9. Cấu trúc luận văn
1.3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBQL
Bản chất của việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT là vấn đề thực hiện có hiệu quả công tác cán bộ đối với đội ngũ đó. Ở đây tác giả chỉ nghiên cứu công tác xây dựng quy hoạch; đào tạo, bồi dưỡng; tuyển chọn, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, luân chuyển, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với CBQL trường THPT. Đây là những yếu tố quan trọng phản ánh bản chất của công tác quản lý cán bộ.
1.3.3.1. Công tác quy hoạch phát triển đội ngũ cán bộ quản lý
Một trong những hoạt động quản lý của người quản lý và các cấp quản lý là công tác quy hoạch đội ngũ. Nó làm cho cơ quan quản lý hoặc người quản lý biết được về số lượng, cơ cấu, chất lượng đội ngũ CBQL. Đồng thời xây dựng được kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL nhằm tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng cho từng CBQL và cả đội ngũ để họ có được khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Mặt khác, kết quả quy hoạch là cơ sở chủ yếu mang tính định hướng cho việc vận dụng và thực hiện các chức năng cơ bản của quản lý và hoạt động quản lý tổ chức bộ máy và đội ngũ nhân sự giáo dục trong nước nói chung, trong các trường THPT nói riêng.
Như vậy, nói đến quản lý đội ngũ CBQL là nói đến công tác quy hoạch phát triển đội ngũ, đây là một công việc rất quan trọng trong việc nâng cao
chất lượng đội ngũ CBQL. Vì thế, quy hoạch phát triển đội ngũ được xem là một lĩnh vực trong hoạt động quản lý và cũng là một lĩnh vực cần đề xuất giải pháp quản lý.
1.3.3.2. Xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL
Việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL nhằm củng cố và nâng cao trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm thực tiễn quản lý cho từng CBQL và cả đội ngũ CBQL. Đồng thời nâng cao phẩm chất và năng lực cho đội ngũ CBQL để hoàn thành chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Quản lý đội ngũ được xem là một trong những lĩnh vực quản lý của các cấp quản lý và của mọi CBQL đối với mỗi nhà trường. Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT không thể thiếu được hoạt động đào tạo và bồi dưỡng CBQL; đồng thời cần phải có những giải pháp quản lý mang tính chiến lược về lĩnh vực này.
1.3.3.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
Đánh giá là một trong những chức năng của công tác quản lý. Trong công tác quản lý của các cơ quan quản lý và của các chủ thể quản lý thì đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL là một trong những công việc không thể thiếu. Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL để hiểu được thực trạng, tình hình chất lượng của đội ngũ CBQL, từ đó có kế hoạch đối với hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ, giúp cho công tác tổ chức cán bộ đạt hiệu quả như mong muốn. Hơn nữa, qua kết quả đánh giá giúp mỗi cá nhân CBQL có sự tự điều chỉnh bản thân nhằm thích ứng với hoạt động quản lý của mình.
Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và CBQL nói riêng ta phải nhận biết chính xác về chất lượng đội ngũ thông qua hoạt động đánh giá đội ngũ để từ đó có các giải pháp quản lý khả thi về lĩnh vực này.
1.3.3.4. Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL
Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và lân chuyển đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và CBQL nói riêng là công việc thuộc lĩnh vực công tác tổ chức cán bộ.
- Tuyển chọn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại chính xác các CBQL có đủ phẩm chất và năng lực cho một tổ chức là yếu tố quan trọng để phát triển tổ chức đó và tạo điều kiện cho tổ chức đạt được mục tiêu đề ra. Mặt khác, những tiêu chuẩn cho việc tuyển chọn, bổ nhiệm CBQL lại là những yêu cầu tất yếu cho việc thực hiện kế hoạch nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL.
- Miễn nhiệm CBQL là làm cho đội ngũ CBQL luôn đảm bảo các yêu cầu về chuẩn, thực chất là một hình thức nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
- Luân chuyển CBQL để điều hoà chất lượng đội ngũ CBQL trong các tổ chức, và tạo điều kiện thỏa mãn nhu cầu của CBQL gúp phần làm cho chất lượng đội ngũ CBQL được nâng cao.
Như vậy, các hoạt động tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm và luân chuyển cán bộ nói chung là những hoạt động không thể thiếu trong lĩnh vực quản lý và nâng cao chất lượng cán bộ. Do đó, không thể thiếu được những giải pháp quản lý khả thi đối với lĩnh vực này.
1.3.3.5. Chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL
Chất lượng và hiệu quả hoạt động của một tổ chức nói chung, của đội ngũ CBQL nói riêng phụ thuộc vào nhiều yếu tố; trong đó yếu tố cơ chế, chính sách là một trong những động lực thúc đẩy hoạt động của tổ chức đó. Chính vì thế, cần có chính sách đãi ngộ thoả đáng và đảm bảo các điều kiện làm việc trong quá trình thực thi công vụ thì chất lượng đội ngũ sẽ được nâng lên. Nhìn chung, chính sách đãi ngộ đối với cán bộ nói chung và đối với CBQL nói riêng là một trong những hoạt động hết sức quan trọng trong công tác quản lý cán bộ, công chức của cơ quan quản lý và của người quản lý đối với một tổ chức.
