a. Vài nét về thành phố Hà Tĩnh-tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh nằm trên trục đường Quốc lộ 1A, cách thủ đô Hà Nội 340 km, phía Bắc giáp thành phố Vinh; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình; phía tây giáp Lào và phía Đông giáp biển Đông. Thành phố Hà Tĩnh nằm ở trung tâm của tỉnh Hà Tĩnh, nằm trên Quốc lộ 1A, con đường giao thông huyết mạch của cả nước, là cầu nối quan trọng hai miền Nam Bắc, và là điểm đầu mút quan trọng trên trục hành lang Đông Tây. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội, cũng như việc giao lưu hội nhập. Năm 2007 được công nhận là thành phố cấp 3, với diện tích tụ nhiên là 56,19 km2 bao gồm 10
phường và 6 xã. Đây là một yếu tố quan trọng cùng với vị trí địa lí tạo cho tỉnh nền tảng thúc đẩy sự nghiệp CNH – HĐH cũng như quá trình đô thị hóa của thành phố.
Đây là vùng đồng bằng bằng phẳng và khá thấp rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất. Dân số toàn thành phố là 117.546 người dân cư tập trung đông đúc với mật độ trung bình 2.092 người/km2.
Công tác DS & KHHGĐ có rất nhiều cố gắng và thành công đặc biệt trên địa bàn tỉnh hạn chế tối đa việc sinh con thư ba, tỉ lệ không sinh con thứ 3 đạt trên 80%. Công tác chăm sóc bà mẹ và trẻ em được quan tâm đặc biệt. Công tác ủng hộ chữa trị cho các bệnh nhân con em người nghèo,trẻ mồ côi không nơi nương tựa được tiến hành rất chu đáo.
Trong những năm gần đây phát triển mạnh mẽ về kinh tế với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch mạnh mẽ, tỉ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng cao trong khi tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm mạnh. Về sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp đang được chú trọng phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp xây dựng.
Ngành dịch vụ phát triển mạnh cùng với quá trình đô thị hóa mạnh mẽ đã len lỏi vào tận ngõ nghách của cuộc sống từng nhà. Đặc biết là các dịch vụ về công nghệ thông tin, điện tử… Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao và tiện nghi hơn rất nhiều. Các hoạt động kinh doanh thương mại ngày càng sôi nổi với hệ thống chợ và trung tâm thương mại phát triển, hiện đại. Trên địa bàn thành phố có chợ tỉnh: là chợ đầu mối lớn của cả tỉnh, là nơi giao lưu trao đổi hàng hóa tấp nập. Ngoài ra còn có hệ thống chợ cóc phát triển rộng khắp các phường, dọc các đường phố. Bên cạnh đó, có hai siêu thị lớn và là hai trung tâm thương mại cùng với đó là hệ thống các cửa hàng phát triển mạnh góp phần nâng cao chất lượng hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn thành phố. Hoạt động nông nghiệp đang chuyển dịch mạnh mẽ phù hợp với quá trình CNH của thành phố, các hình thức sản xuất ngày càng đa dạng và sản xuất kiểu công nghiệp.
Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thật của thành phố ngày càng hoàn thiện. Tốc độ điện khí hóa nhanh, với hệ thống điện lưới được nâng cấp, xây dựng tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội. Hệ thống đường quốc lộ được sửa chữa, nâng cấp và mở rộng, cùng với hệ thống đường một chiều, các con đường ngày càng được mở rộng, xây dựng mới, giao thông đi lại thông thoáng, tạo điều kiện cho việc phát triển, giao lưu, kết nối giữa các vùng, khu vực trong nội thành cũng như liên huyện, liên tỉnh và cả nước.
Cơ sở vật chất kĩ thuật ngày càng phát triển với hệ thống ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện phát triển mạnh thúc đẩy hoạt động giao lưu, trao đổi thông tin trên khắp khu vực trong nước và thế giới.
Về công nghệ truyền thông và thông tin bùng nổ mạnh mẽ. Mấy năm lại đây sự phát triển như vũ bão của CNTT trong cả nước nói chung và ở Hà Tĩnh nói riêng đã tác động mạnh mẽ đến đời sống nhân dân. Và hiện nay trên địa bàn thành phố tỉ lệ nhà có máy tính bàn và máy tính xách tay ngày một nhiều 100% gia đình đều có máy tính và hơn 75% gia đình có máy tính kết nối internet. CNTT đang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống nhân dân. Việc tiếp cận thông tin mạng trở nên rất dễ dàng đối với người dân. Nó đang tác động lên đời sống nhân dân cả tích cực lẫn tiêu cực.
