Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp:

Một phần của tài liệu Khảo sát phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp (Trang 32 - 49)

2. Lò nung con thoi:

5.1.Mối quan hệ giữa các bộ phận trong hệ thống quản lý Doanh nghiệp:

Giám đốc là người chỉ đạo trực tiếp xuống Phó giám đốc , các phòng ban và Nhà máy. Các phòng ban có quan hệ ngang nhau trong quá trình hoạt động. Các phòng ban có nhiệm vụ giải quyết các công việc trong phạm vi của mình trong quá trình hoạt động của công ty, nếu trong quá trình hoạt động phát sinh các công việc ngoài phạm vi của phòng ban thì phải xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu cần sự giúp đỡ của các phòng ban khác thì đơn vị cần giúp đỡ có quyền chủ động yêu cầu sự giúp đỡ của phòng ban có liên quan bằng văn bản trong đó ghi rõ thời gian, nghiệp vụ và các phòng ban giúp đỡ. Văn bản đó phải có xác nhận của người có thẩm quyền.

Nếu phát sinh các công việc cần có sự kết hợp giữa các phòng ban thì Ban Giám đốc sẽ giao cho một phòng ban làm chủ trì. Phòng ban đó phải chịu trách nhiệm quản lý, phân công công việc cho các phòng ban liên quan, và báo cáo với cấp trên khi công việc đã hoàn thành.

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

PhầnVI:

Khảo sát các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của Doanh nghiệp. 6.1 Khảo sát các yếu tố “đầu vào”:

a. Yếu tố Nguyên vật liệu:

Đối với các Doanh nghiệp sản xuất thì yếu tố đầu vào là yếu tố vô cùng quan trọng, và không thể thiếu, nếu thiếu các yếu tố đâu vào (nguyên, nhiên vật liệu) thì Doanh nghiệp không thể tồn tại. Tại Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống nguồn “đầu vào” được khái quát theo bảng thống kê sau đây:

+ Theo kế hoạch định mức:

Bảng : Tổng hợp các loại nguyên vật liệu, nhiên liệu năng lượng cho một đơn vị sản phẩm tại Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống

Bảng 01: Samốt B (sản lượng 1 tấn):

I. NVL Đơn vị Khối lượng Tỷ trọng (%)

Sa mốt các loại Kg 845 76,68

Cao lanh và đất sét Kg 257 23,32

II. Nhiên liệu và năng lượng

Dầu FO Lít 158 100

Điện năng KW 168 100

(Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kỹ thuật KCS Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

Bảng 02. Cao Nhôm (1tấn)

Chỉ tiêu Đơn vị Khối lượng Tỷ trọng (%)

I. NVLC

Samốt Kg 927 87,2

Cao lanh và đất sét Kg 136 12,3

II. Nhiên liệu và năng lượng

Dầu FO Lít 168 100

Fụ gia Kg 16 100

(Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kỹ thuật KCS Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Bảng 03. Vữa (1 tấn): Chỉ tiêu Đơn vị Số lượng Tỷ trọng (%) I. NVLC Samốt các loại Kg 657 58,9 Cao lanh và đất sét Kg 458 41,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. NVL phụ và nămg lượng

Bao để chứa Cái 20

Chỉ khâu bao Kg 0.06

Điện năng Kw 32 100

(Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kế hoạch vật tư tổ chức tiền lương Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

+ Theo số liệu của sản xuất thực tế được tổng hợp trong vòng 3 năm qua:

TT Chỉ tiêu Đơnvị 2005 2006 2007

1 2 3 4 5 6

I. Nguyên vật liệu lượngKhối trọngTỷ (%)

Khối

lượng trọngTỷ lượngKhối trọngTỷ

1 Samốt các loại Tấn 1.218,4

9 75,4 957,385 76,7 1.560,158 75,6

2 Cao Lanh và đất sét Tấn 370.594 24,6 291,181 23,3 504.873 24,4

3 Chỉ khâu bao Kg 5,88 8,04 8,82

4 Vỏ bao Cái 1.960 2.680 2.940

II.Nhiên liệu, năng lượng

1 Dầu FO Lít 227.836 100 179.014 100 264.650 100

2 Dầu DO Lít 672 100 3.024 100 8.736 100

3 Điện năng Kw 242.916 100 197.602 100 294.684 100

4 Fụ gia Kg 64 100 288 100 832 100

(Nguồn tài liệu lấy từ Phòng Kế hoạch vật tư tổ chức tiền lương Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

