Kiến nghị với chính phủ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại SHB Nghệ An (Trang 40 - 50)

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý cho Doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, tạo

một môi trường pháp lý thuận lợi đối với hoạt động của các Doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh cho các Doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

gia và trên thế giới.

- Việt Nam là quốc gia mà việc sử dụng tiền mặt vẫn chiếm đa số trong

các giao dịch thương mại. Chính vì vậy, việc sử dụng thẻ trong thanh toán cần được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam để giảm lượng tiền mặt lưu thông

trong nền kinh tế. Nhà nước nên có các biện pháp và chính sách khuyến khích người dân gửi tiền vào Ngân hàng, thực hiện thanh toán qua Ngân hàng tăng

khả năng kiểm soát của Nhà nước đối với nền kinh tế, nâng cao hiệu quả

trong phát triển đất nước: giảm thuế, trả lương vào tài khoản Ngân hàng. - Hoàn thiện hệ thống thể chế và pháp luật quy định về hoạt động của

Ngân hàng nói chung, luật Ngân hàng nhà nước, luật các Tổ chức tín dụng nói riêng tránh có sự mâu thuẫn, chồng chéo lẫn nhau và không đúng quy định

với các thông lệ quốc tế nhất là khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại

thể giới WTO. Các quy định về đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng

như khả năng chi trả, tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, tỉ lệ tối đa của nguồn vốn

ngắn hạn được sử dụng để cho vay trung và dài hạn…không quá cao nhưng

vẫn đảm bảo an toàn cho các Ngân hàng.

- Ban hành quy định kiểm toán bắt buộc đối với tất cả các Doanh

nghiệp, chấn chỉnh việc kiểm tra và chấp hành kế toán, thống kê để Ngân hàng có được các thông tin trung thực về Doanh nghiệp, giảm thiểu các rủi ro

trong hoạt động tín dụng.

- Thúc đẩy việc thành lập thị trường chứng khoán, qua đó Ngân hàng có thể mở rộng các dịch vụ và khai thác có hiệu quả hơn nguồn vốn nhàn rỗi.

Góp phần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các Doanh nghiệp. Trong một

Doanh nghiệp vừa có cổ phần của nhà nước vừa có cổ phần của người lao động thì sẽ phát huy được tinh thần làm chủ của người lao động, nâng cao

hiệu quả kinh doanh.

- Sớm ban hành một nghị định về bảo hiểm tín dụng. Việc phát triển

nghiệp vụ bảo hiểm tín dụng trong nước là một nhu cầu cấp thiết để đảm bảo an toàn tín dụng cho các Ngân hàng, khắc phục các rủi ro về tín dụng và làm lành mạnh hóa hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

- Các cơ quan chức năng như Toà án, Viện kiểm soát, Công an, Thi hành án, Thanh tra Ngân hàng nhà nước cần có sự quan tâm hỗ trợ ngành Ngân hàng trong việc xử lý thu hồi nợ, nhất là các khoản nợ mà người vay cố

tình chây ỳ, trốn tránh trách nhiệm trả nợ và lừa đảo. Cần có những văn bản

có tính chất liên ngành nhằm phối hợp, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư

- Chính phủ cần tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh cho

hoạt động của hệ thống Ngân hàng. Nâng cao hiệu quả hoạt động của quá

trình xây dựng và điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước, gồm điều hành cung ứng tiền tệ, điều tiết lãi suất, tổ chức tốt hệ thống thị trường

tiền tệ đặc biệt là thị trường tiền tệ liên Ngân hàng.

2.3.4.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

- Ngân hàng nhà nước cần phải tập hợp các tổ chức trung gian tài chính

trên địa bàn, dùng đòn bẩy tín dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa tiến lên chủ nghĩa xã hội trên cơ sở

quan hệ giữa các tổ chức kinh tế là bình đẳng cùng phát triển.

