gắn chặt với kết quả huy động

vốn, chỉ có thể tăng trưởng tín dụng khi vốn huy động đã tăng trưởng.

- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát. Đối với những

món vay lớn phải được kiểm tra thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả

vốn vay. Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của nhân

viên tín dụng ngân hàng và khách hàng vay vốn, để từ đó không ngừng nâng cao chất

lượng tín dụng , giảm thấp tỷ lệ nợ xấu.

- Thường xuyên phân loại khách hàng vay vốn ở tất cả các thành phần kinh tế

để trên cơ sở đó áp dụng chế độ ưu đãi hoặc kiên quyết từ chối cho vay đối với

những khách hàng không tạo được niềm tin đối với NHNo.

- Đa dạng hoá phương thức cho vay để phù hợp với tính chất đặc thù, riêng có

của từng khách hàng, từng đối tượng vay vốn,…điều này không chỉ tăng khả năng

cạnh tranh mà còn nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng.

- Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực

phi nông nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thương

mại dịch vụ ở nông thôn.

- Đối với kinh tế hộ việc cấp tín dụng cần gắn liền với mô hình phát triển nông

nghiệp – nông thôn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật

nuôi; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của huyện, cho kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc.

- Quán triệt đến từng CBTD phải tuyệt đối tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo

kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; gắn liền trách nhiệm của CBTD với món vay cho đến khi món vay được tất toán.

- Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các cấp chính quyền địa phương nhằm

phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tập trung giữ vững khách

- Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, nhất là khoản nợ đã đưa vào xử rủi ro, nợ

quá hạn và nợ đã gia hạn và điều chỉnh, CBTD phải xem đây là công tác trọng tâm

trong hoạt động tín dụng. Thường xuyên theo dõi những diễn biến của thị trường từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng đối tượng.

- Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của từng “ Tổ xử lý nợ tồn

đọng ” ở trung tâm và 2 chi nhánh. Trọng tâm là xử lý dứt điểm các khoản nợ quá

hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết không để tình trạng nợ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng xấu

đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh lâu dài của ngân hàng.

- Họp định kỳ hoặc đột xuất đội ngũ CBTD để kịp thời phổ biến những văn bản

nghiệp vụ, những việc cần làm ngay và phải thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn,

vướng mắc phải phản ánh về lãnh đạo phòng tín dụng để xin ý kiến Ban giám đốc có

hướng xử lý kịp thời.

- Tăng cường công tác học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và

năng lực tiếp cận khách hàng; giữ vững đạo đức nghề nghiệp có tâm huyết trong

công tác tín dụng; phát triển thị phần tín dụng và kiên quyết xử lý những cán bộ có

biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.

Chương 5:

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN.

- Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0 huyện Thoại Sơn

cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng, doanh số thu nợ tăng, dư nợ tăng. Điều

này thể hiện hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày càng có hiệu quả, điều đó không chỉ

tạo điều kiện cho chi nhánh thu được nhiều lợi nhuận mà còn góp phần phát triển

kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là ở nông thôn củ huyện.

- Cùng với sự lớn mạnh của NHN0 Việt Nam, NHN0 tỉnh An Giang, NHN0 huyện

Thoại Sơn cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình là một ngân hàng

thương mại nhà nước mục đích kinh doanh không những vì lợi nhuận mà còn quan

tâm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tế cho thấy ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương của NHN0 cấp trên là góp phần chuyển dịch cơ cấu

kinh tế, mở rộng tín dụng đến từng hộ sản xuất kinh doanh…nhờ đó mà vốn tín dụng

ngân hàng mới đến được người cần vốn giúp cho họ đẩy mạnh sản xuất, tiếp thu và

ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt

kinh tế của huyện. Một vấn đề hết sức quan trọng là qua việc đầu tư của ngân hàng

đã hạn chế được nạn cho vay nặng lãi dưới nhiều hình thức, bán lúa non ở nông thôn,

từng bước xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo mối quan hệ tốt giữa

chính quyền với nhân dân địa phương.

5.2 KIẾN NGHỊ.

5.2.1 Đối với Nhà nước.

- Trong những năm gần qua, kinh tế - xã hội Thoại Sơn đạt được những

thắng lợi đáng phấn khởi, nhiều lĩnh vực đã vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó vẫn còn

một số hạn chế như: sản xuất chưa gắn chặt với thị trường; phát triển sản xuất, trồng

trọt, chăn nuôi còn mang tính tự phát; thiếu gắn bó cả về khối lượng, mẫu mã và giá

cả các mặt hàng nông sản. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưa tốt, thiếu hướng

dẫn, chưa tìm hiểu nhu cầu thị trường dẫn đến cung cầu không khớp: khi giá cả tăng

thì nông dân đổ xô vào sản xuất, khi giá giảm thì đồng loạt chuyển đổi. Thực trạng

trên một mặt chưa tạo được cơ cấu sản xuấtổn định, mang tính lâu dài, mặt khác còn

làm cho người sản xuất lẫn nhà đầu tư thua thiệt. Do đó đòi hỏi Nhà nước cần phải

có những chính sách can thiệp, hỗ trợ điều đó không chỉ giúp cho người sản xuất an

tâm mà còn giúp cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, nhất là trong lĩnh vực tín

dụng.

