Các con đường vận chuyển của nhà máy

Một phần của tài liệu thực tập nhận thức tại nhà máy xi măng hoàng thạch (Trang 27 - 42)

4.3.1 Đường bộ:

Công ty xi măng Hoàng Thạch cách quốc lộ 18 là 2 km , từ công ty xi măng Hoàng Thạch theo quốc lộ 18 đi Hải Dương 60 km , Hà Nội 115 km , Phả Lại 50km, Bãi Cháy 60km. Công ty xi măng Hoàng Thạch cách quốc lộ 5 là 20 km qua phà Hiệp

Thượng . Nếu theo quốc lộ 5 từ công ty xi măng Hoàng Thạch đi : Hải Phòng 45 km, Hải Dương 50km, Hà Nội 105km. Từ công ty xi măng Hoàng Thạch qua phà Lại Xuân (Phà Đun) và Phà Bính về Hải Phòng cũng chỉ có 35km.

Trên tuyến đường bộ công ty xi măng Hoàng Thạch có thể vận chuyển xi măng đi các nơi với năng suất từ 2500-3000 tấn/ngày cùng một lúc có thể có 4 xe ôtô vào nhận xi măng bao và cũng có thể xuất xi măng rời với năng suất 5 phút cho một xe 10 tấn.

4.3.2 Đường Sông :

Công ty xi măng nằm trên 2 bờ sông Đá Bạch, dòng sông Đá Bạch là biên giới phân chia giữa hai tỉnh Hải Dương và Quảng Ninh ( khu sản xuất nằm trên đất Hải Dương, khu đóng bao và tiêu thụ xi măng nằm trên đất Quảng Ninh). Từ bến cảng Hoàng Thạch đi các nơi bằng đường thủy cũng tương

đương như đường bộ. Từ các nơi theo đường thuỷ về Hoàng Thạch khá thuận tiện và dễ dàng.

Cảng của công ty xi măng Hoàng Thạch được xây dựng trên hai bờ sông Đá

Bạch, cảng có kết cấu theo kiểu tường cọc. Một bên là cảng xuất nguyên liệu, một bên là cảng xuất xi măng.

* Cảng nhập nguyên ,vật liệu:Cảng chạy dài 200m được chia làm 2 khu:

- Khu bốc dỡ nguyên vật liệu rời: Được trang bị hai cần cẩu điện có năng suất bốc dỡ tối đa 5000 tấn/ngày.

- Khu bơm rót dầu ( dầu FO và dầu DO ) trên bến có hệ thống bơm hút từ xà lan lên bể chứa, năng suất bơm hút 600tấn/ngày.

* Cảng xuất xi măng:Cảng xuất xi măng dài khoảng 200m có phao neo đậu cho tầu thuyền chờ lấy hàng, năng suất xuống xi măng từ 7000-8000 tấn/ngày. Tại hai cảng chính tàu có trọng tải 400 tấn có thể ra vào được để lấy hàng.

* Ngoài ra còn có một cảng phụ :Cảng phụ dùng để xuất xi măng cho một số phương tiện nhỏ như xà lan dưới 100 tấn. Ngoài ra còn dùng để bốc dỡ các đoàn xà lan chở hàng là hòm kiện và các loại hàng quá khổ, quá tải khi vận chuyển bằng đường bộ .

* Cảng của công ty xi măng Hoàng Thạch chịu ảnh hưởng của nhật triều. Những ngày thủy triều xuống thấp ảnh hưởng đến việc phương tiện ra vào bến. Hàng năm công ty phải đầu tư hàng tỷ đồng cho việc nạo vét luồng lạch bến cảng.

