Mục tiêu, chiến lược xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2011-2020, định

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của THUẾ ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU tại VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

hướng đến năm 2030

Theo Quyết định 2417/QĐ-Ttg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ:

1. Mục tiêu

− Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đến năm 2020 tăng gấp trên 3 lần năm 2010, cán giảm dần thâm hụt thương mại và tiến tới cân bằng cán cân thương mại.

− Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa bình quân 11-12%/năm, nhập khẩu 10-11%.

a. Xuất khẩu:

− Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu, tức là vừa mở rộng quy mô, vừa chú trọng nâng cao giá trị xuất khẩu.

− Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu hợp lý, nâng tỉ trọng các sản phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi trường;

− Giảm dần xuất khẩu các nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản; nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng của các nhóm hàng nông, lâm, thủy sản

− Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

b. Nhập khẩu:

− Điều chỉnh nhịp độ tăng trưởng nhập khẩu, kiểm soạt chặt việc nhập khẩu các mặt hàng không khuyến khích nhập khẩu, góp phần giảm nhập siêu.

− Đa dạng hóa thị trường nhập khẩu.

II. Giải pháp hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu

Với những mục tiêu và định hướng chiến lược xuất nhập khẩu như trên, việc xây dựng một chính sách thuế xuất nhập khẩu hiệu quả là vấn đề hết sức quan trọng. Chính sách thuế xuất nhập khẩu cần đáp ứng những tiêu chí sau:

− Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải là công cụ thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng ngoại, hướng về xuất khẩu phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Trở thành công cụ định hướng và hỗ trợ phát triển các ngành kinh tế của Việt Nam được xác định là có lợi thế cạnh tranh trong thương mại khu vực và thế giới. Điều này đòi hỏi bảo hộ có chọn lọc, hợp lý. Bảo hộ sản xuất trong nước nhưng không cản trở hoạt động mở rộng buôn bán, đầu tư giữa nước ta với các nước và các tổ chức quốc tế.

− Chính sách thuế xuất nhập khẩu phải tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất khẩu, mở rộng sản xuất kinh doanh. Đồng thời bảo đảm quản lý tốt hoạt động xuất nhập khẩu và đảm bảo nguồn thu ngân sách từ hoạt động xuất nhập khẩu phù hợp với cải cách toàn diện hệ thống thuế nước ta hiện nay.

− Chính sách thuế phải phù hợp với yêu cầu của hội nhập kinh tế, thông lệ quốc tế chống lại thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh của nước ngoài.

Từ những mục tiêu, phương hướng cơ bản nêu trên, việc hoàn thiện chính sách thuế xuất nhập khẩu cần phải tập trung đồng bộ vào cả nội dung, tổ chức thực hiện. Cụ thể như sau:

1. Về nội dung: Hoàn thiện các quy định pháp luật về thuế xuất nhập khẩua. Đối với thuế xuất khẩu: a. Đối với thuế xuất khẩu:

Nên thu hẹp diện các mặt hàng chịu thuế. Nếu có đánh thuế xuất khẩu thì chỉ nên đánh thuế đối với các sản phẩm thật cần thiết như: những mặt hàng là nguyên liệu sản xuất trong nước, những tài nguyên khoáng sản không khuyến khích xuất khẩu, những sản phẩm có thị trường ổn định… Bỏ thuế xuất khẩu sẽ hỗ trợ cho hàng hoá Việt Nam khả năng cạnh tranh tại thị trường nước ngoài. Mặc dù bỏ thuế sẽ giảm nguồn thu cho ngân sách nhà nước , nhưng bù lại chính phủ sẽ thu được các khoản thuế khác do phát triển sản xuất và mở rộng xuất khẩu.

b. Đối với thuế nhập khẩu

− Xây dựng các mức bảo hộ khác nhau cho các nghành sản xuất trong nước, nhằm bảo vệ, hỗ trợ tối đa cho các nghành có khả năng cạnh tranh và xuất khẩu, khắc phục tình trạng bảo hộ tràn lan làm cho nền kinh tế hoạt động kém hiệu quả.

− Đối với các mặt hàng không có tiềm năng lợi thế và chưa có khả năng sản xuất , những mặt hàng là nguyên liệu vật tư quan trọng và chủ yếu cho sản xuất của các ngành có thể nhấn mạnh cạnh tranh và xuất khẩu hoặc là thiết bị đặc biệt chuyên dùng cho các ngành quốc phòng, an ninh, ytế, giao thông, nông nghiệp, cần xây dựng các mức thuế nhập khẩu thấp (0%-5%). Đối với những mặt hàng có lợi thế cạnh tranh cao nên tăng thuế nhập khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước.

− Nhìn chung, mặt bằng thuế hiện nay của nước ta tương đối cao, việc áp dụng thuế suất theo nhóm mặt hàng cũng còn chưa có tính chính xác cao và biểu thuế có quá nhiều

mức thuế suất. Điều này gây khó khăn cho công tác quản lý đồng thời dễ dẫn đến tình trạng gian lận trong việc kê khai thuế gây thất thu cho ngân sách. Do đó, nên giảm mức thuế suất cao và giàm số lượng mức thuế suất để khuyến khích các nhà sản xuất đầu tư vào các lĩnh vực có lợi thế so sánh, có thể đạt được hiệu quả sản xuất cao, có khả năng cạnh tranh được với hàng hoá các nước, hạn chế thất thu ngân sách, đồng thời tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào hệ thống thuế quan quốc tế.

c. Về miễn giảm thuế

Trong điều kiện mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển. Nhà nước ta đã có những quy định xét miễn, giảm thuế cho một số trường hợp. Điều đó là cần thiết, song các quy định chưa thật cụ thể, chặt chẽ. Vì vậy, trong việc quy định miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cần phải ghi rõ hơn đối với những hàng hoá liên quan tới khuyến đầu tư nước ngoài, phục vụ liên doanh liên kết.

2. Về công tác tổ chức thực hiện:

− Những nội dung về chính sách thuế xuất nhập khẩu nêu trên không thể thực hiện tốt nếu công tác tổ chức, kiểm tra việc thi hành các chính sách, luật pháp về thuế xuất nhập khẩu không được đổi mới hoàn thiện.

− Đơn giản hóa thủ tục, giảm thiểu những phiền hà, xây dựng quy trình làm thủ tục hải quan đơn giản, khoa học và công khai hoá thủ tục hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho

mọi thành phần kinh tế tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế quốc gia.

− Áp du ̣ng công nghê ̣ thông tin vào các hoa ̣t đô ̣ng xuất nhâ ̣p khẩu, và kiểm soát viê ̣c tính thu thuế

− Hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thuế xuất - nhập khẩu

− Tăng cường công tác tuyên truyền, hướng dẫn và chỉ đạo chính sách thuế xuất nhập khẩu cho các doanh ngiệp, giúp doanh nghiệp xác định được nghĩa vụ thuế của mình và thực hiện nộp thuế đầy đủ, nghiêm túc theo luật định

− Đào tạo, rèn luyện đội ngũ cán bộ công chức thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu

− Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách thuế xuất - nhập khẩu.

− Cần có các biện pháp chế tài xử lý nghiêm khắc đối với các doanh nghiê ̣p có vi pha ̣m liên quan đến pháp luật về thuế, các cán bộ chuyên trách không làm đúng nhiệm vụ của mình.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG của THUẾ ẢNH HƯỞNG đến HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU tại VIỆT NAM (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w