Những kiến thức liên quan tới phân tích tác phẩm

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật học (Ngành Hội họa) (Trang 35 - 36)

Chương 3 : Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa

3. Thể loại và chất liệu điêu khắc, đồ họa

4.2. Những kiến thức liên quan tới phân tích tác phẩm

Hình tượng nghệ thuật

Trong hình tượng nghệ thuật ghi lại hoặc biểu hiện những đặc điểm căn bản nhất của nghệ thuật nói chung. Một trong những vị trí trung tâm mà phạm trù này giữ trong khoa học mỹ học được lý giải bởi chức năng đặc biệt của hình tượng nghệ thuật – phản ánh lại hiện thực khách quan dưới một hình thức đặc thù. Hình tượng nghệ thuật là sự thống nhất phản ánh và sáng tạo, cũng như cảm thụ những hoạt động biểu hiện vai trò của chủ thể hoạt động và cảm thụ nghệ thuật.

Giống như nghệ thuật ra đời từ cái khơng phải là nghệ thuật, hình tượng nghệ thuật bắt rễ từ cái mà chúng ta gọi là tính hình tượng, hoặc tư duy hình tượng theo nghĩa rộng nhất. Hình tượng nghệ thuật trong các tác phẩm thường do tác giả tạo ra. Với tính hình tượng hay tư duy hình tượng theo nghĩa rộng của từ này.

Các cấp độ của hình tượng nghệ thuật

Hình tượng – ý đồ: Trình độ trừu tượng nhất của tư duy nghệ thuật là trình độ tư tưởng. Sự hình thành hình tượng nghệ thuật ở cấp độ này là một thao tác hoàn toàn lý trí. Hình tượng như vậy hiện diện ở nơi nào ý thức nhào nặn chất liệu của nghệ thuật,

36

cũng như khi người lĩnh hội thể nghiệm bằng cảm xúc hình tượng nghệ thuật đã được sáng tạo.

Tâm lý là cấp độ thứ hai (hình tượng –cảm thụ): Đây là cấp độ các tình cảm và cảm xúc nghệ thuật, nhờ đó người ta thể nghiệm các hình tượng của nghệ thuật trong quá trình cảm thụ.

Cấp độ cuối cùng là ngôn ngữ, âm thanh, màu sắc và sự kết hợp chúng để vật chất hóa hình tượng. Điều kiện bắt buộc để nghiên cứu hình tượng trong nghệ thuật là tính đến tất cả các cấp độ của nó: tư tưởng, tâm lý cũng như vật chất.

Nội dung và hình thức trong nghệ thuật

Nội dung trong nghệ thuật là lĩnh vực ý và nghĩa mang tính tư tưởng – tình cảm, hình tượng – cảm tính. Lĩnh vực này được thể hiện phù hợp trong hình thức nghệ thuật và có giá trị thẩm mĩ – xã hội. Để nghệ thuật thực hiện được chức năng khơng gì thay thế được của mình là tác động về tinh thần – xã hội vào thế giới nội tâm của cá nhân, nội dung của nghệ thuật phải có những đặc điểm nhất định.

Nghệ thuật phản ánh, tái tạo – với mức độ ít nhiều gián tiếp và ước lệ - các lĩnh vực khác nhau của thực tại tự nhiên và xã hội.

Hình thức nghệ thuật được thể hiện ở thể loại, kết cấu, không gian và thời gian nghệ thuật, nhịp điệu. Ở đây phản ánh khía cạnh thẩm mỹ chung của nghệ thuật.

Tính nhân dân, tính dân tộc trong nghệ thuật.

Tính nhân dân là phẩm chất tư tưởng, thẩm mỹ của sáng tạo nghệ thuật và các tác phẩm nghệ thuật, quy định sứ mệnh nhân đạo của nghệ thuật tiên tiến, vai trò đặc thù của nó trong tự ý thức và tự khẳng định của nhân dân và nhân loại. Nhân dân là người sáng tạo lịch sử, bởi vậy việc biểu hiện về mặt nghệ thuật những lợi ích căn bản và khát vọng của họ rút cục là nhân tố quyết định sự phát triển nghệ thuật.

Sáng tạo nghệ thuật sản sinh do nhu cầu củng cố và truyền đạt kinh nghiệm lao động và kinh nghiệm cảm tính.

4.2.2. Kiến thc vđặc trưng ngơn ngữmĩ thuật

Khi phân tích tác phẩm cần quan tâm đến đặc trưng ngôn ngữ của từng loại hình nghệ thuật. Đối vv[í hội họa, hai yếu tố đặc trưng là tính tạo hình trực tiếp và tính khơng gian phải được làm rõ, trong đí tất cả các yếu tố màu sắc, hình khối, đường nét…đều góp phần làm nên giá trị bức tranh. Đối với một tác phẩm thuộc loại hình nghệ thuật đồ họa thì đặc trưng là mảng, nét. Các biểu hiện của các yếu tố nét, mảng đóng vai trị quan trọng trong thành cơng của tác phẩm.

Vận dụng kiến thức về ngơn ngữ tạo hình của mỗi loại hình nghệ thuật, thể loại, chất liệu sáng tác của tác giả để đánh giá tác phẩm.

4.3. Quy trình viết phân tích tác phm 4.3.1. Gii thiệu sơ lược v tác gi, tác phẩm định phân tích

Một phần của tài liệu Giáo trình Mỹ thuật học (Ngành Hội họa) (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)