Tình hình viễn thông Việt Nam từ năm 1980 đến năm 1995

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG bản sắc văn hóa DOANH NGHIỆPCỦA TRUNG tâm VIỄN THÔNG VNPTTHÀNH PHỐ HUẾ (Trang 38 - 39)

Trong thời gian này, ngành bưu điện là một trong những ngành đi đầu trong công cuộc đổi mới và là ngành kinh tế đầu tiên được thưởng huân chương Sao Vàng. Để có được thành tựu đó, toàn ngành đã thực hiện các giải pháp để phát triển ngành.

Thứ nhất, đi thẳng vào công nghệ hiện đại, bỏ qua công nghệ trung gian; xây dựng mạng lưới bưu chính viễn thông Việt Nam hiện đại, đồng bộ, tương đồng với các nước tiên tiến trong khu vực và thế giới.

Thứ hai, mềm dẻo và khôn khéo trong quan hệ quốc tế để phá vỡ sự bao vây cấm vận, lựa chọn đa dạng hóa các đối tác để tranh thủ vốn, công nghệ, phục vụ xây dựng mạng lưới và đào tạo nguồn nhân lực.

Thứ ba, xây dựng và xin phép nhà nước được áp dụng cơ chế tự vay tự trả có sự bảo trợ của Nhà nước, tranh thủ sự hợp tác sản xuất của các đối tác trong nước, xây dựng cơ chế phát huy nguồn nội lực trong Ngành để tạo nguồn vốn cho đầu tư phát triển ngành.

Thứ tư, xây dựng và thực hiện chính sách về tạo nguồn nhân lực, đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên chức đủ trình độ năng lực, tạo thêm việc làm và từng bước nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên trong ngành.

Mạng lưới và công nghệ bưu chính - viễn thông có những thay đổi căn bản và quan trọng. Điều đó đòi hỏi công tác quản lý, cơ chế và tổ chức cũng phải có những chuyển biến phù hợp. Công tác quản lý Nhà nước từng bước tách ra khỏi công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh. Ngày 7/5/1994, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết

1Nguồn: Lê Tấn Thanh Thịnh, khóa luận “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn dịch vụ Fast Connect -truy cập Internet qua cổng USB của sinh viên Đại học Huế cho công ty viễn thông VMS Mobifone” – 2013, tr17

định chuyển Tổng công ty Bưu chính-Viễn thông thành tập đoàn kinh doanh của Nhà nước.

Một phần của tài liệu ĐO LƯỜNG bản sắc văn hóa DOANH NGHIỆPCỦA TRUNG tâm VIỄN THÔNG VNPTTHÀNH PHỐ HUẾ (Trang 38 - 39)