4.2.1 Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn.
Bảng 4.5 Dư nợ cho vay ngắn hạn trên vốn huy động ngắn hạn
từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Dư nợ (1) 234,176 252,425 324,806
Vốn huy động (2) 41,186 42,384 53,353
1/2 (%) 568.58 595.57 608.79
- Tỷ lệ này cho thấy khả năng sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Nếu tỷ
lệ này nhỏ hơn 70% thì vốn bị ứ động, sử dụng vốn huy động chưa hết.
- Năm 2005 tỷ lệ này đạt 568.58%, năm 2006 tăng lên 595.57% và năm 2007
là 608.79% một tỷ lệ vượt trội rất lớn so với vốn huy động ngắn hạn. Sở dĩ thế do
nhu cầu vay vốn hàng năm tăng rất cao trong khi vốn huy động tại ngân hàng thấp,
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ so với dư nợ tại ngân hàng. Hầu hết vốn cho vay là từ sự chi
viện của cấp trên ( NHN0 tỉnh, NHN0 Trung ương ) thông qua điều chuyển vốn và
phải trả phí điều chuyển vốn ( thực chất là vay của cấp trên ) hàng tháng cho NHN0
cấp trên, nhưng ngân hàng buộc phải làm như thế do người dân ở đây còn nghèo, đời
sống có khó khăn nên vấn đề huy động vốn là một thách thức đối với ngân hàng.
4.2.2 Hệ số thu nợ.
Bảng 4.6: Hệ số thu nợ từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số thu nợ (1) 243,762 295,284 332,867
Doanh số cho vay (2) 275,489 313,497 367,629
1/2 (%) 88.48 94.19 90.54
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu hồi nợ. Nó phản ánh
trong một thời kỳ nào đó, ứng với doanh số cho vay thì ngân hàng thu được bao
nhiêu đồng vốn ( hệ số này đối với NHN0 trung bình khoảng 80%).
Trong các năm qua tỷ lệ thu nợ ngân hàng có sự tăng trưởng không đồng đều. Năm 2005 tỷ lệ này đạt 88.48%, đến năm 2006 tăng lên 94.19%. Nhưng sau đó
tỷ lệ này giảm còn 90.54% vào năm 2007. Kết quả này thể hiện những nổ lực và cố
gắng rất nhiều của CBTD, bên cạnh việc đẩy mạnh cho vay, CBTD còn phán đoán
chính xác khách hàng và đối tượng cho vay mang lại hiệu quả. Thêm vào đó điều
nông ngư dân trong huyện không ngừng trúng mùa cả nuôi trồng thuỷ sản lẫn trồng
cây công nghiệp, trồng lúa thu và giá cả tiêu thụ cũng khả quan.
4.2.3 Tỷ lệ nợ xấu.
Bảng 4.7: Tỷ lệ nợ xấu từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Nợ xấu (1) 2,564 3,758 4,683
Dư nợ (2) 234,176 252,425 324,806
1/2 (%) 1.09 1.49 1.44
Chỉ tiêu này rất quan trọng nó phản ánh trực tiếp hiệu quả và chất lượng tín
dụng. Theo quy định của NHN0 cho phép tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không được
vượt quá 5%.
Tỷ lệ này năm 2006 là 1.49% cao hơn năm 2005 ( 1.09% ) và có sự giảm nhẹ
trong năm 2007 còn 1.44%. Nhìn chung, chi nhánh NHN0 huyện Thoại Sơn trong 3
năm qua luôn sử dụng có hiệu quả nguồn vốn huy động điều đó đã thể hiện tập trung
ở tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần phải chú ý kiềm chế tỷ lệ này vì nó
không ổn định và số nợ xấu tuyệt đối ngày một lớn ( năm 2006 nợ xấu nhiều hơn
năm 2005 là 1,194 triệu đồng và năm 2007 nhiều hơn năm 2006 là 925 triệu đồng ).
Ngoài ra, tốc độ tăng nợ xấu năm 2006 so với năm 2005 là 46.57% cao hơn
rất nhiều so với tốc độ tăng dư nợ ( 7.79%). Nhưng đến năm 2007 thì tốc độ tăng nợ
xấu giảm đi đáng kể chỉ còn 19.75% thấp hơn so với tốc độ tăng dư nợ là 22.28%.
Điều này cho thấy ngân hàng có tích cực quan tâm xử lý tốt nợ xấu.