4.3.3 Đường Sắt:

Khu vực đóng bao cách ga Mạo Khê 2,5km. Từ ga Mạo Khê có một đường nhánh để các toa xe vào thẳng máng lấy xi măng. Cùng một lúc có thể xuất xi măng cho 8 toa xe hoả. Năng suất bốc xếp có thể tới 2000tấn/ngay. Các toa xếp xi măng xong có thể đi Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Viên, Đông Anh, Thái Nguyên

4.4 Các thiết bị điều khiển và tự động của nhà máy.4.4.1 Hệ điều chỉnh chất lượng xi măng : 4.4.1 Hệ điều chỉnh chất lượng xi măng :

Hệ QCX để điều chỉnh mức phối liệu nhằm đảm bảo các thành phần hoá học thích ứng của vật liệu trước khi đưa vào máy nghiền Clinker . Hệ QCX có hai thiết bị chính là máy tính Solar –16/40 và máy phân tích Rơnghen ARL-7400.

Máy tính Solar 16/40 nhận tín hiệu vào máy phân tích Rơnghen và đưa ra chủ yếu là 4 tín hiệu điều chỉnh 4 chiết áp xác định mức đặt % cho đá vôi, đá sét, xỉ sét, và cát thạch anh trong tổng lượng liệu đặt trước cho máy nghiền liệu .Thành phần trăm của đá vôi, xỉ sét, đá sét, cát thạch anh được máy tính Solar tính toán theo một chương trình

công nghệ đã có sẵn trong máy tính. Thành phần % các loại nguyên liệu này được điều khiển thay đổi hàng giờ theo lượng liệu đặt tổng .

Điện áp u(t) tỉ lệ với tổng lượng liệu cho vào máy nghiền . Tổng lượng liệu này được giữ không đổi nhờ 5 mạch vòng điều chỉnh. Mạch vòng điều chỉnh tốc độ băng tải đổ vào máy nghiền và 4 mạch vòng điều chỉnh trọng lượng đá vôi, sét, xỉ sắt , thạch cao đổ lên băng tải đưa vào máy nghiền . Các điện áp Uq1,Uq2,Uq3,Uq4 sẽ tỷ lệ với trọng lượng của đá vôi , đá sét , xỉ sắt và thạch cao .

4.4.2 Hệ điều chỉnh tương tự với bộ PID :

Hệ điều chỉnh tương tự với các bộ PID chuẩn hoá NL-470 dùng để điều chỉnh các thống số của quá trình công nghệ : như áp suất , nhiệt độ , lưu lượng…Để sai lệch của đại lượng điều chỉnh so với đại lượng đặt chuẩn là nhỏ nhất , luật điều chỉnh ở đây là luật tỉ lệ – tích phân - đạo hàm (PID) . Nhưng trong thực tế của quá trình thường xuất hiện luật điều chỉnh tỉ lệ – tích phân (PI) . Vì giá trị thực tế của quá trình thường xuất hiện chậm so với thời điểm xuất hiện chậm so với thời điểm xuất hiện tín hiệu chuẩn ( tín hiệu đặt ) một thời gian nào đó . Và như vậy thường làm cho quá trình điều chỉnh dễ mất ổn định . Để bù hiện tượng chậm đó bộ PID chuẩn hoá có khâu bù hằng số thời gian chậm nhờ mạch trễ và khối tích phân mắc ở đầu ra tín hiệu . Toàn nhà máy sử dụng 16 bộ PID chuẩn hoá NL-470 đặt ở tầng hai nhà điều khiển.

4.4.3. Hệ đo lường và biến đổi tín hiệu FLS-410:

Hệ thống FLS-410 là hệ thống đo lường và tập trung đã được thống nhất hoá và chuẩn hoá với 330 điểm đo . Hệ đo lường FLS –410 thu thập tín hiệu đo rải rác khắp nhà máy về phòng điều khiển trung tâm . Tín hiệu đo từ các bản chất vật lí khác nhau như : nhiệt độ , áp suất , lưu lượng , nồng độ khí ..đều được biến đổi thành các tín hiệu điện và được chuẩn hoá thành điện áp từ 0-10Vhoặc dòng điện từ 0-20mA . Hệ đo lường FLS- 410 là tai mắt của quá trình điều khiển .

