Tổng hợp số liệu kiểm tra,thanh tra thuế năm 2007-2008

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 70)

( Đơn vị tính: kíp )

Loại thuế Năm 2007-2008

Kế hoạch Thực hiện Phần tăng thêm

Thuế doanh thu 6,280,303,725 10,506,995,462 4,226,691,737

Thuế tiêu thụ 3,694,781,040 6,181,396,526 2,486,615,486

Thuế lợi tực 8,307,923,858 13,899,219,226 5,591,295,368

Thuế tối thiểu 29,121,679 48,720,788 19,599,109 Thuế tiền lương 1,569,951,486 2,626,540,668 1,056,589,182

Thuế chia loại nhuận 13,357,810 22,347,716 8,989,906

Khoản phạt 104,560,403 174,930,342 70,369,939

Tổng 20,000,000,000 33,460,150,728 13,460,150,728

(Nguồn trích: Sở kiểm tra, thanh tra thuế – Cục thuế Lào)

Từ bảng tổng hợp trên cho thấy rằng kết quả kiểm tra đó đã thực hiện vượt

kế hoạch tới 67%, nhưng khi chia thành từng loại thuế thấy rằng loại thuế trực thu vẫn là số thu chiếm tỷ trọng cao hơn số thu kiểm tra được từ thuế gián thu. khi so sánh riêng thuế trực thu thì thấy rằng thu từ thuế lợi tức là số thu chiếm tỷ trọng nhiều hơn số thu thuế khác, tiếp theo là số thu từ thuế thu nhập từ tiền lương và thu nhập khác bằng tiền hay hiện vật, còn số thu từ thuế chia lợi nhuận là chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong loại thuế trực thu.

Khi so sánh riêng thuế gián thu thấy rằng số thu từ thuế doanh thu chiếm tỷ trọng cao hơn số thu từ thuế tiêu thụ, thuế doanh thu là loại thuế thực hiện kiểm tra

chỉ đứng sau thuế lợi tức. Do vậy cả thuế trực thu và gián thu có nguy cơ xảy ra rủi

ro ở mức độ trốn tránh thuế ngang nhau, đồng thời nó cịn phản ánh đến cơng tác

quản lý chưa có được hiệu quả tốt mà nó thể hiện qua số liệu thuế đã kiểm tra được trong cuối năm còn nhiều nhưng nếu so với số thu thường xuyên đã thực hiện trong năm 2007-08 vẫn chưa nhiều vì số thu từ kiểm tra năm đó chỉ chiếm 1.58% tổng

thu trong năm do cục quản lý.

2.3.2 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2008-2009: 2009:

Bảng(2.9): Tổng họp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2008-2009:

( Đơn vị tính: kíp )

Loại thuế Năm 2008-2009

Kế hoạch Thực hiện Phần tăng thêm

Thuế doanh thu 12,501,961,711 20,281,831,611 7,779,869,900

Thuế tiêu thụ 2,776,882,463 4,504,914,014 1,728,031,551

Thuế lợi tực 5,786,424,898 9,386,975,167 3,600,732,269

Thuế tối thiểu 731,939,783 1,187,420,005 455,480,222

Thuế tiền lương 2,350,152,742 3,812,633,831 1,462,481,089

Thuế chia loại nhuận 781,681,998 1,268,116,399 486,434,401

Khoản phạt 71,138,404 115,407,259 44,268,855

Tổng 13,460,150,728 40,557,298,286 15,557,298,286

(Nguồn trích: Sở kiểm tra, thanh tra thuế – Cục thuế Lào)

Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng kết quả kiểm tra đã thực hiện vượt kế hoạch tới 62% nhưng khi chia thành từng loại thuế thì thấy rằng loại thuế trực thu vẫn là loại thuế chiếm tỷ trọng cao hơn loại thuế gián thu. khi so sánh riêng loại thuế trực thu thấy rằng thuế lợi tức là loại thuế kiểm tra được nhiều nhất, tiếp theo là thuế thu nhập từ tiền lương và thu nhập khác bằng tiền hay hiện vật, còn số thu từ khoản phạt là chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong các loại thuế trực thu. khi so sánh riêng thuế gián thu thì thấy rằng số thu từ kiểm tra thuế doanh thu chiếm tỷ trọng nhiều hơn

thuế tiêu thụ. Riêng năm nay thuế doanh thu đã kiểm tra được nhiều hơn thuế lợi tức, do vậy thấy rằng loại thuế gián thu là loại thuế có độ rủi ro cao hơn thuế trực thu trong việc tránh trốn thuế, đồng thời nó đã phản ánh cơng tác quản lý thuế chưa có hiệu quả vì số thuế đã kiểm tra được trong cuối năm có khá nhiều nhưng nếu so với số thu thường xuyên cũng có thể coi là chưa nhiều vì số thu từ kiểm tra đó chỉ chiếm 1.8% tổng thu do cục quản lý và thấy rằng số kiểm tra năm nay đã tăng lên 13.92% so với năm trước.

2.3.3 Thực trạng công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế năm 2009-2010: 2010:

Bảng(2.10): Tổng họp số kiểm tra, thanh tra thuế năm 2009-2010: ( Đơn vị tính: kíp )

Loại thuế Năm 2009-2010

Kế hoạch Thực hiện Phần tăng thêm

Thuế doanh thu 12,501,961,711 20,281,831,611 7,779,869,900

Thuế tiêu thụ 2,776,882,463 4,504,914,014 1,728,031,551

Thuế lợi tực 5,786,424,898 9,386,975,167 3,600,732,269

Thuế tối thiểu 731,939,783 1,187,420,005 455,480,222

Thuế tiền lương 2,350,152,742 3,812,633,831 1,462,481,089

Thuế chia loại nhuận 781,681,998 1,268,116,399 486,434,401

Khoản phạt 71,138,404 115,407,259 44,268,855

Tổng 13,460,150,728 40,557,298,286 15,557,298,286

(Nguồn trích: Sở kiểm tra, thanh tra thuế – Cục thuế Lào)

Từ bảng tổng hợp trên thấy rằng kết quả kiểm tra đã thực hiện vượt kế hoạch tới 123% nhưng khi chia thành từng loại thuế thì thấy rằng loại thuế trực thu vẫn là loại thuế chiếm tỷ trọng cao hơn loại thuế gián thu. khi so sánh riêng thuế trực thu thì thấy rằng thuế lợi tức vẫn là số thuế có số kiểm tra nhiều hơn thuế khác, tiếp theo là số thu từ kiểm tra thuế phân chia lợi nhuận, còn số thu từ khoản phạt là chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong loại thuế trực thu. khi so sánh riêng thuế gián thu thì

thấy rằng số thu từ kiểm tra thuế doanh thu chiếm tỷ trọng cao hơn thuế tiêu thụ, trong năm nay thuế doanh thu có số thu đứng sau thuế lợi tức. Do vậy, thuế trực thu nhất là thuế lợi tức có rủi ro trốn tránh thuế cao hơn thuế gián thu, đồng thời nó cịn phản ánh cho thấy hiệu quả quản lý thuế chưa cao. Vì số kiểm tra thuế cuối năm vẫn cịn có nhiều nhưng nếu so với số thu thường xun thì có thể coi là khá nhiều vì số thu từ kiểm tra có chiếm tới 3.48% của tổng thu do cục quản lý và cũng cho thấy rằng số kiểm tra được năm nay tăng 93.33% so với năm trước.

Tóm lại, kết quả kiểm tra, thanh tra thuế năm 2007-2010 đã có thể tổng kết

theo các loại thuế như sau:

So sánh giữa thuế trực thu và gián thu thấy rằng thu từ thuế trực thu chiếm

tỷ trọng cấp 2 lần số thu từ thuế gián thu như số thu từ thuế trực thu có 101,487,824,771 kíp hay tương đương 62.14% tổng thu kiểm tra được qua các năm, cịn thuế gián thu chỉ có 61,845,545,568 kíp hay tương đương

37.86% tổng số kiểm tra cùng kỳ.