- Ngân hàng nhà nước cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại để ngăn ngừa những đổ bể

về tín dụng như trong những năm vừa qua gây ảnh hưởng đến hiệu quả, chất lượng tín dụng.

- Ngân hàng nhà nước cần tăng cường công tác thông tin tín dụng và phòng ngừa rủi ro bằng cách thành lập và nâng cấp, mở rộng hệ thống thông

tin về khách hàng để cung cấp cho các tổ chức tín dụng. Ban hành quy chế cụ

thể về trao đổi thông tin tín dụng giữa các Tổ chức tín dụng. Tăng cường ứng

dụng công nghệ thông tin vào hoạt động Ngân hàng, thông qua đó Ngân hàng nhà nước giám sát, quản lý hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Bằng

việc ứng dụng công nghệ tin học, các Ngân hàng có thông tin chính xác, kịp

thời, nhanh chóng, góp phần giảm được các rủi ro trong hoạt động tín dụng

nói riêng cũng như hoạt động của Ngân hàng nói chung.

- Ngân hàng nhà nước cần hoàn chỉnh các văn bản, quy chế để Luật

Ngân hàng ngày càng hoàn thiện hơn, cần đầu tư hiện đại hoá công nghệ để

có thể chiết xuất thông tin từ cơ sở dữ liệu của các Ngân hàng thương mại.

Trên cơ sở đó tổng hợp lại để cung cấp cho các Ngân hàng thương mại một

cách chính xác kịp thời khi cần thiết.

trong việc cung cấp và khai thác thông tin, như quy định rõ mức phí khi Tổ

chức tín dụng cần tham khảo thông tin hoặc các Tổ chức tín dụng sẽ thu được

một khoản phí khi cung cấp cho CIC được những thông tin cần thiết.

2.3.4.3 Kiến nghị vớiNgân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội cần phải tiếp tục

hoàn chỉnh và ban hành các chế độ nghiệp vụ cụ thể, đảm bảo ngắn gọn,

chuẩn xác, định rõ được trách nhiệm của từng cán bộ tín dụng đến trưởng,

phó phòng kinh doanh và giám đốc sao cho phù hợp với tình hình thực tế hiện

nay và chế độ Ngân hàng nhà nướcquy định.

- Kịp thời đưa ra những văn bản hướng dẫn chi tiết các quyết định của

Ngân hàng nhà nước áp dụng trong toàn hệ thống Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài Gòn - Hà Nội.

- Hoạt động của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

mang tính thống nhất và tập trung cao độ trong toàn hệ thống, vì vậy nếu một đơn vị thành viên trong hệ thống hoạtđộng kinh doanh không có hiệu quả sẽ

gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn hệ thống. Do đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội phải thường xuyên kiểm

tra, kiểm soát các mặt nghiệp vụ hoạt động kinh doanh của các đơn vị thành viên trong hệ thống nói chung và Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần

Sài Gòn - Hà Nội Nghệ An nói riêng. Trong công tác thanh tra kiểm soát cần

phải có đội ngũ cán bộ là người am hiểu sâu rộng nghiệp vụ Ngân hàng, có phẩm chất đạo đức tốt và phải được đào tạo thêm các kiến thức bổ trợ khác như nghiệp vụ thanh tra, pháp luật, quản lý nhà nước,…để kịp thời uốn nắn

những sai sót, đưa hoạt động của các đơn vị thành viên được thống nhất theo đúng qui trình nghiệp vụ, thể chế của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội cũng như của Ngành, đảm bảo nâng cao hiệu quả hoạt động

kinh doanh của các Chi nhánh trong toàn hệ thống.

- Hiện nay, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội đã có

trung tâm đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ nên để giải quyết những trình độ

bất cập, chưa đáp ứng được yêu cầu và nhiệm vụ mới trong nền kinh tế thị trường cần phải:

+ Tăng cường mở thêm các lớp học tập, bồi dưỡng nghiệp vụ trong

ngành cũng như ngoài ngành với đội ngũ giảng viên có trình độ giỏi và kinh nghiệm trong giảng dạy.

