Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1996 đến nay

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG bản sắc văn hóa DOANH NGHIỆPCỦA TRUNG tâm VIỄN THÔNG VNPTTHÀNH PHỐ HUẾ (Trang 39 - 133)

Năm 1996, Chính phủ ra Nghị định số 12/CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức bộ máy của Tổng cục Bưu điện.

Năm 2002, Chính phủ ra Nghị định số 90/2002/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Bưu chính Viễn thông. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, điện tử, internet, truyền dẫn phát sóng, tần số vô tuyến điện và cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.

Năm 2003, ngành Bưu chính, Viễn thông thực sự chuyển từ độc quyền công ty sang cạnh tranh tất cả các loại dịch vụ. Có tổng số 6 công ty hạ tầng mạng được thiết lập mạng lưới và cung cấp dịch vụ: Tổng Công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT), Công ty Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Viễn thông Điện lực (VP Telecom), Công ty cổ phần dịch vụ BCVT Sài Gòn (SPT), Công ty Cổ phần viễn thông Hà Nội (Hanoi Telecom) và Công ty Thông tin điện tử Hàng Hải (Vishipel). Trong đó, VNPT, Viettel và VP Telecom được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ viễn thông cố định quốc tế. Có 5 công ty được thiết lập mạng và cung cấp dịch vụ thông tin di động gồm: VMS, Vinaphone, Viettel, SPT và Hanoi Telecom.

Cho đến nay, trên phương diện quản lý vĩ mô, Chính phủ Việt Nam đã cơ cấu lại Bộ Bưu chính Viễn thông thành Bộ Thông Tin và Truyền thông. Theo đó mở rộng phạm vi quản lý nhà nước theo xu hướng hội tụ viễn thông – công nghệ thông tin – phát thanh truyền hình. Chức năng quản lý nhà nước sẽ đáp ứng cả quản lý, cấp cấp phép khai thác mạng, dịch vụ viễn thông và các nội dung thông tin truyền tải trên mạng. Xu thế này

nằm trong động thái thực hiện cam kết trong WTO, theo đó Nhà nước không can thiệp quá sâu vào thị trường và hoạt động của doanh nghiệp.

2.2 Giới thiệu về Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VNPT1

2.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Tập đoàn Bưu chính Viễn thôngVNPT VNPT

Tổng công ty Bưu Chính viễn thông - VNPT

– Tên đầy đủ là Tập đoàn Bưu Chính Viễn thông Việt Nam

– Tên giao dịch quốc tế là VietNam Posts and Telecommumcations Group – Tên viết tắt : VNPT

– Trụ sở chính : 57 Huỳnh Thúc Kháng, Q Đống Đa, Hà Nội

– Văn phòng : 84.57741513. www.mpt.com.vn

Hình 2.1: Logo VNPT

(Nguồn: Internet)

Ngày 7/4/1990 Quyết định thành lập Tổng công ty Bưu Chính viễn thông từ Tổng cục Bưu điện.

Tháng 4/1994 Chính phủ quyết định thành lập Tổng công ty Bưu Chính viễn thông Việt Nam theo mô hình công ty 91 trực thuộc chính phủ với tên giao dịch viết tắt là VNPT.

Tập đoàn Bưu Chính viễn thông được thành lập theo quyết định só 06/2006/QĐ- TTG ngày 09/01/2006 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam.

Ngày 26/03/2006 tại Hà Nội, Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam tổ chức lễ công bố quyết định chính phủ về việc thành lập công ty mẹ - Tập đoàn Bưu Chính viễn thông Việt Nam chính thức ra mắt và hoạt động.

Kế thừa 65 năm xây dựng, phát triển và gắn bó trên thị trường viễn thông Việt Nam, VNPT vừa là nhà cung cấp dịch vụ đầu tiên đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Bưu chính, Viễn thông Việt Nam, vừa là tập đoàn có vai trò chủ chốt trong việc đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 quốc gia có tốc độ phát triển CNTT nhanh nhất toàn cầu. Với những đóng góp và thành tựu đã đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc, VNPT đã vinh dự được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ 1999 - 2009 vào ngày 22/12/2009.

Với hơn 90 nghìn cán bộ công nhân viên, hạ tầng công nghệ viễn thông tiên tiến, mạng lưới dịch vụ phủ sóng toàn bộ 64 tỉnh thành trên cả nước, VNPT tự hào là nhà cung cấp dịch vụ bưu chính, viễn thông số 1 tại Việt Nam, phục vụ hơn 71 triệu thuê bao di động, gần 12 triệu thuê bao điện thoại cố định và khoảng hàng chục triệu người sử dụng Internet. Tháng 6/2006, VNPT chính thức trở thành Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam thay thế cho mô hình Tổng công ty cũ theo quyết định số 06/2006/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ, với chiến lược phát triển theo mô hình tập đoàn kinh tế chủ lực của Việt Nam, kinh doanh đa ngành nghề, đa lĩnh vực, đa sở hữu, trong đó Bưu chính - Viễn thông - CNTT là nòng cốt. VNPT hiện là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông hàng đầu tại Việt Nam.

2.2.2 Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Tập đoàn

• Tổ chức xây dựng, quản lý, vận hành, lắp đặt, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa các dịch vụ và sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin;

• Tổ chức, quản lý, kinh doanh và cung cấp các dịch vụ và sản phẩm truyền thông;

• Khảo sát, tư vấn, thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo dưỡng các công trình viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;

• Sản xuất, kinh doanh xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, thiết bị viễn thông, công nghệ thông tin và truyền thông;

• Kinh doanh các dịch vụ tài chính, tín dụng;

• Kinh doanh các dịch vụ quảng cáo, tổ chức sự kiện;

• Kinh doanh bất động sản, cho thuê văn phòng;

• Tổ chức phục vụ thông tin đột xuất theo yêu cầu của nhà nước và địa phương.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG bản sắc văn hóa DOANH NGHIỆPCỦA TRUNG tâm VIỄN THÔNG VNPTTHÀNH PHỐ HUẾ (Trang 39 - 133)