Khi so ánh số thu theo từng sắc thuế thấy rằng số thu từ thuế lợi tức là số

thu chiếm tỷ trọng cao hơn thuế khác như: 66,099,189,533 kíp hay tương

đương 40.47% tổng thu kiểm tra được, tiếp theo là thu từ thuế doanh thu có

48,544,231,744 kíp hay tương đương 29.72%, cịn số thu khoản phạt là số

thu chiếm tỷ trọng nhỏ nhất là 1,240,579,850 kíp hay tương đương 0.76%

tổng thu kiểm tra được qua 3 năm.

Khi so sánh chiều hướng của kết qủa kiểm tra qua các năm giữa thuế gián

thu và trực thu thấy rằng kết quả kiểm tra thuế của cả hai loại có tính trái ngược nhau như: trong năm 2008-2009 thì thuế trực thu đã thực hiện vượt năm ngoái tới 48.52% nhưng trái lại kết quả kiểm tra thuế gián thu cùng kỳ giảm xuống 5.96% so với năm trước, trong năm 2009-2010 cũng có kết quả kiểm tra loại thuế trực thu giảm xuống 17.81% so với năm ngoái nhưng ngược lại kết quả kiểm tra thuế gián thu lại tăng lên tới 337%.

Nhưng khi so sánh chiều hướng công tác kiểm tra từng sắc thuế trong năm

2008-2009 thấy rằng số thu tăng lên từ việc kiểm tra bao gồm thuế doanh thu tăng lên 93.03%, thuế tối thiểu tăng lên 23.37%, thuế thu nhập tiền lương và thu nhập khác tăng lên 45.15% và thuế từ phân chia lợi nhuận tăng 55.74%; còn số thu giảm xuống từ kết quả kiểm tra thuế bao gồm: thuế tiêu thụ giảm xuống 27.12%, thuế lợi tức giảm 32% và thu từ khoản phạt giảm 34%. Trong năm 2009-2010 thấy rằng số thu tăng thêm từ kiểm tra thuế trong năm bao gồm có thuế lợi tức tăng 356%, thuế tối thiểu tăng lên 29.86%, thuế tiền lương và thu nhập khác tăng lên 63.87%, thuế phân chia lợi nhuận răng 12.71% và khoản phạt tăng 723%. Từ con số đó cho thấy

rằng chỉ có thuế tối thiểu, thuế tiền lương và phân chia lợi nhuận đã có chiều hướng thu tăng lên hàng năm, cịn thuế khác có lên xuống tùy theo các năm.

2.4 NHỮNG THUẬN LỢI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ CHDCND LÀO: ĐẾN CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ CHDCND LÀO:

Từ kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế đã thể hiện qua các bảng trên đã cho thấy những mặt thuận lợi, hạn chế và các nguyên nhân của nó như sau:

2.4.1 Những thuận lợi:

1. Vì có đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của NN và các văn bản

của các bên liên quan đến công tác kiểm tra, thanh tra làm cơ sở cho việc thực hiện cơng tác kiểm tra, thanh tra.

2. Vì Đảng bộ, lãnh đạo Bộ nói chung cũng như lãnh đạo của cục đã coi

trọng và lo âu trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế mà đã sát cánh, hướng dẫn thường xuyên trong các thời kỳ đã làm cho cơng tác đó diễn ra rất có hiệu quả và đã thể hiện cụ thể qua số liệu thực hiện vượt kế hoạch năm đề ra.

3. Vì nhận được sự hợp tác của chính quyền các cấp, các ngành, các bên liên quan đã hiểu rõ chức năng và vai trị cơng tác kiểm tra, thanh tra thuế mà

nó thể hiện qua việc hợp tác và cung cấp số liệu từ các bên liên quan vì một số thơng tin số liệu cũng nằm ngồi quyền của cơ quan thuế nền cần sự hợp tác từ các bên liên quan.