Về công tác y tế chăm sóc sức khỏe cho người dân được chính quyền thành phố quan tâm đúng mức, và đang ngày càng được nâng cao về chất lượng.
Hệ thống giáo dục hoàn thiện với các cấp học từ mần non đến trung học phổ thông. Hiện nay đã phổ cập đến trung học cơ sở, riêng ở thành phố phổ cập giáo dục đến bậc phổ thông, tỉ lệ đậu tốt nghiệp và đại học khá cao. b. Vài nét về học sinh phổ thông TP.Hà Tĩnh hiện nay
Trong những năm trở lại đây, cùng với việc phát triển kinh tế xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao nên công tác chăm lo cho sức khoẻ và học tập của con em ngày càng được cải thiện. Trong tổng số 87.168 người dân toàn thành phố có 4985 học sinh thuộc khối THPT. Xếp loại học lực năm học 2009-2010, tỷ lệ học sinh giỏi tăng 8,6%, tỷ lệ học sinh yếu kém giảm tới 2,3%
so với năm học trước. Về xếp loại hành kiểm, năm học 2009-2010, số học sinh xếp loại hạnh kiểm tốt khá có chiều hướng giảm, trong khi học sinh bị hạnh kiểm trung bình và yếu kém tăng 2,85% so với năm học 2008-2009.
Là thành phố trung tâm trực thuộc tỉnh nên thành phố có điều kiện giáo dục dành cho học sinh sống trên địa bàn tương đối tốt: Có đội ngũ giáo viên đông đảo, đặc biệt là đội ngũ giáo viên giỏi, cơ sở vật chất-trang thiết bị trường học khá đầy đủ. Mỗi trường THPT được trang bị 70-80 máy tính có kết nối internet và 2-3 máy chiếu đa năng trở lên. Đặc biệt các trường đều đã có trang Web riêng luôn cập nhật thông tin về học tập và hoạt động của học sinh trong trường tạo mối liên kết giữa nhà trường và phụ huynh học sinh… Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào bài giảng đã tạo sự hấp dẫn trong quá trình dạy học, chất lượng học tập có chuyễn biến rõ rệt.
Phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được triển khai đồng bộ và đạt được những kết quả quan trọng. Các hoạt động ngoài giờ lên lớp tại các trường học như: “Đền ơn đáp nghĩa”, hoạt động từ thiện, Thể dục thể thao, thi “Hát dân ca”, “Giai điệu tuổi hồng”, “Rạng rỡ Hồng Lam”, các trò chơi dân gian, các hoạt động nhằm bồi dưỡng kỷ năng sống cho học sinh...đều được tăng cường đẩy mạnh.
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng và địa điểm nghiên cứu
Đề tài dự kiến nghiên cứu trên cả 2 đối tượng học sinh nam và nữ THPT nhưng theo quan sát ban đầu và thực tế đi phỏng vấn cho thấy số học sinh nữ rất ít chơi G.O. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu thực nghiệm trong đề tài này là Nam sinh chơi G.O độ tuổi 15-18, thuộc 3 trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Thành Sen, THPT Hoàng Xuân Hãn thành phố Hà Tĩnh, tỉnh Hà Tĩnh.
2.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài được nghiên cứu từ tháng 1 đến tháng hết tháng 11 năm 2010, cụ thể như sau:
* Giai đoạn 1: Từ tháng 1/2010 – 5/2010.
Thu thập số liệu, xử lý số liệu và viết báo cáo thu hoạch đợt I. * Giai đoạn 2: Từ tháng 6/2010 – 11/2010.
Thu bổ sung số liệu, xử lý số liệu, viết báo cáo và hoàn chỉnh đề tài.
2.3. Giả thuyết khoa học của đề tài
Game online có tác động lên các chỉ tiêu hình thái, thể lực, sinh lí và kết qủa học tập của học sinh THPT.
2.4. Phương pháp nghiên cúu
Các chỉ số được nghiên cứu
- Các chỉ số về hình thái – thể lực gồm: chiều cao đứng, cân nặng, vòng ngực trung bình, chỉ số Pignet.
- Các chỉ số thể chất gồm: tố chất mạnh, tố chất nhanh, tố chất dẻo. - Các chỉ số đánh giá chức năng sinh lí một số hệ thống cơ quan: +Hệ tim mạch: nhịp tim, huyết áp.
+Hô hấp: nhịp thở, sức thở và thời gian nín thở tối đa. - Kết quả học tập.