+ Thường xuyên tổ chức kiểm tra tay nghề về các mặt nghiệp vụ nhất là nghiệp vụ tín dụng với cán bộ làm công tác tín dụng.

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội nên tăng cường sự

hỗ trợ cùng với Chi nhánh Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội

Nghệ An khai thác tìm kiếm các đối tác là những Doanh nghiệp có quy mô lớn hơn, làm ăn có hiệu quả, có phương án kinh doanh mang tính khả thi cao

để tăng cường hợp tác.

- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội nên tham khảo, lấy

ý kiến đóng góp của các chi nhánh trước khi có quyết định cuối cùng khi triển

khai các dịch vụ, sản phẩm mới hoặc ban hành các chính sách mới, vừa đảm

bảo sự phù hợp đặc thù trên địa bàn hoạt động của chi nhánh vừa phát huy

hiệu quả của những chính sách mới.

- Dịch vụ Ngân hàng hiện nay có sự hỗ trợ lớn của công nghệ hiện đại,

hoạt động chủ yếu dựa vào công nghệ, vấn đề quản trị hệ thống mạng vi tính, đường truyền, nâng cấp máy chủ là hết sức quan trọng và mang tính quyết định đến chất lượng dịch vụ. Vì vậy, Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội cần có đầy đủ đúng mực về con người và trang thiết bị cần thiết cho

KẾT LUẬN

Cùng với cộng đồng Doanh nghiệp, hệ thống Ngân hàng thương mại

Việt Nam đã thực sự đối mặt với nhiều thách thức hơn là thuận lợi cho các

Ngân hàng nội trước sự đổ bộ ồ ạt của các tập đoàn Ngân hàng, tài chính hàng

đầu thế giới sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Các Ngân hàng ngoại với thế

mạnh tài chính, kỹ thuật công nghệ đã tích lũy hàng trăm năm, có ưu thế và khả năng kiến tạo dịch vụ, năng lực marketing... sẽ dần chi phối và phân chia lại "chiếc bánh dịch vụ" từ các Ngân hàng nội, trong đó có SHB. Nếu không nhanh chóng gia tăng năng lực cạnh tranh ngay từ hôm nay, SHB sẽ đối mặt

với áp lực mất thị phần tại Chi nhánh từ sự bành trướng dịch vụ của hàng loạt

Ngân hàng thương mại cổ phần trong nước có bàn tay của Ngân hàng ngoại

khi họ đầu tư cổ phiếu để từ đó thâm nhập về kỹ thuật, công nghệ và cạnh

tranh khách hàng. SHB hoạt động không giống các Ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận phục vụ người nghèo và các đối tượng chính sách khác nhằm thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội của Nhà

nước; Cũng không giống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn với chính sách ưu đãi về vốn, lãi suất, điều kiện vay vốn cho nông dân, SHB hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Mặt khác, hoạt động tín dụng lại là thế mạnh của

SHB. SHB đã khẳng địnhđược vị thế của một trong những Ngân hàng thương

mại hàng đầu Việt Nam với hệ thống mạng lưới trải rộng khắp hầu hết các

tỉnh thành trong cả nước, thương hiệu SHB đã và đang được khẳng định được

một vị thế ngày càng vững chắc trong lòng khách hàng. Vì vậy SHB cần đẩy

mạnh phát triểnđặc biệt là hoạt động tín dụng tại tất cả các chi nhánh.

Trong quá trình thực tập tại SHB Chi nhánh Nghệ An, sau một thời

gian học hỏi nghiên cứu tại Ngân hàng em xin mạnh dạn phân tích chất lượng

tín dụng tại Chi nhánh và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng tại Chi nhánh với mong muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao

chất lượng tín dụng tại Chi nhánh.