4.4.4 Hệ thống điều khiển LOGIC bằng vi tính 4040 và Rơle :

Hệ này dùng vi tính để điều khiển khởi động và dừng lò , là liên động của cả quá trình. Toàn nhà máy sử dụng 8 vi tính 4040 cho 8 phân xưởng và khoảng 300 modul LE03 để điều khiển khoảng 300 cơ cấu chấp hành van, động cơ vài trăm W đến 6500kW. Mạng vi tính dùng để điều khiển logic cũng được thiết kế chuẩn hoá. Mạng logic đã làm

cho hệ điều khiển Logic ở nhà máy nhẹ nhàng, linh hoạt, dễ vận hành nhiều hơn so với các nhà máy khác khi dùng Rơle…

4.4.5 Hệ điện tử công suất lớn :

Để nhận tín hiệu điều khiển và biến đổi thành các tín hiệu công suất lớn cung cấp cho các hệ truyền động tự động, hệ lọc bụi … ở nhà máy đã sử dụng một hệ thống điện tử công suất lớn hiện đại và đa dạng bằng các Thyristor với các mạch vòng điều khiển bằng dòng điện, điện áp, tốc độ với luật điều chỉnh tỉ lệ tích phân đảm bảo cho đặc tính điều chỉnh của toàn bộ hệ là tốt nhất . Các Thyristor sử dụng ở nhà máy có công suất lớn nhất là loại 400A - 1600V - cho hệ điều khiển khởi động lò và nghiền liệu, loại 10A - 900V được sử dụng phổ biến trong các mạch điều chỉnh , mạch biến tần .

4.5 Dây chuyền I xi măng Hoàng Thạch.

Ngày 19/05/1977, Khởi công xây dựng dây chuyền I Nhà máy xi măng Hoàng Thạch với công suất thiết kế 1,1 triệu tấn/năm, đây là dây chuyền lớn và hiện đại nhất Việt Nam vào thời điểm đó.Dây chuyền I do hãng F.L.Smidth (Đan Mạch) thiết kế, cung cấp thiết bị .

Dây chuyền nhà máy xi măng Hoàng Thạch được trang bị một hệ thống tự động hoá tương đối hoàn chỉnh bao gồm các hệ thống sau :

- Hệ thống điều chỉnh chất lượng xi măng .

- Hệ thống điều chỉnh tương tự với bộ PID chuẩn hoá - Hệ đo lường và biểu đồ tín hiệu FLS-110.

- Hệ thống điều khiển LOGIC bằng vi tính 4040 và rơ le .

- Hệ điện tử công suất lớn .

4.6 Dây chuyền II xi măng Hoàng Thạch :

Dây chuyền II nhà máy xi măng Hoàng Thạch được điều khiển bằng hệ thống điều khiển phân tán DCS ( Distributed Control System). Đây là hệ thống điều khiển hiện đại bậc nhất ở Việt Nam và khu vực được áp dụng vào sản xuất xi măng. So với hệ điều khiển truyền thống, hệ thống điều khiển dây chuyền Hoàng Thạch II có rất nhiều ưu việt, nó dùng hệ điều khiển DCS, với các mức sau:

Mức I: Là các thiết bị chấp hành liên quan trực tiếp đến nhà máy bao gồm các động cơ, van, công tắc …

Quy trình đặc trưng ở đây là : - Đo đạc

- Chuyển mạch - Điều chỉnh

Mức II: Là các bộ điều chỉnh (PLC), các bộ ghép nối (I/O), bộ điều khiển động

cơ (MCC) lắp đặt ở các phân xưởng để điều khiển tự động hoá các quá trình công nghệ mà tại đó hệ điều khiển thực xảy ra. Các quy trình đặc trưng ở đây là :

- Điều khiển - Điều chỉnh - Giám sát

Tại mức này việc xử lý thông tin cảm ứng từ mức 1 điều khiển và điều chỉnh tại chỗ và nối tới mức điều khiển trung tâm. Mức này bao gồm các Master-piece90(MP90) và Master-piece51(MP51)

Mức III: Bao gồm các bộ PLC chính, hệ thống cơ bản bao gồm 5 Master-

piece200/1, mỗi Master-piece 200/1 được nạp các chương trình ứng dụng và cơ sở dữ liệu để có thể truy nhập một cách tập trung, do đó có thể trao đổi tín hiệu với phòng điều khiển trung tâm .