2.4.1. Phương pháp phân tích tài liệu
Tiến hành phân tích các công trình nghiên cứu, kết quả những đề tài nghiên cứu có liên quan, số liệu thống kê phục vụ cho cuộc nghiên cứu.
2.4.2. Phương pháp chọn mẫu
* Đánh giá thực trạng
Mẫu nghiên cứu được chọn theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống. Tiến hành phát phiếu ngẫu nhiên tại các trường học với cơ cấu theo lớp học.
Tổng mẫu: 600 phiếu hỏi, tiến hành phỏng vấn bằng phiếu hỏi từng đối tượng. Số phiếu hỏi thu về sau khi làm sạch, đáp ứng yêu cầu của nghiên cứu là 531 phiếu.
* Đo đạc thực nghiệm
Thu thập mẫu để đo các chỉ số thực nghiệm.
Bước1: thông qua tìm hiểu thực tế đối tượng tại các quán game xung quanh trường học, qua cán bộ lớp, cán bộ đoàn, giáo viên chủ nhiệm và qua một số đối tượng chơi với tần suất nhiều.
Bước2: phân loại đối tượng chơi G.O, chọn lọc ra đối tượng nghiện G.O theo thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới:
- Dùng nhiều thời gian và tiền bạc để được thỏa mãn - Bỏ bê công việc hoặc học tập để chơi
- Suy nghĩ quá nhiều về trò chơi
- Cố gắng giảm thời gian chơi nhưng không thể - Nói dối hoặc ăn cắp tiền để chơi tiếp
- Lập nhiều kế hoạch hoặc tìm kiếm nhiều cơ hội để chơi cho lần chơi tiếp theo
Đối tượng nghiện G.O trong đề tài này chỉ cần xuất hiện ít nhất 4 trong số 6 dấu hiệu trên và thời gian chơi trung bình trong ngày là 2.5 giờ trở lên.
2.4.3. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu hình thái- thể lực [10].
Chiều cao đứng, vòng ngực, cân nặng được xác định theo phương pháp của Nguyễn Quang quyền như sau:
- Chiều cao đứng (H): Đo chiều cao đứng của học sinh bằng thước dây nhựa mềm, chia độ tới mm, cố định trên một mặt phẳng đứng. Học sinh ở tư thế đứng thẳng trên nền phẳng bỏ giày, dép, mặc quần áo mỏng, đứng thoải
mái, hai tay duỗi thẳng, mắt nhìn thẳng, hai gót chân chụm, khi đo học sinh phải chạm thước tại 4 điểm: chẩm, lưng, mông, gót chân. Đo khoảng cách từ gót chân tới đỉnh đầu học sinh, đo chính xác tới mm.
- Cân nặng (P): Xác định cân nặng bằng cân bàn. Cân được đặt trên mặt phẳng ngang, học sinh mặc quần áo mỏng, đứng thẳng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân, đo xa bữa ăn. Khi kim không chuyển động nữa thì đọc kết quả chính xác tới g
- Vòng ngực trung bình (VNTB): Dụng cụ đo là thước vải không co giãn của Trung Quốc có độ chính xác đến 1mm, đo ở tư thế đứng thẳng, vòng thước dây quanh ngực vuông góc với cột sống và đi qua xương bả vai ở phía sau và mũi ức ở phía trước. Đo ở hai thì hít vào và thở ra hết sức sau đó lấy trung bình cộng.
- Chỉ số Pignet: được tính theo công thức:
Pignet = Chiều cao đứng (cm) - [Cân nặng (kg) + VNTB (cm)].
Đánh giá chỉ số Pignet theo Nguyễn Quang Quyền
Pignet = 27,5 – 33,9 : trung bình
Pignet = 0 - 20,8: cường tráng Pignet = 34 - 37,2: yếu Pignet = 20,9 - 24,1: rất khỏe Pignet = 37,2 - 40,6: rất yếu Pignet = 24,2 - 27,4: khỏe Pignet ≥ 40,6: yếu kém
2.4.4. Phương pháp xác định tố chất vận động
+ Tố chất mạnh: (Theo Sermeep, 1986)
Được đo bằng sức bật cao tại chỗ không vung tay (cm). Đứng thẳng dơ cao tay mũi chân cách tường 20cm và đánh dấu điểm chạm thức của đầu ngón giữa sau đó bật cao tối đa và đánh dấu, lấy hiệu số độ cao giữa 2 điểm trên. Đối tượng được đo 3 lần, lấy giá trị trung bình.
