khẩu Việt Nam về mặt định lượng
2.2.1 Dư nợ cho vay, thị phần
Hoạt động tín dụng tại Eximbank kể từ sau giai đoạn kiểm soát đặc biệt (2005) đến nay có thể được chia thành 4 phân đoạn
2005 – 2007: Tháng 06/2005, Eximbank chính thức kết thúc giai đoạn chấn
chỉnh củng cố. Với tốc độ tăng trưởng dư nợ ấn tượng: 59% trong năm 2006, 81% trong năm 2007, tổng dư nợ đến 31/12/2007 của Eximbank đạt 18.452 tỷ đồng so với 6.433 tỷ đồng vào 31/12/2005, tỷ lệ nợ xấu được duy trì thường xuyên ở mức dưới 2% phản ánh chất lượng tín dụng tốt và phù hợp với mục tiêu quản trị điều hành tại Eximbank, đồng thời cũng thể hiện nỗ lực rất lớn trong quản trị điều hành của các cấp quản lý, của toàn thể cán bộ nhân viên Eximbank nhằm hướng đến mục tiêu mở rộng quy mô, chiếm lĩnh thị phần trước xu thế hội nhập. Tuy nhiên, tốc dộ tăng trưởng tín dụng cao ln đi kèm với rất nhiều rủi ro tiềm ẩn, đặc biệt trong điều kiện kinh tế vĩ mô thay đổi.
2008: Bước sang năm 2008, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn. Tốc
độ tăng trưởng kinh tế trong nước suy giảm, hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung bị trì trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn tụt dốc,.. đã gây ảnh hưởng khơng nhỏ đến hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung, Eximbank nói riêng.
Trong bối cảnh đó, Eximbank một mặt chủ động hạn chế tín dụng đối với 1 số lĩnh vực có nhiều rủi ro như bất động sản, chứng khốn.. để đảm bảo an tồn hoạt động kinh doanh, mặt khác tích cực hỗ trợ Doanh nghiệp vượt qua khó khăn thơng qua các chương trình cho vay với lãi suất ưu đãi, tập trung đẩy mạnh tín dụng vào những ngành nghề hoạt động có hiệu quả. Nhờ vậy, tốc độ tăng trưởng tín dụng của ngân hàng vẫn giữ được ở mức 15% - tương đương 2.780 tỷ đồng so với năm 2007. Tổng dư nợ cho vay đến 31/12/2008 là 21.232 tỷ đồng, đạt 88% kế hoạch kinh doanh của năm.
Tác động của kinh tế suy thoái cũng đã ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các Doanh nghiệp trong nước: thị trường bị thu hẹp, khó tiêu
thụ sản phẩm, khả năng thanh tốn bị hạn chế, quan hệ tín dụng với các ngân hàng Thương mại bị ảnh hưởng…
Đến 31/12/2008, tỷ lệ nợ quá hạn tại Eximbank chiếm 7.9%, nợ xấu chiếm 4.7% tổng dư nợ, cao gấp 5 lần so với tỷ lệ bình quân 0.95% của 3 năm trước đó.
2009 – 2010: Cuối năm 2008 – đầu năm 2009, mục tiêu tổng quát của quốc gia được chuyển từ ưu tiên kiềm chế lạm phát sang ưu tiên ngăn chặn suy giảm kinh tế, một số chỉ tiêu cụ thể về kinh tế và ngân sách đã được điều chỉnh, chính sách tài chính, tiền tệ cũng được chuyển từ thắt chặt sang thực hiện chính sách tài chính tích cực và chính sách tiền tệ nới lỏng, linh hoạt, hơn… Trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, các chính sách điều tiết, hỗ trợ của Nhà nước dần phát huy tác dụng, những bất ổn của nền kinh tế dần được khắc phục, đà suy giảm được ngăn chặn, nền kinh tế đạt tốc độ tăng trưởng khá và tăng được nguồn lực đầu tư phát triển trong điều kiện kinh tế thế giới suy thoái. Tổng dư nợ tín dụng năm 2009 tăng trên 30%, năm 2010 tăng 29,81%, tỷ lệ nợ xấu duy trì dưới mức 3%;... Nền kinh tế phục hồi nhanh chóng.
