Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI " docx (Trang 25 - 46)

II. Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty

1.2 Phân tích tình hình xuất khẩu theo mặt hàng

Từ khi nhà nước chuyển đổi cơ chế quản lý theo cơ chế thị trường, trong những năm qua mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn song Công ty vẫn đứng vững được trên thị trường, sản phẩm sản xuất ra đạt chất lượng tốt, màu sắc đẹp, độ bền cao. Mặt hàng xuất khẩu chính của Công ty gồm có: khăn ăn, khăn mặt, khăn tay, áo choàng tắm và một số sản phẩm khác như: thảm chùi chân, ga trải giường, khăn bếp...

Ngay từ khi chuyển đổi sang kinh doanh xuất khẩu là chính, Công ty dệt Minh Khai cũng xác định sản phẩm chính xuất khẩu của mình là khăn bông dệt các loại. Hàng năm việc xuất khẩu sản phẩm này luôn mang lại cho Công ty nguồn lợi nhuận xuất khẩu cao do doanh thu xuất khẩu lớn. Năm 1999 kim ngạch xuất khẩu khăn bông đạt 3.037.000 USD. Năm 2000 do có khó khăn về thị trường và tỷ giá hối đoái không ổn định nên kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt 2.626.000 USD. Trong 2 năm vừa qua giá trị xuất khẩu tăng lên với kim ngạch xuất khẩu năm 2001 là 3.312.960 USD và năm 2002 đạt 3.020.500 USD.

Bảng 3 : Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng

Đơn vị:1000 USD

Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 SPXK GT % GT % GT % GT % 1. Khăn bông 3.037,5 75 2.623,6 70 3.312,96 71 3.020,5 70 2. Áo choàng tắm 405 10 374,8 10 412,96 8,9 517,8 12 3. Màn tuyn 607,5 15 749,6 20 914,05 20 776,7 18 Tổng 4.050 100 3.748 100 4.640 100 4.315 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch Thị trường)

Sở dĩ nhóm sản phẩm này có giá trị xuất khẩu cao là do có sự đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã, màu sắc phong phú như vàng, trắng, xanh hồng...Một số loại sản phẩm còn được trang trí in hình các con giống, hoa văn rất bắt mắt do đó rất hấp dẫn và được người tiêu dùng ưa chuộng. Hơn nữa, sản phẩm khăn bông lại có chất lượng tốt, khăn dày dặn, thấm nước, độ mềm mại cao, tạo sự thoải mái khi sử dụng nên khả năng xuất khẩu các sản phẩm này là rất cao và tốc độ tiêu thụ cao.

Sản phẩm áo choàng tắm là sản phẩm mới của Công ty trong những năm gần đây. Tuy mới được đưa vào sản xuất chưa lâu song giá trị kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng áo choàng tắm cũng đã có một vị trí đáng kể khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty. Đây là loại sản phẩm cao cấp tuy có giá thành cao

nhưng chất lượng tốt nên sản phẩm rất được các khách hàng Nhật Bản, Châu Á ưa chuộng. Năm 1999 giá trị xuất khẩu áo choàng tắm đạt 405.000 USD chiếm 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Trong các năm tiếp theo tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng này cũng chỉ dừng lại ở mức 10%. Đó là vì hiện nay Công ty mới chỉ sản xuất được 12 loại áo choàng tắm, kiểu dáng và mẫu mã còn thiếu đa dạng. Hơn nữa sản phẩm lại có giá bán cao phục vụ cho nhóm người tiêu dùng có thu nhập cao là chủ yếu nên chưa mở rộng được thị trường tiêu thụ.Vì vậy trong thời gian tới Công ty cần có hướng mở rộng thị trường xuất khẩu cho sản phẩm này.