4.2.4 Vòng quay vốn.
Bảng 4.8 Vòng quay vốn từ năm 2005 – 2007.
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Doanh số thu nợ (1) 243,762 295,284 332,867
Dư nợ bình quân(2) 224,417 243,301 288,616
1/2 (lần) 1.08 1.21 1.15
Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng hay mức
độ thu hồi nợ của ngân hàng. Vòng quay vốn tín dụng cao thể hiện khả năng thu hồi
nợ tốt, ngân hàng quản lý chặt chẽ vốn quay của khách hàng, nhằm tránh tình trạng
khách hàng không trả nợ mà sử dụng cho mục đích khác. Vòng quay vốn tín dụng
của ngân hàng trong 3 năm lần lượt là: năm 2005 đạt 1.08 lần, năm 2006 là 1.21 lần,
năm 2006 là 1,15 lần. Chứng tỏ ngân hàng đã thực sự quan tâm trong lĩnh vực đầu tư
4.3 NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH. ĐỘNG KINH DOANH.
- Trình độ CBTD còn nhiều bất cập; khả năng thẩm định món vay lớn của CBTD
chưa cao; một số CBTD thiếu nghiên cứu các văn bản có liên quan đến chế độ của
Ngành, vì vậy thiếu nhanh nhạy trong xử lý các tình huống làm ảnh hưởng đến hiệu
quả tín dụng và sức cạnh tranh đối với các TCTD khác trên địa bàn.
- Tiềm năng kinh tế của huyện Thoại Sơn là sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi
thủy sản, nhưng giả cả không ổn định, môi trường cạnh tranh lại diễn ra khá quyết
liệt.
- Trong chỉ đạo, điều hành về công tác tín dụng có lúc còn bị động do ảnh hưởng
về nguồn vốn, do đó áp lực về vốn đối với NHN0 huyện Thoại Sơn thường xảy ra
vào các tháng đầu năm và cuối năm.
4.4 NGUYÊN NHÂN ĐẠT ĐƯỢC KẾT QUẢ VÀ NHỮNG TỒN TẠI CẦN
KHẮC PHỤC.
4.4.1 Nguyên nhân đạt được kết quả.
- Ban Giám đốc NHN0 huyện Thoại Sơn đã lãnh đạo toàn diện các mặt hoạt
động của cơ quan theo đúng định hướng của NHN0 tỉnh và nghị quyết của Đại hội
công nhân viên chức NHN0 huyện. Trong đó đặc biệt quan tâm, chú trọng công tác
huy động vốn, lấy phương châm “ huy động vốn hay là chết” là nhiệm vụ “sống còn”
cho mỗi CBCNV NHN0 huyện. Do vậy từ chỉ tiêu được NHN0 tỉnh giao, Ban Giám
đốc NHN0 huyện đã cùng với CBCNV bàn bạc, tìm mọi biện pháp để thực hiện
nhằm đạt kết quả cao nhất.
- Thời gian qua, khâu tuyên truyền, quảng cáo và khuyến mãi đã thực sự có
hiệu quả đối với công tác huy động vốn, kịp thời đưa nhanh lãi suất, phương thức gửi
tiền cả nội và ngoại tệ đến với khách hàng bằng nhiều hình thức: bandrole, tờ bướm,
CBCNV đi trực tiếp tuyên truyền, gửi tờ bướm cho từng khách hàng ( tờ bướm về
chi trả tiền nhanh đã gửi cho từng hộ gia đình có thân nhân nước ngoài vì thế mà số
món tiền từ dịch vụ này tăng nhiều hơn so với trước ), đài phát thanh, truyền thanh
huyện, thị trấn, xã…
- Nguồn vốn huy động tăng tạo điều kiện cho tín dụng tăng, nhưng vẫn đảm
bảo an toàn vốn.
- Thực hiện tốt định hướng của Ngành và yêu cầu thực tế của địa phương.
Vốn tín dụng được đáp ứng kịp thời, có chú trọng quan tâm các lĩnh vực trọng điểm
của huyện ở từng thời kỳ như: cho vay trồng trọt, chăn nuôi, trong đó quan tâm đến
chăn nuôi thủy sản.
- Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng ( tổ ) và CBCNV, nhất là đội ngũ CBTD tăng cường giám sát cơ sở đã kịp thời nắm bắt tình hình kinh tế của địa
phương và đầu tư của các TCTD khác đóng trên điạ bàn huyện để có biện pháp ưng
xử thích hợp.