Mức IV: Bao gồm các hệ thống chuyên dùng để điều khiển tối ưu, là Masterview

850 cộng màn hình hiện thi. Quy trình đặc trưng ở đây là: - Điều khiển

- Giám sát - Hiển thị - Tính toán - Tối ưu hoá .

Mức V: Máy tính quá trình

Đây là bộ phận tham gia vận hành, gồm các quy trình đặc trưng sau : - Hiển thị

- Phân tích - Ghi chép

- Hội thoại - In ra

- Giám sát … một cách dễ dàng và thuận tiện .

4.7 Dây chuyền III của nhà máy.

Dây chuyền III được khởi công xây dựng ngày 04/02/2007 trên mặt bằng hiện có của Công ty với diện tích đất sử dụng là 7,46 ha, dự kiến đến quý III năm 2009 khánh thành đi vào sản suất. Như vậy khi dây chuyền Hoàng Thạch III đi vào sản xuất sẽ đưa tổng công suất của Công ty lên 3,5 triệu tấn/năm

Nhưng do trong quá trình thực hiện gặp một số khó khăn nên dây chuyền III đến những tháng đầu năm 2010 mới đưa vào sử dụng và hoàn thiện ,hiện nay nhà máy đang cho dây chuyền III hoạt động và các dây chuyền I và II đang trong giai đoạn sửa chữa.

4.8 Vấn Đề môi trường và xã hội đối với nhà máy xi măng hoàng thạch.4.8.1 Vấn đề môi trường của nhà máy. 4.8.1 Vấn đề môi trường của nhà máy.

Một vấn đề gặp phải đối với các nhà máy xi măng là môi trường,do đặc thù của nghành công nghiệp nên môi trường thường bị ôi nhiễm bầu không khí gây ảnh hưởng đến sức khỏe của chính công nhân cũng như đối vời môi trương xung quanh.Bản thân nhà máy xi măng Hoàng Thạch cũng gặp phải những khó khăn đó nhưng qua chuyến thực tập em phải công nhận rằng nhà máy có môi trường thật trong lành với rất nhiều cây xanh và dường như công tác vệ sinh môi trường được thực hiện rất tốt ,sau khi tìm hiểu kỹ hơn về nhà máy em mới được biết nhà máy đã có nhiều các biện pháp cải thiện môi trường:

- Hàng cây xanh thẳng tắp chạy dọc các lối đi, các khu vực sản xuất, từ ngoài đến

vào trong xưởng... đâu đâu trong khu vực của Công ty xi măng Hoàng Thạch cũng đều sạch sẽ, thoáng mát.Nhiều năm qua Công ty Xi măng Hoàng Thạch đã chú trọng đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại, tiên tiến nhằm giảm thiểu tối đa khói, bụi thải ra môi trường. Công ty đã đầu tư vào thiết bị công nghệ

thuộc loại tiên tiến trên thế giới chuyên sản xuất loại xi măng PC30, PCB30, PC40, PCB40 và Clinker chất lượng cao, đồng thời đầu tư mua các thiết bị chuyên dụng xử lý các nguồn gây ô nhiễm để hạn chế khí thải, giảm tiếng ồn, quản lý chất thải rắn và tái sử dụng nước thải...

Xi măng Hoàng Thạch trở thành doanh nghiệp đầu tiên xây dựng và áp dụng thành công Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14001: 2004.