Như vậy, để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL giáo dục nói chung và CBQL trường THPT nói riêng cần phải có những giải pháp quản lý về lĩnh vực này.
Kết luận chương 1
Từ việc nêu tổng quan của vấn đề nghiên cứu, khẳng định một số khái niệm chủ yếu, những đặc trưng của quản lý giáo dục, những đặc trưng về chất lượng đội ngũ CBQL và chỉ ra những yêu cầu chủ yếu về chất lượng của đội ngũ CBQL trường THPT, những yếu tố quản lý tác động đến việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT, tôi thấy rằng cần quan tâm đến các vấn đề quan trọng mang tính lý luận dưới đây:
1) Để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT phải quan tâm đến các lĩnh vực chủ yếu sau:
- Công tác quy hoạch đội ngũ CBQL trường THPT - Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT
- Tuyển chọn, sử dụng, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm và luân chuyển đội ngũ CBQL trường THPT
- Chế độ chính sách đối với đội ngũ CBQL trường THPT
- Sự lãnh đạo của Đảng đối với việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT
2) Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT gắn với sự đánh giá đúng thực trạng về các lĩnh vực quản lý trên cộng với việc phân tích các yếu tố thuận lợi, khó khăn và điều kiện tự nhiên, xã hội, kinh tế chính trị, quốc phòng an ninh ở địa phương từ đó đề xuất các giải pháp quản lý khả thi. Những nhiệm vụ nghiên cứu về thực trạng và giải pháp sẽ được trình bày cụ thể trong Chương 2 và Chương 3.
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TRƯỜNG THPT QUẬN 10, TP.HCM
2.1. Khái quát về tình hình địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội và giáo dục của Quận 10, TP.HCM
2.1.1. Đặc điểm về địa lý dân cư, kinh tế
2.1.1.1 Địa lý, phân bố dân cư:
Quận 10 có tổng diện tích tự nhiên 771,81 ha (Theo số liệu bản đồ địa chính), nằm chếch về phía tây nam của trung tâm TP.HCM và chiếm 0,24% diện tích đất đai tòan thành phố.
Quận 10 được chia thành 5 khu vực với tổng số 15 phường lớn, nhỏ không đều nhau, chênh lệch giữa phường lớn nhất (Phường 12) với phường nhỏ nhất (Phường 3) là 119,14 ha tương đương 12,8 lần. Địa bàn Quận 10, có giáp ranh như sau:
- Phía Bắc giáp Quận Tân Bình, giới hạn bởi đường Bắc Hải
- Phía Nam giáo Quận 5, giới hạn bởi đường Hùng Vương và đường Nguyễn Chí Thanh
- Phía Đông giáp Quận 3, giới hạn bởi đường Cách Mạng Tháng Tám, Điện Biên Phủ và đường Lý Thái Tổ
- Phía Tây giáp Quận 11, giới hạn bởi đường Lý Thường Kiệt
Quận 10 là một trong những quận nội thành của TP.HCM có nhiều đều kiện thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hóa xã hội với các quận trung tâm và ngọai thành, là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quận.
2.1.1.2 Đặc điểm kinh tế: a. Giá trị thương mại
Quận 10 là một trong những quận trung tâm của TP.HCM có vị trí thuận lợi, là một trọng điểm giao dịch thương mại của thành phố. Ngành thương mại – dịch vụ có tốc độ phát triển nhanh, có nhiều lọai hình thương mại – dịch vụ cao cấp và đa dạng tạo được sự thu hút đầu tư của các doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển. Tổng số vốn đầu tư của các công ty, doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở cá thể đạt gần 700 tỷ đồng; giá trị thương mại chiếm tỷ lệ khá cao, sản lượng kinh tế thương mại quốc doanh chiếm từ 60-80%.
Tốc độ tăng trưởng trên lĩnh vực công nghiệp và và tiểu thủ công nghiệp bình quân hang năm luôn vượt chỉ tiêu kế họach hàng 14,58%. Trong đó, khu vực kinh tế quốc doanh tăng bình quân 16,94%; khu vực ngòai quốc doanh tăng bình quân 16,67%. Tốc độ tăng trưởng thương mại- dịch vụ hàng năm tăng bình quân 16,89%. Trong đó, các công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp tư nhân và thương nghiệp, dịch vụ tư nhân, cá thể có tỷ lệ tăng khá cao, chiếm tỷ trọng lơn trên tổng doanh thu hàng năm.
