0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

Quan điểm và nguyên tắc hoàn thiện

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ UEH NHẬN DIỆN NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA VIỆT NAM THEO YÊU CẦU HỘI TỤ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 -64 )

Để thúc đẩy phát triển kinh tế trong nước và gia tăng hội nhập kinh tế quốc tế, việc ban hành chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn kế toán về hợp nhất kinh doanh phù hợp với thơng lệ kế tốn quốc tế, chuẩn mực kế toán quốc tế là xu hướng tất yếu, đáp ứng yêu cầu thông tin và cung cấp thơng tin tài chính trung thực và hợp lý. Bởi vì, thị trường kinh tế ở Việt Nam ngày càng phát triển hoà chung xu hướng của khu vực và thế giới. Hơn nữa, đòi hỏi của người sử dụng báo cáo tài chính về sự minh bạch và rõ ràng đối với giá trị, thơng tin trình bày và thuyết minh của BCTCHN. Việc hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu sau :

 Đem đến những thay đổi trong tư duy kế toán. Bởi lẽ, việc sử dụng IAS và IFRS biểu hiện đặc trưng của kế toán dựa trên nguyên tắc. Các chuyên gia kế toán sẽ có rất ít hướng dẫn khi sử dụng bộ chuẩn mực này, vì vậy yêu cầu phải sử dụng nhiều sự xét đoán nghề nghiệp.

 Giúp thu hẹp khoảng cách kiến thức giữa kế toán Việt Nam với quốc tế và nâng cao nền tảng kỹ năng chuyên môn. IAS và IFRS là một bộ chuẩn mực kế tốn tồn cầu chất lượng cao. Điều đó có nghĩa là nó sẽ hàm chứa rất nhiều phương diện phức tạp về kế tốn, ngồi việc tiếp thu được những khái niệm mới cịn là việc khơng ngừng rèn luyện kỹ năng của các chuyên gia trong lĩnh vực này.

Vì vậy khi lựa chọn các giải pháp hoàn thiện chuẩn mực hợp nhất kinh doanh cần quán triệt các quan điểm: phù hợp với nhu cầu sử dụng thông tin của các đối tượng sử dụng thơng tin có tính chất đa dạng; góp phần nâng cao tính hữu ích của BCTCHN theo các mục tiêu sử dụng khác nhau; phù hợp và tương thích với thơng lệ quốc tế bởi vì:

Thứ nhất, theo như nhận định của các nhà nghiên cứu về kế tốn quốc tế thì

ln có sự khác biệt về hệ thống kế tốn tại các quốc gia do những đặc thù của quốc gia đó. Có nhiều cách phân loại về các đặc thù này, nhưng tựu trung có thể chia thành ba nhóm chính :

 Các nhân tố thuộc về mơi trường văn hóa.

 Các nhân tố thuộc về mơi trường pháp lý và chính trị.

 Các nhân tố thuộc về mơi trường kinh doanh.

Vì vậy bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng có các quy định khác nhau về kế toán và chế độ kế toán, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ.

Thứ hai, hệ thống kế tốn Việt Nam có những đặc điểm riêng biệt như sau:

 Là hệ thống quy định chi tiết và thống nhất về chứng từ, sổ sách, tài khoản và báo cáo tài chính do Nhà nước ban hành dưới dạng luật và văn bản dưới luật.

 Hội nghề nghiệp khơng có vai trị lập quy

 Nhấn mạnh đến sự tuân thủ quy định hơn là sự trung thực và hợp lý, sự xét đoán bị hạn chế ở mức độ thấp.

 Mức độ khai báo thông tin trên báo cáo tài chính cịn khá thấp.

 Báo cáo tài chính mang tính bảo thủ cao, thể hiện qua việc giá gốc được sử dụng phổ biến trong đánh giá tài sản.

Thứ ba, nếu các doanh nghiệp không tuân thủ các nội dung, nguyên tắc cơ

bản của các Chuẩn mực kế toán Quốc tế, Việt Nam đối mặt các vấn đề như:

 Khó hội nhập kinh tế Quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam khó khăn trong quan hệ thương mại với các đối tác trên thế giới. Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn trên các thị trường chứng khốn Quốc tế vì báo cáo tài chính của doanh nghiệp Việt Nam lập theo Chuẩn mực kế toán Việt Nam sẽ khơng được thị trường chứng khốn Quốc tế chấp nhận.

 Các doanh nghiệp phải tốn kém nhiều chi phí để điều chỉnh số liệu kế toán, để lập báo cáo tài chính theo Chuẩn mực kế tốn Quốc tế, và để kiểm tốn báo cáo tài chính này.

Trên cơ sở quan điểm như trên, người viết đề xuất các nguyên tắc cần thiết khi thực hiện việc nghiên cứu, ban hành các chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn kế tốn có liên quan đến hợp nhất kinh doanh như sau:

Ngun tắc tuần tự: Quy trình thực hiện có thể từ thực tiễn phát triển đến ban hành và hoàn thiện cơ sở lý luận và ngược lại. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính hợp lý, logic và tính khả thi của chuẩn mực và các văn bản hướng dẫn kế toán hợp nhất kinh doanh.

Nguyên tắc đồng bộ, thống nhất: Ban hành chuẩn mực hợp nhất kinh doanh và các quy định pháp lí về hợp nhất kinh doanh là quá trình liên quan đến nhiều vấn đề từ cơ sở lý luận đến thực tiễn nhằm giảm thiểu độ trễ giữa thời điểm ban hành và thời điểm vận dụng chuẩn mực và các văn bản kế tốn cơng cụ tài chính vào thực tế. Vì vậy, cơ quan soạn thảo, cơ quan hướng dẫn và cả doanh nghiệp cần phải thực hiện đồng bộ.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN THẠC SĨ UEH NHẬN DIỆN NHỮNG KHÁC BIỆT GIỮA CHUẨN MỰC HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA VIỆT NAM VỚI QUỐC TẾ VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOÀN THIỆN CHUẨN MỰC HỢP NHẤT KINH DOANH CỦA VIỆT NAM THEO YÊU CẦU HỘI TỤ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 62 -64 )

×