CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƢỚC ĐÂY
3.3. Kiểm tra tính hiệu quả khi phối hợp hệ thống Kỷ luật kinh doanh và phương
phƣơng pháp kỹ thuật phá vỡ ngƣỡng kháng cự trong thực tế
3.3.1. Vì sao phải phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và Phân tích kỹ thuật
Phân tích kỹ thuật là sử dụng dữ liệu quá khứ để suy luận diễn biến trong tương lai, do đó những phân tích đó sẽ khơng phải hoàn toàn đúng mà sẽ xuất hiện những trường hợp phân tích sai (mức độ đúng sai cịn tuỳ thuộc vào trình độ am hiểu Phân tích kỹ thuật của người sử dụng). Những trường hợp sai sẽ mang lại thiệt hại cho nhà phân tích, đơi khi là những thiệt hại nặng nề khó mà cứu chữa.
Do phân tích kỹ thuật tồn tại những phân tích sai và trong hoạt động liên quan đến tài chính nên việc mua bán của nhà phân tích dễ bị chi phối bởi cảm xúc cá nhân; nên đơi khi những phân tích sẽ khơng cịn tính khách quan và mua bán bị lệch lạc. Để khắc phục và hạn chế những vấn đề trên, nhà đầu tư cần phải có hệ thống kỷ luật kinh doanh cổ phiếu hợp lý. Hệ thống này sẽ giúp nhà đầu tư:
Hạn chế thiệt hại trở nên nặng nề trong các trường hợp phân tích sai. Giới hạn việc mua bán lệch lạc.
3.3.2. Kiểm tra tính hiệu quả khi phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phƣơng pháp kỹ thuật phá vỡ ngƣỡng kháng cự trong thực tế
Trong phần này sẽ xem xét tính hiệu quả kinh doanh khi ứng dụng sự phối hợp này trong trường hợp đồ thị ngày HNXINDEX trong 3 năm 2008, 2009 và 2010 và mở rộng ra các năm từ năm 2006 đến hết năm 2011. HNXINDEX là chỉ số giá của sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội, chỉ số này có mức biến động cao hơn chỉ số VNINDEX, thích hợp với kinh doanh lướt sóng ngắn hạn.
3.3.2.1. Thiết lập điều kiện mua và bán
Sử dụng phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự để thiết lập điều kiện mua và thiết lập điều kiện bán trong trường hợp diễn biến giá sau khi mua thuận lợi và đang có lợi nhuận.
Trang 40
Sử dụng hệ thống kỷ luật kinh doanh cổ phiếu để thiết lập kỷ luật cắt lỗ trong trường hợp diễn biến giá sau khi mua không thuận lợi và đang ở trạng thái lỗ. Ngoài ra dùng hệ thống này để kiểm soát giao dịch mua và bán: Kiên nhẫn chờ đợi cho đến khi điều kiện mua được xác lập; Quyết đoán trong khi mua và bán khi điều kiện được xác lập, đặc biệt là trong trường hợp bán cắt lỗ.
Tóm lại, điều kiện mua và bán được thiết lập như sau:
Mua: thực hiện lệnh mua khi đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) tăng vượt đường kháng cự Peak.
Bán:
Cắt lỗ: khi đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) rớt trở lại dưới đường kháng cự Peak (trong điều kiện mua) và mức lỗ hơn 3% (do HNXINDEX là chỉ số nên mức độ dao động sẽ hẹp hơn so với cổ phiếu).
Chốt lợi nhuận: đồ thị giá (tính theo giá đóng cửa) nằm dưới đường kháng cự Peak sau khi đường kháng cự này mới thay đổi mức giá.
3.3.2.2. Kiểm tra tính hiệu quả trên đồ thị ngày HNXINDEX
Quy ước mua bán:
Các lệnh mua được thực hiện với một mức vốn ngang nhau. Lệnh bán là lệnh kết thúc lệnh mua trước đó.
Lệnh bán chỉ được thực hiện sau thời gian T+3 so với lệnh mua trước đó. Giả sử các lệnh mua và bán đều thực hiện được với giá đóng cửa.
Quy ước trong đồ thị:
Đường màu xanh lá ở trên là đường biểu diễn đường kháng cự Peak. Đường màu đỏ ở dưới là đường biểu diễn đường hỗ trợ Trough.
Mũi tên hướng lên màu xanh lá là biểu hiện hành vi mua và mua theo giá đóng cửa.