Đây là thời gian Eximbank chủ trương đẩy mạnh quy mô tổng tài sản nói chung, dư nợ tín dụng nói riêng. Nhiều giải pháp đã được thực hiện: Ban hành chính sách tín dụng nội bộ mới, chuẩn hóa các văn bản hướng dẫn cơng tác tín dụng, triển khai nhiều sản phẩm mới dành cho cả đối tượng khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân, tăng cường các biện pháp xử lý nợ xấu.. Đến 31/12/2010, tổng dư nợ cho vay tại Eximbank đạt 62.348 tỷ đồng, tăng 62% so với 31/12/2009, 194% so với 31/12/2008, gấp 10 lần so với 31/12/2005 . Tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức dưới 2%.
Từ đầu năm 2011: Tình hình kinh tế vĩ mơ có nhiều biểu hiện khơng ổn định,
giá cả trên thị trường thế giới và trong nước có xu hướng tăng cao, thị trường tài chính, tiền tệ biến động phức tạp. Đến cuối tháng 3/2011,
- Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng 5,43% so với quý 1/2010
- Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 6,12% so với tháng 12/2010; tăng 13,89% so với tháng 3/2010. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân quý 1/2011 tăng 12,79% so với quý 1/2010
- Chỉ số giá vàng tháng 3/2011 tăng 5,0% so với tháng 02/2011; tăng 4,58% so với tháng 12/2010; tăng 41,27% so với tháng 3/2010.
- Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 3/2011 tăng 3,06% so với tháng 02/2011; tăng 3,70% so với tháng 12/2010;
Trước tình hình đó, mục tiêu tổng qt của quốc gia lại một lần nữa được chuyển sang kiểm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.
Ngày 24/02/2011, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. 6 nhóm giải pháp được đưa ra bao gồm: (1) Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng; (2) Thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi ngân sách nhà nước; (3) Thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, khuyến khích xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu, sử dụng tiết kiệm năng lượng; (4) Điều chỉnh giá điện, xăng dầu gắn với hỗ trợ hộ nghèo; (5) Tăng cường bảo đảm an sinh xã hội; (6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền.
Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, ngân hàng nhà nước cũng liên tục ban hành các văn bản, quy định nhằm điều chỉnh hoạt động của hệ thống ngân hàng
- 01/03/2011: Chỉ thị 01/CT-NHNN về thực hiện giải pháp tiền tệ và hoạt động ngân hàng nhằm kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội
- 03/03/2011: Thông tư 02/2011/TT-NHNN quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đồng Việt Nam
- 10/03/2011: Thông tư 04/2011/TT-NHNN quy định áp dụng lãi suất trong trường hợp tổ chức, cá nhân rút tiền gửi trước hạn tại tổ chức tín dụng
- 22/03/2011: Thông tư 07/2011/TT-NHNN quy định cho vay bằng ngoại tệ của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay là người cư trú
- …
Nội dung chủ yếu của những quy định này là các giới hạn về lãi suất huy động tối đa, tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng, cơ cấu danh mục cho vay, nhằm kiểm soát lượng cung tiền cho nền kinh tế. Trong đó, những quy định tác động trực tiếp đến hoạt động tín dụng của ngân hàng nói chung, Eximbank nói riêng gồm có:
- Giới hạn tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%,
- Giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất, nhất là lĩnh vực bất động sản, chứng khoán; tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ đến 30/06/2011 tối đa là 22%, đến 31/12/2011 tối đa là 16% - Cho vay bằng ngoại tệ theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo khả năng
thu hồi nợ vay bằng ngoại tệ;
Về phía Eximbank, một mặt nghiêm túc tuân thủ những giới hạn của ngân hàng nhà nước, mặt khác vẫn mong muốn đẩy mạnh quy mô, gia tăng thị phần, Ban điều hành ngân hàng chủ trương phát triển tín dụng ngay từ những tháng đầu năm, phấn đấu đến 30/06/2011 đạt tốc độ tăng trưởng 20% so với 31/12/2010. Đến tháng 03/2011, tốc độ tăng thực tế thực hiện được là 4%.
