Đơn vị:%
Năm Nông-lâm-ngƣ Công nghiệp-xây Dịch vụ
dựng 2005 20,97 41,02 38,01 2006 20,40 41,54 38,06 2007 20,34 41,48 38,06 2008 22,1 39,73 38,1 2009 20,66 40,24 39,10 2010 20,58 41,09 38,33 2011 22,01 37,76 40,23 2012 19,7 38,6 41,7 2013 18,38 38,31 43,31 2014 18,12 38,5 43,38 2015* 17 33,25 39,73 2016* 16,32 32,72 40,92 Nguồn: [82].
*Chưa bao gồm thuế trợ cấp sản phẩm ròng
Ba là, phát triển cơng nghiệp sẽ thúc đẩy q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, tạo dựng cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng của nền kinh tế, ứng dụng các thành quả của công nghiệp vào tất cả các ngành kinh tế, từ đó nâng cao năng suất lao động, giá trị hàng hóa dịch vụ và hiệu quả của nền kinh tế.
Vai trị này của cơng nghiệp thể hiện ở việc ngành này cung cấp những yếu tố quan trọng nhất trong nền kinh tế quốc dân. Công nghiệp vừa tạo ra tư liệu tiêu dùng, vừa tạo ra tư liệu sản xuất cho tồn bộ nền kinh tế. Máy móc, trang thiết bị với trình độ khoa học cơng nghệ hiện đại trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình xây dựng cơ sở vật chất hiện đại cho nền kinh tế. Công nghiệp làm thay đổi căn bản công cụ, phương tiện, vật liệu, năng lượng, công nghệ sản xuất và cả con người - yếu tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất. Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử cho thấy rõ điều này. Với vai trị của cơng nghiệp, Hàn Quốc từ một nước kém phát triển, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt dưới 100 USD vào những năm 1960 đã vươn lên thành nước cơng nghiệp phát triển với thu nhập bình quân đầu người lên tới trên 10.000 USD hiện nay. Đối với Việt Nam, công nghiệp đã thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển mạnh, năng lực sản xuất được nâng cao rất lớn. Với một địa phương cấp tỉnh, vai trị của cơng nghiệp cũng được khẳng định thơng qua những đóng góp tương tự.
Cơng nghiệp là ngành có lực lượng sản xuất phát triển ở trình độ cao hơn các ngành khác; đội ngũ lao động có tính kỷ luật cao, trình độ tiên tiến và với phẩm chất sáng tạo khơng ngừng của mình, ngành cơng nghiệp ln tiếp cận những tiến bộ, sáng tạo khoa học kỹ thuật hiện đại nhằm chế tạo ra các cơng cụ lao động mới làm cho q trình sản xuất cơng nghiệp - sản xuất của cải vật chất xã hội khơng ngừng phát triển, qua đó làm thay đổi tính chất và trình độ sản xuất của quốc gia. Trình độ phát triển cơng nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ phát triển của một quốc gia.
Bốn là, phát triển cơng nghiệp góp phần vào tăng trưởng bền vững nhờ tạo được động lực tăng trưởng dài hạn dựa trên khoa học, công nghệ và năng suất lao động; nhờ ứng dụng các thành quả phát triển công nghiệp vào bảo vệ môi trường tự nhiên, sử dụng hiệu qủa hơn nguồn lực tự nhiên và thông qua cải thiện tăng trưởng và hiệu quả của nền kinh tế, nâng cao thu nhập, gia tăng phúc lợi xã hội.Cách thức tổ chức sản xuất của ngành cơng nghiệp góp phần
thay đổi phương pháp tổ chức sản xuất của nền kinh tế. Theo đó, cơng nghiệp tổ chức sản xuất chiều dọc và theo chiều ngang. Sự tổ chức theo chiều dọc là việc tạo dựng các mối liên hệ từ nơi khai thác hoặc nơi sản xuất nguyên liệu đến nơi chế biến và phân phối sản phẩm. Tổ chức theo chiều ngang là tạo mối liên hệ trong một xí nghiệp chun mơn hóa mở mang sang nhiều xí nghiệp có liên hệ về sản phẩm và thị trường, mở rộng khơng gian sản xuất và dịch vụ. Bên cạnh đó, cách thức tổ chức cơng nghiệp góp phần hình thành tác phong công nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành….
Công nghiệp tạo điều kiện khai thác hiệu quả các nguồn tài nguyên, làm thay đổi sự phân công lao động, làm giảm mức độ chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng. Với phương pháp sản xuất hiện đại, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, các ngành cơng nghiệp đã tối ưu hóa ngun liệu đầu vào để cung cấp những sản phẩm đầu ra hữu dụng và có sức cạnh tranh, qua đó, các nguồn lực được sử dụng một cách hiệu quả.
Năm là, phát triển công nghiệp giúp tạo ra nhiều việc làm, giải quýet các vấn đề xã hội, giảm áp lực việc làm trong nền kinh tế nói chung và trong khu vực nơng nghiệp, nơng thơn nói riêng.
Vai trị của phát triển cơng nghiệp đối với lĩnh vực xã hội thông qua khả năng tạo việc làm của ngành này đối với xã hội. Ở Việt Nam, lao động trong ngành công nghiệp không ngừng tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong giai đoạn 1990-2009. Tỷ trọng lao động trong ngành đã tăng từ 11.2% năm 1990 lên 21,5% năm 2009.