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở rộng mạng lưới này đến các vùng sâu, nhằm đưa phương pháp sản xuất mới, chuyển giao công nghệ mới đến tận người

dân từ đó giúp họ không ngừng nâng cao năng suât, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm

tối đa chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

- Tập trung tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh “ liên kết

bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ” để giúp cho

thuật trồng trọt chăn nuôi, bảo quản nông sản sau thu hoạch..Từ đó giúp họ sản xuất

ngày càng có hiệu quả.

- Nhà nước cần phải giải quyết nhanh chóng việc cấp giấy chứng nhận

quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà. Vì đây là cơ sở chủ yếu

đảm bảo về mặt pháp lý để ngân hàng có thể xem xét cho vay.

- Nhà nước nên cho phép việc đánh giá tài sản thế chấp theo giá thị trường đối với ruiộng đất Trong thực tế việc định giá tài sản thế chấp dựa trên cơ sở giá

ruộng đất theo quy định của Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh thường thấp hơn nhiều so với

thị trường điều này khiến mức cho vay của ngân hàng thay đổi khi chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất.

5.2.2 Đối với NHN0 huyện Thoại Sơn.

- Chủ động đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, chú trọng công tác

huy động vốn trong dân cư với lãi suất hấp dẫn.

- Cần quan tâm quảng bá và quảng cáo dưới nhiều hình thức và phương tiện

khác nhau về hoạt động kinh doanh của ngân hàng, về các sản phẩm, dịch vụ từ đó

tạo thêm niền tin và uy tín cho ngân hàng.

- Hoạt động cho vay tuy mang lại nhiều lợi nhuận nhưng đây là lĩnh vực có nhiều rủi ro. Do vậy, bên cạnh việc không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng, chi nhánh cần quan tâm mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phi tín dụng để tăng thu

nhập cho ngân hàng bởi nó ít rủi ro.

- Hoạt động ngân hàng ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao

dịch vào thời điểm đầu vụ và cuối vụ sản xuất rất đông, vì vậy việc xây dựng và mở

rộng cơ sở hạ tầng cũng là vấn đề cần quan tâm.

- Ngân hàng cần phải xây dựng và thực hiện lãi suất hợp lý, hấp dẫn để thu hút khách hàng gởi vốn, nhất là những người có tiền gửi lớn và thường xuyên. Làm

được như vậy thì ngân hàng mới có đủ vốn để cho vay.

5.5.3 Đối với khách hàng.

- Phải sử dụng vốn vay theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng và có hiệu quả.

- Trả nợ vốn vay ( nợ gốc và lãi) đúng hạn cho ngân hàng.

- Thẳng thắng góp ý kiến với ngân hàng về các vấn đề tốt cũng như chưa

tốt của cán bộ ngân hàng trong thẩm tra, lập hồ sơ thủ tục, giải ngân và quá trình cho

vay.

- Cần có thái độ hòa nhả, tránh hiện tượng tránh né khi CBTD xuống thu

hồi nợ đến hạn trả.

Như đã nêu trên là một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hoạt động

tín dụng của NHN0 huyện Thoại Sơn. Do kiến thức còn hạn hẹp, chưa am hiểu thực

tế về hoạt động của ngân hàng nên sẽ có nhiều sơ sót nhưng em cũng mong rằng

những ý kiến đóng góp của mình sẽ góp một phần nhỏ để cho hoạt động của ngân

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn – Tín Dụng Ngân Hàng, Nhà xuất bản thống kê 2005. PGS.TS. Nguyễn Đăng Dờn – Tiền tệ - Ngân Hàng, Nhà xuất bản TP. HCM 2005.

Nguyễn Ninh Kiều - Tiền tệ - Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê 2006.

Quyết định số 1627/QĐ/2001-NHNN của ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Quyết định số 72/QĐ-HĐQT.TD của ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông

thôn Việt Nam.

Quyết định số 493/2005/QĐ_NHNN ngày 22/04/2005 quy định về phân loại nợ,

trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của

tổ chức tín dụng.

Tài liệu Đại hội công nhân viên chức- lao động, tháng 03 năm 2008.

Các tài liệu, báo cáo tổng kết ( 2005 – 2007 ) của NHN0 huyện Thoại Sơn.

Một phần của tài liệu Tài liệu ĐỀ TÀI " PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN THOẠI SƠN " pdf (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)