+Nguồn cung cấp nguyên vật liệu:

TT Chỉ tiêu Đơn vị Nguồn cung cấp Đơn giá hiện

hành

1 2 3 4 5

Nguyên. nhiên vật liệu

1 Sa mốt các loại Tấn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mua ngoài tại:

+Thị trấn Trúc Thôn - Hải Dương +Mê Linh – Vĩnh Phúc

420.000đ

2 Cao lanh đất sét Tấn Mua ngoài tại:

Thị trấn Trúc Thôn - Hải Dương 170.000đ

3 Vỏ bao Cái Mua ngoài 400đ

4 Dầu FO Kg Mua tại Đức Giamg – Gia Lâm 9.500đ

5 Dầu DO Lít Mua tại Đức Giang – Gia Lâm 13.500đ

6 Điện năng KW Mua điện của chi nhánh điện Việt Yên 1.000đ

7 Fụ gia Kg Mua ngoài 6.000đ

8 Chỉ khâu bao gam Mua ngoài 2.000đ

(Nguồn số liệu từ phòng Kế hoạch vật tư Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

b. Yếu tố lao động:

Cơ cấu lao động của Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống.

TT Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Tỷ trọng năm 2007 (%)

Tổng số lao động 317 295 270 100

I Chia theo mối quan hệ với QTSX 1 LĐ trực tiếp 277 256 237 87,8 2 LĐ gián tiếp 40 39 33 12,2 II Chí theo giới tính 1 Nam 232 230 193 71,5 2 Nữ 85 62 77 28,5

II Chia theo độ tuổi

1 Dưới 30 115 108 98 36,3

2 Từ 31 đến 45 175 168 153 56,7

3 Trên 45 27 19 17 7

III Chia theo trình độ

1 Trên đại học 0 0 0 0

2 Đai học, Cao đẳng 20 18 21 7,8

3 Trung cấp, sơ cấp 33 21 25 9,25

4 Thợ và các lao động khác 264 256 224 82,95

IV Chia theo phòng ban

1 Lãnh đạo Công ty 2 2 4 1,48 2 Phòng TC-KT 5 3 3 1,11 3 Phòng KH,VT,TC 8 2 3 1,11 4 Phòng KD 15 9 10 3,7 5 Phòng hành chính,VT 4 3 2 0,74 6 Phòng kỹ thuật KCS 6 4 4 1,48 7 Ban Ql Nhà máy 15 10 12 4,44 8 Các tổ sản xuất 262 262 232 85,94 ĐVT: người (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn tài liệu từ phòng Tổ chức hành chính Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

Từ bảng phân tích trên ta thấy số lượng lao động của Công Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống giảm dần qua 3 năm qua. Lao động trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn trong Doanh nghiệp, năm 2007 lao động trực tiếp chiếm 87,8 % còn lao động gián tiếp chiếm 12,2 %. Đây là tỷ lệ phản ánh đúng vì đây là Doanh Nghiệp sản xuất.

Lao động nam chiếm phần lớn số lượng lao động, đây là Doanh nghiệp sản xuất vật liệu chịu lửa, có thể nói đây là ngành công nghiệp nặng nên phù hợp với lao động nam hơn là lao động nữ. Trong năm 2007 lao động nam chiếm 71,5 % còn lao động nữ chiếm 28,5 %.