Đối với mặt hàng xuất khẩu là màn tuyn, đây là mặt hàng mà Công ty chủ yếu tiêu thụ ở trong nước, ít xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm này xuất khẩu chủ yếu thông qua Đan Mạch rồi mới đưa sang thị trường Châu Phi. Việc thực hiện xuất khẩu mặt hàng này của Công ty là thực hiện theo chương trình phòng chống sốt rét của Liên Hợp Quốc nên kim ngạch xuất khẩu không cao. Giá trị kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chỉ chiếm khoảng 15-20% tổng kim ngạch xuất khẩu. Vì vậy để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty trong những năm tới Công ty cần có biện pháp để thúc đẩy việc xuất khẩu mặt hàng này như đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng, ký kết nhiều hợp đồng xuất khẩu.

1.3. Phân tích hoạt động xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu

Công ty dệt Minh Khai tiến hành xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài theo hai phương thức:

- Xuất khẩu trực tiếp cho các siêu thị và các công ty thương mại tại Nhật Bản. - Xuất khẩu gián tiếp thông qua các công ty thương mại trung gian trong và ngoài nước.

Đối với hình thức xuất khẩu trược tiếp, Công ty áp dụng chủ yếu cho thị trường Nhật Bản. Công ty tiến hành xuất khẩu trực tiếp dựa trên cơ sở của phòng kế hoạch thị trường. Hiện nay Công ty vẫn chưa có chi nhánh xuất khẩu đặt tại thị trường truyền thống này để làm công tác thăm dò nghiên cứu thị trường và bán hàng do khả năng tài chính còn hạn chế. Trong những năm qua, Công ty dệt Minh Khai đã chủ yếu thực hiện xuất khẩu trực tiếp, tỷ trọng xuất khẩu theo phương thức này luôn đạt ở mức cao,

trên 95% kim ngạch xuất khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trực tiếp qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2001 đạt 4.565.000USD.

Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu theo phương thức xuất khẩu

Đơn vị: 1000USD

Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 PTXK

GT % GT % GT % GT % GT % XK trực tiếp 3.150 96 3.928,5 97 3.673 98 4.565,7 98,4 4.284,8 99,3

XK gián tiếp 131 4 121,5 3 74 2 74,3 1,6 30,2 0,7

Tổng KNXK 3.281 100 4.050 100 3.748 100 4.640 100 4.315 100

(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Công ty đã tạo được mối thiện cảm cũng như tạo dựng được hình ảnh và uy tín với các khách hàng Nhật Bản nên rất được khách hàng tin tưởng, hàng năm luôn ký kết hợp đồng với số lượng lớn.

Đối với những thị trường khác, Công ty chủ yếu sử dụng hình thức xuất khẩu gián tiếp. Điều đó giúp Công ty có thể tiếp cận và thâm nhập vào các thị trường này thông qua các nhà nhập khẩu trung gian hoặc các công ty thương mại trung gian. Khác với hình thức xuất khẩu trực tiếp, kim ngạch xuất khẩu gián tiếp năm sau lại giảm so với năm 1998. Nguyên nhân là do Công ty chưa chiếm lĩnh được các thị trường này.

1.4. Phân tích tình hình kim ngạch xuất khẩu qua các năm.

Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu giai đoạn 1998-2002

Đơn vị: USD

Năm 1998 1999 2000 2001 2002 Tổng KNXK 3.281.900 4.050.000 3.478.000 4.640.000 4.315.000

(Nguồn: Phòng Kế hoạch thị trường)

Qua bảng trên ta có thể thấy KNXK của Công ty tăng không đều. Năm 1998 giá trị KNXK của Công ty đạt 3.281.900 USD, và tăng lên 4.050.000 USD vào 1999. Đây là một nỗ lực rất lớn của Công ty. Do năm 1998 tình hình suy thoái kinh tế khu vực nền kinh tế Nhật Bản không những bị ảnh hưởng mà còn chịu sự tác động mạnh mẽ làm cho nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình sản xuất kinh doanh và xuất khẩu của Công ty. Qua năm 2000 giá trị