- Phát động việc thi đua và việc xét khen thưởng kịp thời đã động viên rất
lớn cho CBCNV khi thực hiện các chỉ tiêu và nhiệm vụ được giao.
4.4.2 Nguyên nhân của những tồn tại.
- Trình độ chuyên môn của một số cán bộ chưa đáp ứng với yêu cầu công
việc hiện nay, cụ thể chỉ có 19/36 CBCNV thực thi nghiệp vụ ngân hàng có bằng đại
học.
- Công tác huy động vốn ở một số cán bộ chưa được quan tâm đúng mức.
Mỗi cán bộ chưa là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác huy động vốn.
- CBTD chưa biết gắn kết giữa cho vay và huy động vốn ở địa bàn dân cư;
một số CBTD còn sợ trách nhiệm, ngại mở rộng tín dụng…đây là mối đe doa trực
tiếp đến thị phần cho vay của chi nhánh.
- Tín dụng còn mang nặng hình thức “ cho vay ” chưa mở rộng sang hình
thức khác như bảo lãnh, cho thuê tài chính, chiết khấu…
4.5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG. ĐỘNG TÍN DỤNG.
- Hàng tháng, tổ chức họp phân tích hoạt động tín dụng, tìm rõ nguyên nhân cụ
thể, nhất là nguyên nhân dẫn đến nợ xấu thông qua việc phân loại nợ trên từng địa
bàn để có biện pháp chỉ đạo, xử lý cụ thể.
- Quán triệt quan điểm “ Chất lượng tín dụng quyết định cho sự tồn tại và phát
triển của từng chi nhánh”. Thực hiện quản lý tổng dư nợ và hạn mức dư nợ theo chỉ
tiêu mà NHNo Tỉnh giao. Tăng trưởng tín dụng phải gắn chặt với kết quả huy động
vốn, chỉ có thể tăng trưởng tín dụng khi vốn huy động đã tăng trưởng.
- Tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với việc kiểm tra, kiểm soát. Đối với những
món vay lớn phải được kiểm tra thường xuyên, nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả
vốn vay. Hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro do nguyên nhân chủ quan của nhân
viên tín dụng ngân hàng và khách hàng vay vốn, để từ đó không ngừng nâng cao chất
lượng tín dụng , giảm thấp tỷ lệ nợ xấu.
- Thường xuyên phân loại khách hàng vay vốn ở tất cả các thành phần kinh tế
để trên cơ sở đó áp dụng chế độ ưu đãi hoặc kiên quyết từ chối cho vay đối với
những khách hàng không tạo được niềm tin đối với NHNo.
- Đa dạng hoá phương thức cho vay để phù hợp với tính chất đặc thù, riêng có
của từng khách hàng, từng đối tượng vay vốn,…điều này không chỉ tăng khả năng
cạnh tranh mà còn nâng cao chất lượng và hiệu quả vốn tín dụng.
- Tập trung đầu tư cho các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ trong lĩnh vực
phi nông nghiệp, nhất là những doanh nghiệp chế biến nông sản, thực phẩm, thương
mại dịch vụ ở nông thôn.
- Đối với kinh tế hộ việc cấp tín dụng cần gắn liền với mô hình phát triển nông
nghiệp – nông thôn, góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật
nuôi; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nuôi trồng thuỷ sản của huyện, cho kinh tế trang trại, chăn nuôi gia súc.
- Quán triệt đến từng CBTD phải tuyệt đối tuân thủ quy trình cho vay, đảm bảo
kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay; gắn liền trách nhiệm của CBTD với món vay cho đến khi món vay được tất toán.
- Tăng cường mối quan hệ mật thiết với các cấp chính quyền địa phương nhằm
phục vụ tốt cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tập trung giữ vững khách
- Tổ chức tốt công tác thu hồi nợ, nhất là khoản nợ đã đưa vào xử rủi ro, nợ
quá hạn và nợ đã gia hạn và điều chỉnh, CBTD phải xem đây là công tác trọng tâm
trong hoạt động tín dụng. Thường xuyên theo dõi những diễn biến của thị trường từ đó xây dựng kế hoạch đầu tư cụ thể cho từng đối tượng.