+ Tố chất dẻo: (Theo Sermeep, 1986)
Đánh giá độ dẽo cột sống của đối tượng bằng cách uốn dẻo tại chổ về phía trước (cm). Tư thế đứng nghiêm trên ghế, 2 đầu gối thẳng, từ từ cúi
người về phía trước tới mức tối đa, lặp lại 3 lần lấy kết quả cao nhất. Trên mặt ghế kết quả (-), dưới mặt ghế kết quả (+)
+ Tố chất nhanh: (Theo Covalep, 1975)
Đánh giá tố chất nhanh bằng phương pháp “Tepping Test”. Đo vận động của ngón tay (số lần/5s) bằng cách chấm bút trên giấy trong thời gian 5 giây, lặp lại 3 lần và lấy kết quả trung bình.
2.4.5. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý
- Tần số mạch đập (nhịp tim): Theo phương pháp thông thường, đo 3 lần lấy giá trị trung bình
- Huyết áp : Bằng máy đo y tế theo phương pháp thường dùng.
- Tần số hô hấp (nhịp thở): (Theo Sermeep, 1986)
Lấy tần số hô hấp lúc bình thường bằng cách đếm nhịp thở qua bông dính trên môi theo phương pháp thường dùng.
- Thời gian nín thở tối đa: Theo liệu pháp Stange, đo thời gian nín thở ở tư thế ngồi trong trạng thái yên tĩnh. Cho đối tượng ngồi thẳng trên ghế sao cho đùi vuông góc với thân, hai tay chống lên đầu gối, cho đối tượng thở ra hít vào 3 lần thật sâu đến lần hít vào hết sức thứ tư thì dùng ngón tay kẹp mũi và bắt đầu nhịn thở bấm đồng hồ để tính thời gian xuất hiện thở ra sẽ biết được thời gian nín thở tối đa. Đơn vị đo: giây (S).
- Sức thở:
Đối tượng được đo ở trạng thái yên tĩnh. Cho đối tượng ngồi thẳng trên ghế sao cho đùi vuông góc với thân, hai tay chống lên đầu gối, cho đối tượng hít vào thật sâu sau thở hắt ra. Thời gian được xác định khi đối tượng thở hắt ra cho đến khi thở ra hết hơi. Mỗi đối tượng nghiên cứu được đo 3 lần xen kẽ, lấy thời gian cao nhất để tính thời gian sức thở. Đơn vị đo: giây (S).
2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu
Loại trừ các số liệu không bình thường trước khi xử lý, số liệu được xử lý dựa trên phương pháp thống kê y-sinh học, bao gồm trung bình mẫu, độ
lệch tiêu chuẩn, so sánh sai khác giữa hai nhóm đối tượng với sự trợ giúp của phần mềm SPSS [12].
2.4.7. Phương pháp phỏng vấn, điều tra
- Sử dụng cách phỏng vấn cán bộ đoàn, cán bộ lớp, GVCN, học sinh để biết thực trạng của việc chơi G.O chung trong học sinh thuộc diện quản lí nhằm cung cấp nguồn tin sơ bộ để xây dựng mẫu điều tra hệ thống.
- Điều tra chi tiết bằng cách xây dựng các phiếu điều tra thu thập dữ liệu qua một số học sinh đang chơi hoặc đã từng chơi G.O để xác định các thông số: thâm niên chơi, thời gian, lí do chơi và một số biểu hiện bệnh lý của việc nghiện G.O.
Chương 3: KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 3.1. Thực trạng chơi Game online ở đối tượng nghiên cứu
Thực trạng chơi G.O của học sinh THPT trên địa bàn Thành Phố Hà Tĩnh được chúng tôi nghiên cứu qua 3 tiêu chí chính, các tiêu chí sẽ lần lượt được chỉ ra và phân tích dưới đây: Tỷ lệ học sinh chơi G.O, thời gian chơi G.O, lí do chơi G.O
3.1.1. Tỷ lệ học sinh chơi G.O
Một thực tế dễ nhận thấy: trên khắp các thành phố ở Việt Nam nói chung và ở thành phố Hà Tĩnh nói riêng, khách hàng thường xuyên lui tới các quán, hàng kinh doanh trò chơi giải trí G.O phần lớn là nam thanh-thiếu niên, là những đối tượng trong độ tuổi học sinh còn đang trên ghế nhà trường. Thực tế theo nghiên cứu của chúng tôi tại một số trường THPT trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh cho thấy có sự khác biệt khá rõ rệt về giới tính giữa nam và nữ