Do sự hạn chế về mặt kiến thức và sự hiểu biết thực tế nên bài viết

không tránh khỏi những thiếu sót vì vậy em rất mong sự thông cảm và đóng

góp ý kiến của các thầy cô và mọi người.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo thường niên của SHB Nghệ An.

2. GS, TS Lê Văn Tư, Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính. 3. Luật các tổ chức tín dụng.

4. Nghiên cứu về nghiệp vụ ngân hàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế,

NXB Chính trị Quốc gia.

5. PGS,TS Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê. 6. Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, 2004.

7. Tạp chí Ngân hàng.

NHẬT KÝ THỰC TẬP

Sinh viên: Nguyễn Viết Quân

Lớp: 49B2 Tài chính - Ngân hàng

Trường: Đại học Vinh

Đơn vị thực tập: Ngân hàng SHB Nghệ An

Quá trình thực tập bắt đầu từ ngày 06/02/2012 đến ngày 22/ 03/ 2012 Thời gian thực tập hàng ngày theo giờ hành chính

* Buổi sáng: Từ 7h đến 11h

* Buổi chiều: Từ 13h30 đến 17h30

Thời gian làm

việc Nội dung công việc Ghi chú

Tuần 1: Từ ngày 06/02/2012 đến ngày 12/02/2012

Ngày 06/02

- Đến Ngân hàng SHB xin thực

tập. Nộp giấy giới thiệu của nhà trường cho đơn vị thực tập.

- Được mọi người

trong ngân hàng nhiệt

tình giúp đỡ. Được giám đốc và phó giám

đốc chi nhánh chấp

nhận thực tập.

Ngày 7/02 - 9/02

- Được cung cấp 1 số thông tin

về Ngân hàng. - Chọn tên đề tài.

Tuần 2: Từ ngày 13/02/2012 đến ngày 18/02/2012

Ngày 13/02 - 18/02

- Tìm hiểu tổng quan về ngân

hàng

Tuần 3: Từ ngày 20/02/2012 đến ngày 25/02/2012

Ngày 20/02 - 25/02

- Tìm hiểu thêm thông tin về

Ngân hàng qua các phòng ban, nhân viên...

Ngày 27/02 - 03/03

- Đến ngân hàng và xin một số

tài liệu cần thiết để viết báo

cáo. Trong tuần tập trung viết

báo cáo thực tập nên xin phép nghỉ thực tập.

- Việc không lên ngân hàng thực tập đã được sự đồng ý của trưởng phòng kế toán và phó giám đốc Tuần 5:Từ ngày 05/03/2012 đến ngày 10/03/2012 Ngày 05/03 - Gặp trưởng phòng xin góp ý về đề cương báo cáo. Xin thêm

số liệu.

Ngày 08/03 - Chung vui cùng chi nhánh nhân ngày quốc tế phụ nữ

Tuần 6: Từ ngày 12/03/2012 đến ngày 17/03/2012

Ngày 13/03 - 17/03

- Làm các công việc tại phòng kế toán mà anh chị giao cho như sắp xếp lại chứng từ.

Tuần 7: Từ ngày 19/03/2012 đến ngày 22/03/2012

Ngày 19/03 - Hoàn thiện bài báo cáo và lên ngân hàng xin dấu và chữ ký

của giám đốc và người hướng

dẫn

Vinh, ngày tháng năm 2012

Độc lập-Tự do-Hạnh phúc

---o0o---

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP Sinh viên: Nguyễn Viết Quân Lớp: 49B2 Tài chính - Ngân hàng Trường: Đại học Vinh Đơn vị thực tập: Ngân hàng SHB Nghệ An Quá trình thực tập bắt đầu từ ngày 06/02/2012 đến ngày 22/ 03/ 2012 ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… ……… Vinh,ngày tháng năm 2012 Xác nhận của ngân hàng

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại SHB Nghệ An (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)