Thị phần tín dụng
Bảng 2-3: Dư nợ của Eximbank so với hệ thống
(Đvt: Tỷ đồng, %) 31/12/2007 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2010 Dư nợ Thị phần Dư nợ Thị phần Dư nợ Thị phần Dư nợ Thị phần NHTM NN 590.103 58.1 587.308 47.5 650.295 38.4 688.041 31.6 NHTM CP 287.862 28.4 451.431 36.5 835.894 49.3 1.217.370 55.8 - Eximbank 18.452 1.82 21.232 1.72 38.381 2.26 62.348 2.86 NH L.doanh 12.568 1.2 15.568 1.3 26.132 1.5 32.702 1.50 NH N.ngoài 87.862 8.7 128.960 10.4 128.964 7.6 168.958 7.75 TCTD phi NH 36.942 3.6 52.301 4.2 53.543 3.2 73.033 3.35 Toàn hệ thống 1.015.337 100 1.235,568 100 1.694.828 100 2.180.104 100
Mặc dù Eximbank đã có những bước tiến mạnh mẽ trong những năm gần đây, nhưng do quy mô tổng dư nợ của Eximbank so với hệ thống ngân hàng thương mại nói chung cịn rất nhỏ, cộng với việc các đối thủ cạnh tranh của Eximbank cũng thường xuyên tiến hành các biện pháp nhằm gia tăng vị thế, chiếm lĩnh thị trường, tỷ trọng dư nợ của Eximbank so với toàn hệ thống ở thời điểm hiện tại đã có tăng lên so với trước nhưng nhìn chung cịn thấp, chưa tương xứng mức tăng của dư nợ.
2.2.2 Danh mục cho vay
Chính sách tín dụng của Eximbank ln dành nhiều ưu tiên cho việc đa dạng hóa danh mục cho vay, phân tán rủi ro tín dụng. Đầu mối theo dõi, giám sát danh mục tín dụng và tham mưu cho ban Tổng giám đốc ban hành chính sách tín dụng trong từng thời kỳ nhằm đảm bảo mục tiêu phân tán rủi ro là Phòng Quản lý rủi ro, thuộc khối Giám sát hoạt động.
Phân tích theo kỳ hạn vay
Chiếm tỷ trọng đa số trong danh mục cho vay tại Eximbank là các khoản vay ngắn hạn. Tỷ lệ nợ ngắn hạn/tổng dư nợ năm 2006 là 76,7%, 2007 là 79,2%, 2008 là 77,45%, 2009 là 71,36% và 2010 là 66,6%. Cơ cấu tín dụng này một mặt phù hợp với xuất phát điểm của Eximbank là một ngân hàng chuyên về phục vụ cho các đơn vị kinh doanh thương mại, hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, mặt khác cũng phù hợp với tình hình nguồn vốn huy động tại Eximbank: tiền gửi ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng trên 60%.
Những năm trở lại đây, trước những thay đổi của nền kinh tế nói chung, ngành ngân hàng nói riêng, Eximbank đã chú trọng nhiều hơn đến việc tăng trưởng tín dụng trung dài hạn: tài trợ dự án nhiều hơn, đa dạng hóa sản phẩm cho vay trung dài hạn đối với khách hàng cá nhân, nhằm tăng sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện mới.
Bảng 2-4: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo kỳ hạn
STT Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010
1 Nợ ngắn hạn 7.834 14.615 16.445 27.393 41.496
2 Nợ trung hạn 1.275 2.125 2.308 3.888 7.173
3 Nợ dài hạn 1.097 1.712 2.480 7.101 13.679
Tổng cộng 10.207 18.452 21.232 38.382 62.348 Biểu đồ 2-5: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo kỳ hạn (31/12/2010)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Eximbank 2006 – 2010)
Phân tích theo đối tượng khách hàng
Trên 60% dư nợ cho vay của Eximbank hiện nay là của nhóm khách hàng Doanh nghiệp, trong đó chủ yếu là các Công ty cổ phần, TNHH, liên doanh, DNTN,.. (cho vay các DNNN chiếm khoảng 2% tổng dư nợ tại Eximbank ). Đặc điểm của nhóm dư nợ này là trị giá của mỗi khoản vay thường lớn, độ nhạy cảm cao trước những biến động của nền kinh tế, điều này thể hiện khá rõ ở tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu tại Eximbank ln ln có những biến động đột biến sau mỗi thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, mà đa số là tập trung vào các đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Từ giữa năm 2010, Eximbank đã quán triệt chủ trương đẩy mạnh tín dụng cá nhân trên tồn hệ thống, nhằm phân tán rộng hơn nữa các rủi ro trong hoạt động tín dụng. Dự báo trong thời gian tới, tỷ lệ cho vay khách hàng cá nhân/tổng dư nợ tại Eximbank sẽ tăng mạnh.