4. Vì nghiêm túc trong cơng tác kiểm tra, thanh tra nhất là chú trọng đến các doanh nghiệp lớn, số nợ thuế lớn, kê khai bất thường.

5. Hàng năm đã thường xuyên phân cơng bố trí cán bộ xuống kiểm tra cả về kiểm tra nhanh tại chỗ và kiểm tra toàn diện để theo dõi, quản lý người

nộp thuế và ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật thuế nhất là che đậy và trốn tránh thuế.

6. Vì phần lớn cán bộ thuế chăm chỉ, có trách nhiệm trong cơng tác, chủ

động trong việc tìm tịi nghiên cứu các phương pháp nhằm thực hiện tốt

các nhiệm vụ được giao.

7. Mỗi khi hồn thành cơng tác kiểm tra thì cán bộ kiểm tra đã có buổi họp trao đổi kinh nghiệm, đánh giá lại và định hướng cải cách công tác thực

hiện và lập kế hoạch kiểm tra lần sau.

8. Vì có sự kiểm tra lại kết quả kiểm tra nhằm yêu cầu các đơn vị còn nợ thuế vội vàng nộp thuế đúng thời hạn quy định.

2.4.2 Những hạn chế:

1. Việc giáo dục tư tưởng chính trị làm kim chỉ nam cho công tác kiểm tra, thanh tra chưa thực sự thường xuyên liên tục và chưa sâu làm cho sự am hiểu của cán bộ thuế chưa rõ ràng mà nó thể hiện ở tính trách nhiệm và

tính tự chủ chưa cao.

2. Các cán bộ thanh tra, kiểm tra thuế vẫn còn những hạn chế như: số lượng cán bộ kiểm tra còn thiếu so với số lượng đơn vị kinh doanh thuộc sự

quản lý của cục làm cho công tác kiểm tra còn kém hiệu quả mà thể hiện số kiểm tra thuế hàng năm còn thấp, sự hiểu biết và nắm vững luật pháp chưa sâu mà thể hiện một số tính tốn chưa thống nhất, sự thành thạo

trong cơng tác kế tốn và kiểm tốn cịn thấp, thiếu kinh nghiệm vì trong bộ máy thuế đã thường xuyên bố trí, thay đổi cán bộ làm cho thiếu sự liên tục trong công tác, một số cán bộ thành thạo đã được bố trí sang bộ phận khác và một số cán bộ không thành thạo, không hiểu sâu và khơng kinh nghiệm lại được bố trí về thay thế. Đây là một yếu tố là nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác cũng như hiệu quả kiểm tra.

3. Trước đây chưa có quy định rõ ràng về mục tiêu quản lý các đơn vị kinh doanh làm cho công tác kiểm tra và đánh giá gặp khó khăn hoặc khơng

thể đánh giá được kết quả kiểm tra. Điều đó làm cho việc định hướng

kiểm tra và tìm hiểu các vấn đề xảy ra trong khi tiến hành kiểm tra gặp

phải khó khăn kiến cho việc giải quyết vấn đề không kịp thời.

4. Việc tuyên truyền các văn bản về thuế trong thời gian qua chưa sâu rộng, làm cho một số đơn vị kinh doanh chưa hiểu rõ kiến cho kém hợp tác hoặc một số hiểu biết rõ nhưng cố tình né tránh, che đậy, nộp khơng đủ, khơng

đúng thời hạn hoặc có một số trường hợp phản đối các quy định đối lập

với lợi ích của họ.

5. Công tác theo dõi kiểm tra thuế chưa được tiến hành sâu, nhất là việc giải quyết các vấn đề trong khi kiểm tra chưa nhất quán, quy tắc phòng chống và hạn chế các vấn đề tiêu cực chưa nghiêm chỉnh và kịp thời.

6. Phối hợp với các bên liên quan chưa mật thiết làm cho việc tìm kiếm thơng tin cần thiết chưa đầy đủ nhất là ngành hải quan, công thương, kế

hoạch và đầu tư...