Với 8 bộ lọc bụi tĩnh điện trang bị cho cả 2 dây chuyền sản xuất, trong đó có 1 bộ lọc lắp đặt ngay tại máng xuất Clinker- Xưởng Xi măng, hiệu suất của các bộ lọc bụi rất hiệu quả, đạt tới 99% khi hoạt động, do vậy, lượng bụi phát tán ra môi trường không đáng kể. Còn ở các vị trí khác như: Đập đá vôi, đá sét, thạch cao, nghiền xi măng, đóng bao, két chứa, các điểm chuyển hướng băng tải... đều được lắp đặt lọc bụi tay áo, tổng số 101 bộ lọc bụi với hiệu suất đạt tới 99%. Ngoài ra, Công ty còn cải tạo và lắp đặt thêm 3 bộ lọc bụi tay áo công suất lớn tại Xưởng Đóng bao, bổ sung lưu lượng hút tại khu vực đóng bao HT1, qua số liệu quan trắc môi trường, nồng độ bụi tại đây đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Không những bảo vệ môi trường ở khu nhà xưởng, công ty còn chú trọng đến bảo vệ môi trường ở các khu vực mỏ, cảng của mình bằng cách dùng thuốc nổ ít độc hại tới môi trường; giảm tiếng ồn trong khai thác mỏ; hàng ngày có xe phun nước, quét dọn làm giảm bụi. Tại các cảng, Công ty trang bị số lọc bụi tay áo công suât lớn tại các phễu, do đó giảm được lượng bụi đáng kể...

Với những cố gắng nhằm bảo vệ môi trường, Công ty đã được UBND huyện Kim Môn, Hải Dương khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường.

4.8.2 Vấn đề xã hội của nhà máy.

Ngoài việc chỉ đạo trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và các phong trào thi đua chung, Công ty còn làm tốt việc chăm sóc sức khoẻ cho người lao động. Duy trì các bữa ăn và chế độ ăn ca đảm bảo chất và lượng, chăm lo chu đáo cho quyền lợi người đang công tác tại Công ty, nghỉ hưu, ốm đau hoặc khó khăn. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ khám, chữa bệnh, phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp điều trị kịp thời cho CBCNV và sắp xếp lao động hợp lý cho từng đối tượng phù hợp với sức khoẻ của mình.

Hoạt động thể dục thể thao Sân vận động của Công ty

Gây quỹ tình thương, thăm hỏi chị em ốm đau, thăm hỏi những gia đình chính sách, khó khăn. Tổ chức tặng quà sinh nhật, kỷ niệm ngày cưới cho CBCNV trong toàn Công ty. Hàng năm, Công ty còn tổ chức cho trên 1.000 lượt người đi thăm quan du lịch mùa hè, học hỏi kinh nghiệm nơi khác. Trang bị sách báo, tổ chức học tập, huấn luyện an toàn, luật lao động, nghe chuyên đề, thời sự, học nghị quyết và các chính sách của Đảng và Nhà nước, giáo dục truyền thống nhân ngày lễ lớn, ngày truyền thống của ngành, của Công ty.

Trong nhiều năm qua CBCNV của Công ty đã làm tốt công tác từ thiện nhân đạo, giúp đỡ các địa phương: Xây mới và góp vốn xây dựng, nâng cấp nhiều phòng học cho các xã xung quanh địa bàn Công ty 2 tỷ đồng Xây dựng 16 nhà tình nghĩa, phụ dưỡng 29 Bà mẹ Việt Nam anh hùng, mẹ liệt sĩ cô đơn, giúp đỡ các gia đình chính sách gặp khó khăn trên 1 tỷ 500 triệu đồng, ủng hộ đồng bào tại các địa phương gặp thiên tai

Một phần của tài liệu thực tập nhận thức tại nhà máy xi măng hoàng thạch (Trang 27 - 42)