4. Nghiên cứu thực nghiệm các công ty ngành thép tại Việt Nam
4.1 Thị trường thép trong nước
4.1.1 Lịch sử ngành thép trong nước
Ngành thép trong nước hình thành từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX với mẻ gang đầu tiên sản xuất tại khu liên hiệp gang thép Thái Nguyên. Năm 1975, nước ta sản xuất được sản phẩm thép cán. Giai đoạn 1976 - 1989 ngành thép khơng có bước tiến đáng kể, chỉ phát triển ở mức độ cầm chừng do chính sách ưu tiên nhập khẩu thép từ Liên Xô cũ và các nước Xã hội Chủ nghĩa khác, sản lượng ở mức 40.000 - 85.000 tấn/năm. Giai đoạn 1989 - 1995, thực hiện đổi mới kinh tế và chính sách mở cửa, ngành thép bắt đầu có bước tăng trưởng đáng kể, sản lượng thép sản xuất trong nước vượt 100.000 tấn/năm. Trong giai đoạn này thị trường thép trong nước có sự tham gia của nhiều dự án theo chiều sâu và liên doanh với đối tác nước ngoài. Sản lượng thép cán năm 1995 đạt 450.000 tấn/năm, gấp 4 lần so với năm 1990. Giai đoạn 1996 - 2000, ngành thép Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao, sản lượng thép sản xuất năm 2000 đạt 1.570.000 tấn/năm. Giai đoạn 2000 - 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành thép đạt 15%/năm, dự báo tốc độ tăng trưởng tiếp tục duy trì ở mức 10%/năm trong những năm tới để đáp ứng cho sự phát triển của nền kinh tế trong nước. Để đáp ứng nhu cầu thép cho nền kinh tế, các doanh nghiệp trong nước đã từng bước chú trọng nâng cao năng lực, đầu tư theo chiều sâu để sản xuất sản phẩm có chất lượng cải thiện việc phụ thuộc vào thép nguyên liệu nhập khẩu như hiện nay.