Các khu vực kinh doanh trên các tuyến đường tiêu biểu của Quận 10:
- Hoa tươi: đường Hồ Thị Kỷ - Ẩm thực: đường Lê Hồng Phong
- Thiết bị y tế và văn phòng: đường Lý Thái Tổ - Trang trí nội thất: đường Ngô Gia Tự
- Vật liệu xây dựng: đường Lý Thường Kiệt - Thiết bị viễn thông: đường Hùng Vương
Ngòai ra, Quận 10 còn có một số khu vực kinh doanh sầm uất khác:
- Đường Ba Tháng Hai (kinh doanh đồ cưới, mua sắm thời trang, ô tô cao cấp, điện thọai di động)
- Đường Cách Mạng Tháng Tám (mua sắm thời trang, ẩm thực, điện thọai di động)
- Đường Lý Thái Tổ (In ấn, lốp ô tô, trang trí nội thất, ẩm thực)
- Đường Thành Thái (vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh, trang trí nội thất, ẩm thực)
b. Chính sách thuế và phúc lợi xã hội:
Quận 10 thực hiện các quy định luật ngân sách của nhà nước hiện hành trong việc thu thuế cũng như sử dụng ngân sách địa phương đã giải quyết kịp thời kinh phí cho các công trình đầu tư phúc lợi công cộng, phục vụ dân sinh, chăm lo cho các đối tượng chính sách, đồng thời tích lũy nội bộ để đầu tư phát triển và đảm bảo cho nguồn vốn xây dựng cơ bản.
Ngoài ra, ngành thuế Quận thường xuyên đẩy mạnh chống thất thu thuế, gian lận thương mại, đồng thời luôn tạo điều kiện cho sản xuất – kinh doanh phát triển.
Lãnh đạo Quận 10 đã tập trung chỉ đạo, tích cục khai thác các nguồn thu và các khỏan thu khác nhu khai thác cơ sở hạ tầng, phát mãi hang hóa, tài sản tịch thu… để đưa và ngân sách. Chính vì vậy, số thu ngân sách của Quận luôn đạt và vượt chỉ tiêu kế họach, năm sau cao hơn năm trước.
2.1.1. Tổng quan về giáo dục Quận 10, TP.HCM
Địa bàn quận 10 mặc dù diện tích không lớn lắm nhưng là nơi tọa lạc của nhiều trường nổi tiếng, có chất lượng cao ở TP.HCM. Hiện tại, Quận 10 có tổng cộng :
- 05 trường Đại học bao gồm: Trường Đại học Bách Khoa, Trường Đại học Kinh tế, Học viện Hành chính quốc gia, Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Trường Đại học Ngọai ngữ và Tin học
- 32 trường mầm non, 11 trường THCS - 05 trường THPT bao gồm:
* Trường THPT Nguyễn Du * Trường THPT Nguyễn An Ninh
* Trường THPT Nguyễn Khuyến * Trường THPT Diên Hồng
* Trường THPT Sương Nguyệt Anh
2.2. Thực trạng về giáo dục THPT Quận 10, TP.HCM
2.2.1. Quy mô phát triển Giáo dục THPT Quận 10 trong 4 năm trở lại đây:
Trong 4 năm trở lại đây sự phát triển về quy mô trường lớp giáo dục THPT đã dần ổn định. Hàng năm, bậc THPT huy động đạt trên 85% số học sinh tốt nghiệp THCS vào học THPT công lập, đáp ứng được nhu cầu xã hội. Cụ thể, số lượng bình quân tuyển vào lớp 10 là 2739 học sinh và số học sinh trung học phổ thông hàng năm của toàn Quận 10, TP.HCM bình quân khoảng 3,200 và số lớp là 70 lớp.Hầu hết các trường THPT công lập tại Quận 10, TP.HCM đã thành lập trên 15 năm với quy mô, cơ sở vật chất tương đối hoàn bị.
Về mặt đáp ứng xã hội, các trường THPT Quận 10, TP.HCM đến nay đã tương đối ổn định, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh trên địa bàn Quận. Đội ngũ cán bộ quản lý các nhà trường, đội ngũ giáo viên, nhân viên đều là những cán bộ, giáo viên giàu kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và luôn có tinh thần học hỏi, bồi dưỡng, nâng cao nhận thức lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong hiện tại và tương lai. Hiện nay, tất cả 5 trường THPT Quận 10 đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa cơ sở vật chất tương đối đầy đủ các phòng học nhà cao tầng đủ học một ca. Một số trường đang tiến hành thử nghiệm học 2 buổi ngày cho học sinh THPT. Hầu hết các trường đều có phòng nghỉ dành cho giáo viên, nhân viên, sinh hoạt, có đầy đủ khu giáo dục thể chất, cảnh quan môi trường sạch đẹp. Ngoài ra, hầu hết các trường đều được được đầu tư xây dựng nhà tập đa năng, đầy đủ phòng học bộ môn,