Qua 3 năm qua có thể thấy lao động ở độ tuổi 31 đến 45 tuối là độ tuổi nhiều hơn cả. Năm 2005 độ tuổi này là 175 người chiếm 55,2%, năm 2006 là 168 người chiếm 65,6 %, năm 2007 là 153 người chiếm 56,7 %. Đây là đội ngũ lao động trẻ, đó là lợi thế của Doanh nghiệp vì tuổi trẻ luôn luôn năng động, sáng tạo và nắm bắt nhanh các công nghệ mới, tri thức mới. Mặt khác, đặc thù sản xuất của ngành cũng cần những lao động trẻ, tỷ trọng như vậy lầ hoàn toàn hợp lý đối với Doanh Nghiệp.

Về trình độ lao động. Hiện nay, ở Công ty vật liệu chịu lửa Cầu Đuống có tất cả 270 lao động không có người nào có trình độ trên đại học. Trình độ đại học và cao đẳng có 21 chiếm 7,8 %. Trình độ trung và sơ cấp có 25 người chiếm 9,25 %, còn lại là công nhân vận hành và lao động phổ thông là 224 người chiếm 82,95 %.

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

Từ các phân tích trên ta có thể khái quát qua các biểu đồ sau: +Biểu đồ cơ câu lao động theo độ tuổi lao động (năm 2007)

Duoi 30 tuoi Tu 30 den 45 tuoi Tren 45 tuoi

+ Biểu đồ cơ cấu lao động theo mối quan hệ với QTSX (năm 2007):

0 50 100 150 200 250 300 2005 2006 2007 So LĐTT So LĐGT

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

c.Yếu tố Vốn:

+Vốn và cơ cấu vốn của Doanh nghiệp:

Tình hình vốn sản xuất kinh doanh của Doanh nghiệp:

ĐVT: triệu đồng Năm Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Vốn lưu động 61.823 63.290 68.307 Vốn Cố định 38.819 34.508 30.379 Vốn chủ sở hữu 5.527 5.527 5.527 Vốn Vay 80.125 78.452 76.092

(Nguồn tài liệu từ phòng Kế toán tài chính Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống)

Từ bảng số liệu trên cho thấy vốn lưu động của Doanh nghiệp chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong cơ cấu vốn kinh doanh của Doanh nghiệp. Và có xu hướng tăng dần qua 3 năm qua.Vốn lưu động của Doanh nghiệp năm 2006 tăng so với năm 2005 là 1.467 trđ (từ 61.823 trđ lên 63.290 trđ) tức 23,72 %, năm 2007 tăng so với năm 2006 là 5.017 trđ (từ 63.290 trđ lên 68.307 trđ) tức 7,93 %.

Vốn cố định của Doanh nghiệp giảm dần trong 3 năm qua, là do vốn đầu tư cho máy móc thiết bị trong ba năm qua giảm. Và Doanh nghiệp đã thanh lý một số máy móc thiết bị, để chuẩn bị cho đợt máy móc thiết bị mới, dự kiến vào giữa năm 2008 này.

Vốn chủ sơ hữu không thay đổi qua 3 năm, nhưng nó sẽ thay đổi vào năm nay, do công ty sẽ tiến hành cổ phần, việc cổ phần hoá sắp hoàn thành. Dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng tới.

Vốn sử dụng chủ yếu của Doanh nghiệp là vốn vay Ngân hàng ( Ngân hàng Nông nghiệp và Phát Triển nông thôn Chương Dương). Ta thấy xu hướng đã và

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

đang giảm qua 3 năm qua, tức là các khoản vay dài hạn đã được Doanh nghiệp thanh toán cho Ngân hàng.