7. Việc đào tạo tập huấn cán bộ kiểm tra thuế chưa được thực hiện liên tục

nhất là phương pháp kỹ thuật mới mẻ, kỹ thuật kế toán và quy định khác liên quan đến công tác thuế nhằm làm cho cán bộ thuế có sự hiệu biết mới bắt kịp sự thay đổi trong các thời kỳ cụ thể là kỹ thuật tìm kiếm nguồn thu mà các doanh nghiệp che đậy hay tránh trốn.

2.4.3 Nguyên nhân:

Những vấn đề hạn chế tồn tại trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục thuế Lào do các nguyên nhân chủ yếu sau:

Cho dù công tác kiểm tra, thanh tra thuế dựa trên cơ sở đánh giá mức độ vi phạm, mức độ gian lận của người nộp thuế để lập kế hoạch và tổ chức kiểm tra, thanh tra thuế nhưng chưa chuyên sâu, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm trong quản lý; Các phòng Kiểm tra thuế, Đội kiểm tra thuế chưa có cơ sở vững chắc trong việc phân loại các doanh nghiệp có rủi ro cao để lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra. Việc phân loại doanh nghiệp chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu kê khai thuế của NNT và tình hình tuân thủ nghĩa vụ thuế của đơn vị, chưa tìm hiểu chính xác thơng tin về hoạt động của doanh nghiệp như quy mô, ngành nghề, quy trình sản xuất kinh doanh, lực lượng lao động và chưa chú trọng đến việc phân tích báo cáo tài chính. Do đó, dẫn đến những rủi ro trong q trình lập kế hoạch kiểm tra, thanh tra thuế như chọn những đối tượng chủ yếu có vi phạm hóa đơn, quy mô

không lớn, ngành nghề kinh doanh giản đơn, nhiều trường hợp khơng có hành vi gian lận cũng tổ chức kiểm tra, thanh tra…làm cho hoạt động kiểm tra, thanh tra thuế chưa hiệu quả.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý thuế chưa được phát huy

thực sự, đang trong giai đoạn thử nghiệm và nếu có cũng chỉ tại các thành thị,

thành phố lớn nên số liệu đáp ứng cho công tác kiểm tra, thanh tra chưa đầy đủ. Việc tổ chức cập nhật, thu thập thông tin, chứng cứ, đánh giá phân tích tài liệu kê khai, báo cáo tài chính của doanh nghiệp trước khi tiến hành kiểm tra, thanh tra tại đơn vị chưa sâu, còn chung chung, không phát hiện được các dấu hiệu vi phạm từ đó lập đề cương kiểm tra, thanh tra thuế rập khn giữa các doanh nghiệp, khơng có trọng tâm nội dung kiểm tra, thanh tra thuế cụ thể nên công tác kiểm tra, thanh tra thuế không mang lại hiệu quả cao.

thuế còn rất hạn chế, chưa đáp ứng được u cầu của cơng việc.Thiếu diện tích phịng làm việc, bố trí văn phịng trụ sở cịn chưa hợp lý để tiến hành làm việc tại trụ sở cơ quan thuế do trụ sở mới xây dựng chưa đi vào hoạt động.

Kết luận chương 2

Chương 2, luận văn đã trình bày vị trí, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cục

thuế Lào cả về chiều dọc lẫn chiều ngang mà có tác động đến công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng về tổ chức, bộ máy ngành thuế trong kiểm tra, thanh tra và những điều kiện được yêu cầu trong

kiểm tra, thanh tra. Trên cơ sở đó luận văn đã khẳng định những thành tựu công tác kiểm tra, thanh tra thuế và rút ra được những thuận lợi, hạn chế và nguyên nhân trong công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cục thuế Lào.

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ NƯỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ

NHÂN DÂN LÀO.

3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC KIỂM TRA, THANH TRA THUẾ TẠI CỤC THUẾ - CHDCND LÀO: CỤC THUẾ - CHDCND LÀO:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại cục thuế nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào (Trang 70)