Trong qui trình cho vay thì công tác thẩm định được coi là giữ vị trí quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng và phòng ngừa rủi ro, nếu công tác thẩm định không chính xác, đầy đủ thì rủi ro của Ngân hàng không thể tránh khỏi.
Khi rủi ro tín dụng nảy sinh sẽ làm ảnh hưởng đến đồng vốn kinh doanh mà Ngân hàng bỏ ra sẽ không đem lại hiệu quả, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, chính vì vậy mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt được các thông tin, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng, vì vậy cán bộ tín dụng phải thực hiện một số công việc sau:
Kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ vay vốn, hợp đồng thế chấp, giấy ủ y quyền,…phải có chữ ký thể hiện sự đồng tình và cùng chịu trách nhiệm về món tiền vay của người đứng ra vay vốn.
Tính hợp pháp của tài sản thế chấp, các quyền của người vay đối với tài sản thế chấp. Đặc biệt là phải chú ý đến tinh thần trách nhiệm của các thành viên có liên quan đối với món vay.
Thường xuyên tiến hành kiểm tra, kiểm soát trước, trong và sau khi cho vay. Kiểm soát cho vay phải được thực hiện tùe khâu bắt đầu nhận hồ sơ xin vay đến khi thu hết nợ gốc và lãi.
Thường xuyên cập nhật các thông tin về kinh tế - kỹ thuật, các thông tin dự báo phát triển của các ngành, giá cả thị trường, tỷ suất lợi nhuận bình quân của ngành, của các loại sản phẩm,… để phục vụ cho công tác thẩm định và ra quyết định cho vay.
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 6.1. Kết luận.
Luận văn được thực hiện nhằm giải quyết 4 nhiệm vụ chủ yếu sau:
Nêu một số cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng, tìm hiểu và vận dụng vào việc phân tích làm rõ vấn đề nghiên cứu.
Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi Nhánh An Giang: về lịch sử, lĩnh vực hoạt động, kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm (2005-2006-2007),…
Đi sâu phân tích hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống, từ đó phát hiện những thuận lợivà khó khăn của hoạt động tín dụng này, để đề ra những giải pháp phát huy nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đồng thời khắc phục những mặc yếu kém.
Đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng phục vụ đời sống.
6.2. Kiến nghị.
Hoạt động của Chi nhánh ngày càng phát triển, số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng vì vậy Chi nhánh cần chú ý những vấn đề như:
Ngân hàng cần thường xuyên phân loại các khoản nợ để đề ra biện pháp thu hồi, xử lý phù hợp với tình hình thực tế của từng khách hàng, từng khoản vay.
Công tác đôn đốc, thu hồi nợ phải gắn liền với công tác đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát trong hoạt động tín dụng.
Thống nhất nhận thức và nhất quán trong thực hiện chính sách tín dụng với tầm nhìn dài hạn.
Đa dạng hóa danh mục đầu tư, đa dạng hóa khách hàng. Không tập tuong cho vay một loại khách hàng, một ngành hàng mà cần mở rộng đối tượng khách hàng, mở rộng đối tượng cho vay, mở rộng cho vay nông nghiệp, cho vay tiêu dùng, đẩy mạnh cho vay SXKD.
Tạo điều kiện ổn định ăn ở cho nhân viên trong Ngân hàng nhằm ổn định cuộc sống gia đình để họ phát huy tinh thần làm việc năng động của họ.
Tăng cường thêm các chương trình đào tạo như nâng cao trình độ, thu hút thêm nguồn nhân lực,….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TS Nguyễn Minh Kiều. 2006. Tín Dụng và Thẩm Định Tín Dụng Ngân Hàng. Nhà Xuất Bản Tài Chính.
GS.TS Vũ Văn Hóa và PGS.TS Đinh Xuân Hạng. 2005. Giáo Trình Lý Thuyết Tiền Tề. Nhà Xuất Bản Tài Chính.
Nguyễn Ngọc Châu Thủy. 2004. Luận văn tốt nghiệp. Phân tích tín dụng Công Thương Nghiệp và Tiêu Dùng tại Ngân Hàng Á Châu An Giang.
Nguyễn Thị Thùy Đăng. 2006. Chuyên đề tốt nghiệp. Phân tích hiệu quả tín dụng tại Sacombank_Chi nhánh An Giang.