6.2. Khảo sát các yếu tố “đầu ra”:

a. Nhận diện thị trường:

Sản phẩm của Doanh nghiêp là các vật liệu chịu lửa, sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh trên thị trường vì là thị trường độc quyền. Sản phẩm được phân phối đến hầu hết các tỉnh Miềm Bắc: Thanh Hoá, Hoà Bình, Nam Định, Hà Tây,…….Vì sản phẩm của Công ty là độc quyền nên luôn rơi vào tình trạng khan hiếm trên thị trường và nhu cầu xây dựng các loại gạch chịu lửa là rất lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng tổng hợp tình hình tiệu thụ giai đoạn 2005- 2007:

TT Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007

I Sản lượng tiêu thụ tấn 23.469 21.519 24.653 25.089

1 Samốt A,B,C - 15.023 14.939 16.031 16.500

2 Gạch Cao Nhôm - 4.857 3.876 5.831 6.000

3 Gạch Xốp, Vữa chịu lửa - 3.589 2.704 2791 2.500

II Doanh thu thuần Trđ 33.496 31.289 34.111 34.800 III Chia theo thị trường Tấn

1 Thanh Hoá - 10.978 9.849 11.765 11.980

2 Hoà Bình - 2.436 1.787 2.462 2.879

3 Nam Định - 1.347 1.987 2.054 2.596

4 Hà Tây - 2.401 2.521 2.041 3.001

5 Thị trường khác - 6.307 7.362 6.329 4.633

Từ bảng số liệu trên ta thấy sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp nhìn chung là tăng chỉ có năm 2005 là giảm. Cụ thể như sau: Sản lượng tiêu thụ năm 2005 giảm so với năm 2004 là 1.950 tấn (từ 23.469 tấn xuống còn 21.519 tấn), tức tăng 8,3%, năm 2006 tăng so với năm 2005 là 3.134 tấn (từ 21.519 tấn lên 24. 653 tấn) tức tăng 14,56 %. Nhiều nhất vào năm 2007 ( 25.089 tấn). Nơi tiêu thụ mạnh sản phẩm của công ty mạnh nhất là tỉnh Thanh Hoá, nơi đây tập trung rất nhiều lò nung

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

gạch Tuynel đang xây dựng nên nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất lớn. Năm 2007 xuất cho tỉnh Thanh Hoá là 11.980 tấn, chiếm 47,75 %, năm 2006 là 11.765 tấn, chiếm 47,72 %, năm 2005 là 9.849 tấn, chiếm 45,76 %

Sản phẩm của Doanh Nghiệp là độc quyền nên Doanh nghiệp không có khó khăn trong việc tiêu thụ, đây là lợi thế cũng là thách thức cho Doanh nghiệp. Vì khi không có cạnh tranh thì Doanh nghiệp không có xu hướng phát triển, mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm. Còn lợi thế là sẽ tiêu thụ sản phẩm rất dễ dàng. Nhưng Doanh nghiệp không vì thế mà ỉ lại, ngược lại Doanh Nghiệp không ngừng lớn mạnh. Doanh nghiệp có nhiều biện pháp, chính sách phát triển.

Đến giữa năm 2008 Doanh nghiệp chuẩn bị đưa vào một số thiết bị sản xuất mới nâng cao chất lượng sản phẩm.

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

Phần VII: Môi trường kinh doanh của Công ty vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống.

7.1 Môi trường vĩ mô:

a. Môi trường kinh tế:

Doanh nghiệp luôn đủ vốn để kinh doanh. Doanh nghiệp là đối tác tin cậy của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chương Dương. Doanh nghiệp có chính sách xử lý các khoản phải thu và các khoản nợ rất tốt, cho nên Doanh nghiệp không bị chiếm dụng vốn cũng như luôn giữ được uy tín cho mình đối với các chủ nợ. Có thể khẳng định rằng Doanh nghiệp có những chính sách về tài chính hết sức hợp lý.

Mặt khác tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty là rất khả quan, nên Doanh nghiệp có thể quay vòng vốn nhanh, không bị ứ đọng vốn, đảm bảo cho vòng quay vốn lưu động. Nói tóm lại môi trường kinh tế của Doanh nghiệp là hoàn toàn ổn.

b. Môi trường công nghệ:

Doanh nghiệp được trang bị các thiết bị máy móc, dây chuyền công nghệ hàng đầu trên thế giới. Được lắp đặt theo dây chuyền công nghệ của Cộng Hoà Liên Bang Đức. Các lò nung hết sức hiện đại đem lại năng suất rất cao, đảm bảo ô nhiễm môi trường ở mức độ cho phép. Sự sai sót và hỏng hóc là rất hạn chế, vì đặc thù của ngành không cho phép có sai sót trong quá trình sản xuất, dây chuyền công nghệ này đã đáp ứng được điều đó.