67% 11%
22%
Cho vay ngắn hạn Cho vay trung hạn Cho vay dài hạn
Bảng 2-5: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo đối tượng khách hàng Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng STT Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 1 Khách hàng Doanh nghiệp 6.046 10.730 14.013 26.827 40.526 2 Khách hàng cá nhân 4.161 7.722 7.219 11.555 21.822 Tổng cộng 10.207 18.452 21.232 38.382 62.348 Biểu đồ 2-6: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo khách hàng (31/12/2010)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Eximbank 2006 – 2010)
Phân tích theo khu vực địa lý
Với trụ sở hội sở chính và 81/183 Chi nhánh, phịng giao dịch đặt ở Tp.Hồ Chí Minh, dư nợ của khu vực này thường xuyên chiếm trên 60% tổng dư nợ của tồn hệ thống. 40% cịn lại được chia không đều cho các khu vực miền Bắc, miền Trung – Cao nguyên, miền Tây, miền Đông Nam Bộ. Cơ cấu này phần nào phản ánh đúng tiềm năng về kinh tế của các khu vực, cũng như hiện trạng khả năng cạnh tranh của Eximbank so trong hệ thống. Tp.Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, có tiềm năng lớn, nhưng cũng đồng thời là khu vực mà sự cạnh tranh rất gay gắt, khốc liệt. Do đó, việc phát triển mạng lưới, đẩy mạnh hoạt động về các khu vực cịn nhiều tiềm năng phát triển: Đơng Nam Bộ, Tây Nam Bộ, Miền Trung, Tây Nguyên hiện rất được Eximbank quan tâm.
65% 35% Cho vay khách hàng Doanh nghiệp Cho vay khách hàng cá nhân
Bảng 2-6: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo khu vực Đvt: tỷ đồng Đvt: tỷ đồng STT Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010 1 Khu vực TP.HCM 7.448 13.331 14.438 25.370 37.415
2 Miền Đông Nam Bộ
425
154 3.045 3 Miền Tây Nam Bộ
724 1.346 1.699 3.915 6.778 4 Miền Bắc 1.322 2.427 2.760 5.143 9.514 5 Miền Trung 714 1.348 1.911 3.800 5.596 Tổng cộng 10.207 18.452 21.232 38.382 62.348 Biểu đồ 2-7: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo khu vực (31/12/2010)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Eximbank 2006 – 2010)
Phân tích theo ngành nghề
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dư nợ cho vay tại Eximbank là nhóm ngành về thương mai hàng hóa (25%) và dịch vụ (24%), số cịn lại được phân chia khá đều cho các nhóm ngành sản xuất gia công chế biến, nông lâm ngư nghiệp, xây dựng,.. Eximbank được đánh giá là thực hiện khá tốt việc phân tán rủi ro xét theo tiêu chí ngành nghề, lĩnh vực cho vay.
60% 5% 11% 15% 9% Khu vực TP.HCM Khu vực miền Bắc
Khu vực miền Trung
Khu vực miền Tây Nam Bộ
Bảng 2-7: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo ngành nghề
Đvt: tỷ đồng
STT Tiêu chí 2006 2007 2008 2009 2010
1 Thương mại hàng hóa
2.799 4.585 5.741 10.548 15.642 2 Sản xuất, gia công chế biến
2.666 4.886 2.971 5.619 10.211 3 Nông - lâm - ngư nghiệp
20 13 2,344 5,638 7,544 4 Xây dựng 1.410 2.277 2.267 2.798 7.232 5 Dịch vụ cá nhân, công cộng 2.232 5.349 5.378 8.877 15.093 6 Ngành khác 1.081 1.342 2.533 4.902 6.626 Tổng cộng 10.207 18.452 21.232 38.382 62.348
Biểu đồ 2-8: Cơ cấu dư nợ cho vay tại Eximbank – theo ngành nghề (31/12/2010)
(Nguồn: Báo cáo tài chính Vietnam Eximbank 2006 – 30/06/2010)
Phân tích theo mục đích sử dụng vốn
Đến 31/12/2010, dư nợ cho vay phi sản xuất kinh doanh tại Eximbank là 18.814 tỷ đồng, chiếm 30% tỷ trọng dư nợ, là tỷ lệ rất cao so với bình quân ngành ngân hàng. Nguyên nhân là do trong thời gian gần đây, Eximbank chuyển định hướng hoạt động tín dụng sang cân bằng giữa cho vay khách hàng doanh nghiệp với
25%
16%
12% 12%
24%
11% Thương mại hàng hóa
Sản xuất và gia công chế biến Nông - lâm -ngư nghiệp Xây dựng
Dịch vụ cá nhân và công cộng Ngành khác
khách hàng cá nhân, dư nợ cho vay cá nhân hiện đã chiếm trên 35% tổng dư nợ cho