- Tiếp tục duy trì và phát huy hiệu quả hoạt động của từng “ Tổ xử lý nợ tồn
đọng ” ở trung tâm và 2 chi nhánh. Trọng tâm là xử lý dứt điểm các khoản nợ quá
hạn, nợ tồn đọng, kiên quyết không để tình trạng nợ dây dưa kéo dài, ảnh hưởng xấu
đến chất lượng tín dụng và hiệu quả kinh doanh lâu dài của ngân hàng.
- Họp định kỳ hoặc đột xuất đội ngũ CBTD để kịp thời phổ biến những văn bản
nghiệp vụ, những việc cần làm ngay và phải thực hiện nghiêm túc, nếu có khó khăn,
vướng mắc phải phản ánh về lãnh đạo phòng tín dụng để xin ý kiến Ban giám đốc có
hướng xử lý kịp thời.
- Tăng cường công tác học tập để nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn và
năng lực tiếp cận khách hàng; giữ vững đạo đức nghề nghiệp có tâm huyết trong
công tác tín dụng; phát triển thị phần tín dụng và kiên quyết xử lý những cán bộ có
biểu hiện tiêu cực làm ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng.
Chương 5:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 KẾT LUẬN.
- Qua phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn tại NHN0 huyện Thoại Sơn
cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn tăng, doanh số thu nợ tăng, dư nợ tăng. Điều
này thể hiện hoạt động tín dụng ngắn hạn ngày càng có hiệu quả, điều đó không chỉ
tạo điều kiện cho chi nhánh thu được nhiều lợi nhuận mà còn góp phần phát triển
kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là ở nông thôn củ huyện.
- Cùng với sự lớn mạnh của NHN0 Việt Nam, NHN0 tỉnh An Giang, NHN0 huyện
Thoại Sơn cũng ngày càng phát triển và tự khẳng định mình là một ngân hàng
thương mại nhà nước mục đích kinh doanh không những vì lợi nhuận mà còn quan
tâm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Xuất phát từ thực tế cho thấy ngân hàng đã tích cực thực hiện chủ trương của NHN0 cấp trên là góp phần chuyển dịch cơ cấu
kinh tế, mở rộng tín dụng đến từng hộ sản xuất kinh doanh…nhờ đó mà vốn tín dụng
ngân hàng mới đến được người cần vốn giúp cho họ đẩy mạnh sản xuất, tiếp thu và
ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, từ đó tạo ra sự thay đổi đáng kể bộ mặt
kinh tế của huyện. Một vấn đề hết sức quan trọng là qua việc đầu tư của ngân hàng
đã hạn chế được nạn cho vay nặng lãi dưới nhiều hình thức, bán lúa non ở nông thôn,
từng bước xoá dần khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, tạo mối quan hệ tốt giữa
chính quyền với nhân dân địa phương.
5.2 KIẾN NGHỊ.
5.2.1 Đối với Nhà nước.
- Trong những năm gần qua, kinh tế - xã hội Thoại Sơn đạt được những
thắng lợi đáng phấn khởi, nhiều lĩnh vực đã vượt chỉ tiêu đề ra. Bên cạnh đó vẫn còn
một số hạn chế như: sản xuất chưa gắn chặt với thị trường; phát triển sản xuất, trồng
trọt, chăn nuôi còn mang tính tự phát; thiếu gắn bó cả về khối lượng, mẫu mã và giá
cả các mặt hàng nông sản. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất chưa tốt, thiếu hướng
dẫn, chưa tìm hiểu nhu cầu thị trường dẫn đến cung cầu không khớp: khi giá cả tăng
thì nông dân đổ xô vào sản xuất, khi giá giảm thì đồng loạt chuyển đổi. Thực trạng
trên một mặt chưa tạo được cơ cấu sản xuấtổn định, mang tính lâu dài, mặt khác còn
làm cho người sản xuất lẫn nhà đầu tư thua thiệt. Do đó đòi hỏi Nhà nước cần phải
có những chính sách can thiệp, hỗ trợ điều đó không chỉ giúp cho người sản xuất an
tâm mà còn giúp cho hoạt động của ngân hàng tốt hơn, nhất là trong lĩnh vực tín
dụng.
- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, mở rộng mạng lưới này đến các vùng sâu, nhằm đưa phương pháp sản xuất mới, chuyển giao công nghệ mới đến tận người
dân từ đó giúp họ không ngừng nâng cao năng suât, chất lượng sản phẩm, tiết kiệm
tối đa chi phí sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Tập trung tổ chức lại sản xuất nông nghiệp, trong đó đẩy mạnh “ liên kết
bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp ” để giúp cho