Trang 41
Mũi tên hướng xuống màu đỏ là biểu hiện hành vi bán và bán theo giá đóng cửa. Ký hiệu tắt của HNXINDEX là HNX.
Xét trong 6 tháng đầu năm 2008
Đồ thị 3.3: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2008
Nguồn: Chương trình Metastock - Đồ thị HNX trong 6 tháng đầu năm 2008
Lệnh 1: Vào ngày 30/01/2008, HNX đã vượt đường kháng cự Peak sau 10 phiên tích lũy và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng sau thời gian giảm giá khá dài. Do đó, chúng ta tiến hành Mua vào tại 296,67 điểm. Tuy nhiên, việc hình thành xu hướng tăng đã bị thất bại trong vài phiên sau đó nên việc thực hiện kỷ luật cắt lỗ là cần thiết và Bán tại 283,91 điểm vào ngày 13/02/2008. Tổng kết lỗ 4,3%.
Trang 42
Đồ thị 3.4: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2008
Nguồn: Chương trình Metastock - Đồ thị HNX trong 6 tháng cuối năm 2008
Lệnh 2: Vào ngày 02/07/2008, HNX đã vượt đường kháng cự Peak và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng sau 8 tháng trong xu hướng giảm giá. Do đó, chúng ta tiến hành Mua vào tại 118,78 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi, xu hướng tăng giá được hình thành và Bán chốt lợi nhuận tại 148,28 điểm vào ngày 21/07/2008 khi đường kháng cự Peak thay đổi mức giá. Tổng kết lời 24,8%.
Lệnh 3: Vào ngày 18/08/2008, HNX đã vượt đường kháng cự Peak và dấu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng trước đó xuất hiện. Do đó, chúng ta tiến hành Mua vào tại 157,93 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi, xu hướng tăng giá tiếp tục được tiếp diễn và Bán chốt lợi nhuận tại 189,14 điểm vào ngày 05/09/2008 khi đường kháng cự Peak thay đổi mức giá. Tổng kết lời 19,8%.
Trang 43
110,3 điểm. Tuy nhiên, việc hình thành xu hướng tăng đã bị thất bại trong vài phiên sau đó, do đó chúng ta nên thực hiện kỷ luật Bán cắt lỗ tại 105,25 điểm vào ngày 23/12/2008. Tổng kết lỗ 4,6%.
Xét trong 6 tháng đầu năm 2009
Đồ thị 3.5: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2009
Nguồn: Chương trình Metastock - Đồ thị HNX trong 6 tháng đầu năm 2009
Lệnh 5: Vào ngày 18/03/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 98,14 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi mặc dù vài phiên đầu gặp nhiều khó khăn, xu hướng tăng giá được hình thành và Bán chốt lợi nhuận tại 122,56 điểm vào ngày 17/04/2009. Tổng kết lời 24,9%.
Lệnh 6: Vào ngày 07/05/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak và dấu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng trước đó xuất hiện, chúng ta tiến hành Mua tại 132,07 điểm.
Trang 44
Diễn biến thị trường khá thuận lợi, xu hướng tăng giá tiếp tục được tiếp diễn và Bán chốt lợi nhuận tại 142,3 điểm vào ngày 28/05/2009. Tổng kết lời 7,7%.
Lệnh 7: Vào ngày 02/06/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak và dấu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng trước đó xuất hiện, chúng ta tiến hành Mua tại 154,56 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi, xu hướng tăng giá tiếp tục được tiếp diễn và Bán chốt lợi nhuận tại 175,8 điểm vào ngày 15/06/2009. Tổng kết lời 13,7%.
Xét trong 6 tháng cuối năm 2009
Đồ thị 3.6: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2009
Nguồn: Chương trình Metastock - Đồ thị HNX trong 6 tháng cuối năm 2009
Lệnh 8: Vào ngày 24/07/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak sau hơn 2 tuần tích lũy và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 154,62 điểm. Tuy nhiên, việc hình thành xu hướng tăng đã bị thất bại trong vài
Trang 45
phiên sau đó, do đó chúng ta nên thực hiện kỷ luật Bán cắt lỗ tại 148,91 điểm vào ngày 30/07/2009. Tổng kết lỗ 3,7%.
Lệnh 9: Vào ngày 21/08/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak sau hơn 1 tháng tích lũy và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 161,98 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi, xu hướng tăng giá được hình thành và Bán chốt lợi nhuận tại 177,27 điểm vào ngày 02/10/2009. Tổng kết lời 9,4%.
