Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 29)

1.2 Chất lượng tín dụng

1.2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng

Điều kiện kinh tế vĩ mô:

Hoạt động của NHTM chủ yếu là dựa vào việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của các thành phần kinh tế trong xã hội để tiến hành cho vay đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. Mọi sự biến động của kinh tế vĩ mơ trong điều hành chính sách tiền tệ đều có các tác động đến quy mơ và chất lượng của huy động cũng như cho vay. Vì vậy, mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định, các công cụ như: dự trữ bắt buộc, lãi suất, tái chiết khấu phát huy tích cực chất lượng giúp cho NHTW có thể kiểm sốt khối lượng tín dụng tăng trưởng cho nền kinh tế, hướng nguồn vốn tín dụng chảy vào những ngành nghề then chốt, trọng điểm để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý. Bên cạnh đó, mơi trường kinh tế vĩ mơ ổn định là điều kiện tiền đề để hoạt động tín dụng của NHTM đi vào quỹ đạo ổn định, nâng cao chất lượng tín dụng và hạn chế thấp nhất rủi ro xảy ra.

Môi trường pháp lý

Một hệ thống pháp lý ổn định để tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM hoạt động hiệu quả đi vào quỹ đạo ổn định, ngăn chặn kịp thời những rủi ro, những tiêu cực xảy ra, góp phần nâng cao được chất lượng tín dụng đồng thời NHNN có thể kiểm sốt và ổn định tiền tệ quốc gia. Bởi vì, nếu hoạt động tín dụng kém hiệu quả, cho vay khơng thu hồi được nợ và lãi đúng hạn hoặc sự gia tăng tín dụng thiếu lành

mạnh, mở rộng quá mức sẽ gây hậu quả nghiêm trọng,1 4 khơng chỉ ảnh hưởng đến sự sống cịn của NHTM mà cịn phá vỡ tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô.

Chiến lược phát triển của ngân hàng

Chiến lược phát triển của ngân hàng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của chính bản thân ngân hàng. Một chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp sẽ bảo đảm ngân hàng phát triển. Ngược lại, một chiến lược không phù hợp sẽ làm chậm quá trình phát triển của ngân hàng, thậm chí dẫn đến khó khăn trong hoạt động hoặc thua lỗ, phá sản.

Một chiến lược phát triển phù hợp là một chiến lược phát huy tối đa được các điểm mạnh, khai thác được các cơ hội đồng thời phải hạn chế đến mức thấp nhất các điểm yếu và vượt qua được các thách thức.

Đối với các ngân hàng có quy mơ nhỏ, vốn ít, trình độ thơng tin ở mức thấp hoặc trung bình như khối ngân hàng cổ phần thì chắc chắn khơng thể lựa chọn thị trường mục tiêu là thị trường bán buôn với các doanh nghiệp lớn hoặc các tập đoàn đa quốc gia… vì nó vượt q khả năng cung cấp tín dụng và dịch vụ ngân hàng. Trong điều kiện đó thị trường mục tiêu của các ngân hàng này chỉ có thể là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và các khách hàng cá nhân.

Khách hàng

Khách hàng là người trực tiếp sử dụng vốn của ngân hàng vào q trình kinh doanh. Cùng với vốn tự có, vốn tín dụng của ngân hàng thương mại được sử dụng cho những mục tiêu kinh doanh do các nhà quản lý doanh nghiệp quyết định, tạo khối lượng tài sản mà khách hàng đang trực tiếp nắm giữ và khai thác trong kinh doanh. Nếu năng lực kinh doanh yếu kém, cơng nghệ lạc hậu, hoặc thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo và sử dụng vốn sai mục đích… dẫn đến kinh doanh khó khăn, tình hình tài chính mất cân đối, nguy cơ phá sản nên không trả được nợ, gây hậu quả nghiêm trọng đến ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng tại các ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu việt nam (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)