Hiện nay sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, đã tạo ra những bước đột phá trong năng xuất cũng như chất lượng sản phẩm. Những trang thiết bị

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phục vụ cho sản xuất tại Doanh nghiệp cũng không nằm ngoài cơn lốc kỹ thuật ấy. Nhưng để có một dây chuyền sản xuất mới hoàn toàn là rất khó khăn, do trị giá của chúng rất lớn. Đây cũng là một nguy cơ dẫn tới sự lạc hậu trong công nghệ sản xuất của Doanh nghiêp. Doanh nghiệp chỉ có thể thay thế một số thiết bị mà thôi. Nhưng theo đánh giá thì công nghệ sản xuất của Doanh nghiệp vẫn thuộc vào loại tiên tiến nhất nhì trên thế giới, do công hoà Liên Bang Đức cung cấp. Theo kế hoạch, giữa năm 2008 này doanh nghiệp sẽ bổ sung thêm một số thiết bị mới, phục vụ cho sản xuất sản phẩm.

c. Môi trường tự nhiên:

Doanh nghiệp đang thu mua nguyên vật liệu ở thị trấn Trúc Thôn và ở Mê Linh – Vĩnh Phúc. Đây là hai nơi rất dồi dào về nguồn nguyên liệu mà Doanh nghiệp cần. Do vậy đầu vào của Doanh nghiệp luôn được đảm bảo, Doanh nghiệp có thể ổn định được sản xuất. Doanh nghiệp đã gắn bó với nguồn nguyên liệu này trong nhiều năm qua.

c. Môi trường văn hoá – xã hội:

Công ty nằm trên địa phận huyện Gia Lâm Hà Nội, nơi đây giao thông rất thuận tiện. Không có gì khó khăn trong việc đi lại, đường sá đủ cho 2 làn ôtô tải qua lại. Nhà máy Tam tầng nằm trên địa phận huyện Việt Yên tỉnh Bắc Giang cũng rất thuận tiện không có gì khó khăn trong việc đi lai. Đường vào nhà máy rộng, các ôtô tải vào bốc hàng đi dễ dàng.

Hiện nay tình hình an ninh xã hội đối tại thị trấn Yên Viên và huyện Việt Yên có nhiều biến động, các ban quản lý đang có các biện pháp đưa tình hình về ổn định, tệ nạn trộm cắp nghiên ngập cũng khá rối ren ảnh hưởng đến tình hình chung của xã hội và cũng ảnh hưởng đến Doanh nghiệp.

Sinh viên: Trần Thị Loan Lớp:K13 - KT2

d. Môi trường luật pháp:

Công ty thuộc sự quản lý của nhà nước, Doanh nghiệp đã thực hiện tốt chính sách vĩ mô của nhà nước theo phạm vi của Doanh nghiệp. Đơn vị cũng thực hiện mua bán theo đúng hợp đồng kinh tế đã ký kết. Quy trình hạch toán kế toán, hệ thống sổ sách chứng từ áp dụng theo đúng quy định của Bộ tài chính ban hành….Nhà nước cũng tạo ra môi trường pháp lý rất thuận lợi cho các Doanh nghiệp nói chung và cho Công ty Vật liệu chịu lửa Viglacera Cầu Đuống nói riêng.

e. Môi trường quốc tế:

Thị trường chủ yếu của Doanh nghiệp là trong nước, đặc biệt là các tỉnh

Một phần của tài liệu Khảo sát phân tích các yếu tố “đầu vào”, “đầu ra” của doanh nghiệp (Trang 32 - 49)