Lệnh 10: Vào ngày 09/10/2009, HNX vượt đường kháng cự Peak và dấu hiệu tiếp diễn xu hướng tăng trước đó xuất hiện, chúng ta tiến hành Mua tại 189,65 điểm. Diễn biến thị trường thuận lợi, xu hướng tăng giá tiếp tục được tiếp diễn và Bán chốt lợi nhuận tại 209,77 điểm vào ngày 26/10/2009. Tổng kết lời 10,6%.
Xét trong 6 tháng đầu năm 2010
Đồ thị 3.7: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010
Trang 46
Lệnh 11: Vào ngày 04/01/2010, HNX vượt đường kháng cự Peak và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 179,84 điểm. Tuy nhiên, việc hình thành xu hướng tăng đã bị thất bại trong vài phiên sau đó, chúng ta nên thực hiện kỷ luật Bán cắt lỗ tại 170,57 điểm vào ngày 12/01/2010. Tổng kết lỗ 5,2%.
Lệnh 12: Vào ngày 20/04/2010, HNX vượt đường kháng cự Peak và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 173,94 điểm. Diễn biến thị trường khá thuận lợi, xu hướng tăng giá ngắn hạn được hình thành và Bán chốt lợi nhuận tại 181,7 điểm vào ngày 10/05/2010. Tổng kết lời 4,5%.
Xét trong 6 tháng cuối năm 2010
Đồ thị 3.8: Tín hiệu kinh doanh theo Phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự có phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh trong 6 tháng cuối năm 2010
Trang 47
Lệnh 13: Vào ngày 13/12/2010, HNX vượt đường kháng cự Peak và xuất hiện dấu hiệu hình thành xu hướng tăng, chúng ta tiến hành Mua tại 121,76 điểm. Tuy nhiên, việc hình thành xu hướng tăng đã bị thất bại trong vài phiên sau đó, chúng ta nên thực hiện kỷ luật Bán cắt lỗ tại 116,7 điểm vào ngày 20/12/2010. Tổng kết lỗ 4,2%. Tổng kết kết quả Năm 2008, có 4 đợt giao dịch: Lệnh 1: -4,3%, Lệnh 2: +24,8%, Lệnh 3: +19,8%, Lệnh 4: -4,6%. Tổng kết năm: +35,7%. Năm 2009, có 6 đợt giao dịch: Lệnh 5: +24,9%, Lệnh 6: +7,7%, Lệnh 7: +13,7%, Lệnh 8: -3,7%, Lệnh 9: +9,4%, Lệnh 10: +10,6%. Tổng kết năm: +62,6%. Năm 2010, có 3 đợt giao dịch: Lệnh 11: -5,2%, Lệnh 12: +4,5%, Lệnh 13: -4,2%. Tổng kết năm: -4,9%.
Bảng 3.1: Hiệu quả của chiến lƣợc phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự trong năm 2008, 2009 và 2011
Năm 2008 2009 2010
Lợi nhuận theo chiến lược +35,7% +62,6% -4,9% Lợi nhuận khi mua và nắm giữ -67,4% +50,0% -32,1%
Chênh lệch +103,1% +12,6% +27,2%
Số lần giao dịch 4 6 3
Trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, trên đồ thị chỉ số HNXINDEX, xuất hiện 13 đợt mua - bán theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp với hệ thống kỷ luật kinh doanh, trong đó: có 5 đợt lỗ, 8 đợt lời và kết quả là lời 93,4% so với vốn bỏ ra cho mỗi lệnh mua.
Trong khi đó nếu giả sử thực hiện lệnh mua vào đầu năm 2008 (tương ứng 322,34 điểm) và bán vào cuối năm 2010 (tương ứng 114,24 điểm) thì kết quả là lỗ 64,6% so với vốn bỏ ra cho mỗi lệnh mua.
Trang 48
Nếu chúng ta tính theo từng năm theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự có phối hợp với hệ thống kỷ luật kinh doanh thì trong năm 2008 có 2 đợt lỗ và 2 đợt lời với tổng kết quả là lời 35.7%; năm 2009 có 1 đợt lỗ và 5 đợt lời với tổng kết quả là lời 62,6%; năm 2010 có 2 đợt lỗ và 1 đợt lời với tổng kết quả là lỗ 4,9%. Trong khi đó nếu giả sử thực hiện mua vào đầu năm và bán ra cuối năm thì:
Năm 2008, mua vào tại 322,34 điểm và bán ra tại 105.12 điểm, lỗ 67,4% so với lời 35.7% nếu thực hiện theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự.
Năm 2009, mua vào tại 105.12 điểm và bán ra tại 168.17 điểm, lời 50% so với lời 62,6% nếu thực hiện theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự.
Năm 2010, mua vào tại 168.17 điểm và bán ra tại 114,24 điểm, lỗ 32,1% so với lỗ 4,9% nếu thực hiện theo Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự.
Mở rộng ra các năm từ năm 2006 đến hết năm 2011:
Bảng 3.2: Hiệu quả của chiến lƣợc phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phƣơng pháp phá vỡ ngƣỡng kháng cự từ năm 2006 đến hết năm 2011
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011
Lợi nhuận theo
chiến lược +111% +84,2% +35,7% +62,6% -4,9% 0% Lợi nhuận khi
mua và nắm giữ +166% +33,2% -67,4% +50% -32,1% -48,6% Chênh lệch -55% +51% +103,1% +12,6% +27,2% +48,6%
Số lần giao dịch 6 3 4 6 3 0
Qua bảng 3.2, chúng ta có thể thấy trong 6 năm thì có đến 5 năm chiến lược đầu tư phối hợp hệ thống kỷ luật kinh doanh và phương pháp kỹ thuật phá vỡ ngưỡng kháng cự đem lại hiệu quả tốt hơn so với chiến lược mua và nắm giữ (chiếm 83,3%). Trường hợp năm 2006, hiệu quả đạt 111% nhưng vẫn kém hơn chiến lược
Trang 49
mua và nắm giữ (đạt 166%) do trong năm đó thị trường chứng khốn Việt Nam biến động tăng mạnh từ đầu năm và giữ đến cuối năm. Tuy nhiên, nếu xét trong năm 2011, chúng ta có thể thấy khơng có giao dịch theo chiến lược phối hợp do năm đó thị trường giảm kéo dài, đây cũng chính là một trong những điểm nổi bậc của chiến lược này.
Tóm lại, mặc dù sự phối hợp giữa hệ thống kỷ luật đầu tư và phương pháp phá vỡ
ngưỡng kháng cự không tận dụng được hết các đợt tăng giá từ đầu năm 2008 đến cuối năm 2010, thể hiện chỉ có 13 đợt mua - bán trong vịng 3 năm, nhưng nó giúp cho nhà đầu tư tránh được các đợt suy giảm của thị trường. Do đó, mang lại hiệu quả là 93,4% trên vốn bỏ ra cho mỗi lệnh mua, cao hơn rất nhiều so với trường hợp nắm giữ cả 3 năm (tổn thất lên đến 64,6% trên vốn bỏ ra cho mỗi lệnh mua).
Điều này được thể hiện rõ nét hơn nếu xét từng năm. Năm 2008 và năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam trong xu hướng giảm mạnh, sự phối hợp giữa hệ thống kỷ luật kinh doanh và Phương pháp phá vỡ ngưỡng kháng cự đã đem lại hiệu quả cho nhà đầu tư: hạn chế thua lỗ của họ ở mức thấp có thể chấp nhận được nhờ kiểm sốt tốt rủi ro, khơng những thế cịn giúp họ có lợi nhuận trong năm 2008. Còn năm 2009, thị trường trong xu hướng tăng, sự phối hợp này có thể mang lại hiệu quả không quá chênh lệch so với phương pháp mua và nắm giữ, có trường hợp có thể tỏ ra kém hiệu quả hơn (cụ thể trong năm 2006), vì nó khơng tận dụng được hết các đợt tăng giá trong xu hướng tăng đó; nhưng trong thực tế rất ít nhà đầu tư có thể dự đốn đúng xu hướng và kiếm lợi nhuận trên toàn xu hướng tăng.
Từ đó ta có thể nhận xét: ứng dụng Phân tích kỹ thuật phối hợp với hệ thống kỷ luật kinh doanh trong kinh doanh cổ phiếu tại thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ mang lại hiệu quả cho nhà đầu tư, nhưng tùy thuộc vào hệ thống kỷ luật và cách ứng dụng Phân tích kỹ thuật hợp lý của nhà đầu tư.
Trang 50
KẾT LUẬN
Với kết quả có được từ cuộc khảo sát, nghiên cứu đã cho thấy một cách tổng quan về hoạt động kinh doanh cổ phiếu của đa số nhà đầu tư cá nhân trên thị trường