KNXK đã giảm xuống còn 3.748.000 USD. Các năm 2001, 2002 giá trị KNXK có tăng nhưng tốc độ tăng không cao thậm chí năm 2002 đã giảm từ 4.640.000 xuống còn 4.315.000 USD. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự cạnh trang gay gắt của các đối thủ cạnh tranh lớn mạnh trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may là Trung Quốc, Thái Lan, Indonexia…

Đây là một bất lợi lớn đối với Công ty, buộc Công ty phải có biện pháp đối phó với vấn đề này. Nhưng nhìn chung Công ty có thể thấy năng lực sản xuất của Công ty là tiềm tàng. Chất lượng, mẫu mã sản phẩm của Công ty vẫn được khách hàng Nhật Bản rất ưa chuộng. Đó là cơ hội giúp Công ty phát triển sản xuất, là một trong những điều kiện thuận lợi để Công ty đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng trong những năm tiếp theo.

2. Chính sách giá xuất khẩu của Công ty

Giá cả có ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng cạnh tranh của Công ty trên thị trường xuất khẩu. Hiện nay chính sách giá xuất khẩu mà Công ty dệt Minh Khai đang áp dụng là chính sách giá thống nhất trên mọi thị trường. Mặt khác Công ty xuất khẩu theo điều kiện FOB, chi phí cho sản phẩm xuất khẩu chủ yếu thay đổi theo khối lượng lô hàng xuất nên Công ty dệt Minh khai đã quyết định phải áp dụng chính sách giá này. Hơn nữa, khi áp dụng chính sách giá này, Công ty sẽ không phải tính toán nhiều lần điều đó tiết kiệm được thời gian và chi phí. Nhưng giá cả sản phẩm xuất khẩu của Công ty trở nên kém linh hoạt so với biến động giá cả trên thị trường. Trong xu thế tự do cạnh tranh như ngày nay thì vấn đề thị trường là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc áp dụng các chính sách giá này trở nên không thích hợp với các điều kiện thị trường và cạnh tranh trên mỗi một thị trường quốc gia do đó làm cản trở việc xuất khẩu sản phẩm của Công ty và không tối đa hóa được lợi nhuận cho Công ty.

Hiện nay mức giá xuất khẩu mà Công ty đang áp dụng cao hơn giá nội địa. Hơn nữa sản phẩm khăn bông tuy là sản phẩm thiết yếu nhưng lại khó xác định được khối lượng nhu cầu. Vì thế Công ty khó xác định được khối lượng sản phẩm sẽ bán ra. Như vậy khó xác định được lợi nhuận và khả năng rủi ro cao và khó có thể cạnh tranh được

với các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài đặc biệt là với Trung Quốc.

3. Kênh phân phối trên thị trường xuất khẩu của Công ty

Công ty dệt Minh Khai chủ yếu thực hiện xuất khẩu sản phẩm khăn bông sang thị trường Nhật Bản. Kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường Nhật Bản của Công ty được xây dựng như sau:

Kênh phân phối xuất khẩu trên thị trường xuất khẩu Nhật Bản còn quá đơn giản mới chỉ có hai thành viên.

Thành viên thứ nhất trong kênh phân phối là các nhà nhập khẩu Nhật Bản bao gồm các Công ty thương mại ASAHI, ITOCHO, VINASEIKO, HOUEI, DAIEI, FUKIEN...đây là những nhà phân phối sản phẩm chính của Công ty. Sản phẩm khăn bông của Công ty tuy đã có những nhãn hiệu riêng nhưng để có thể tiêu thụ được trên thị trường Nhật Bản thì buộc phải sử dụng thương hiệu của các nhà phân phối này thì mới có thể đến tay người tiêu dùng.

Thành viên thứ hai trong kênh phân phối là các nhà bán lẻ. Trên thị trường Nhật Bản đó là các siêu thị, các khách sạn, nhà hàng.

Với kênh phân phối này trong những năm qua Công ty dệt Minh khai đã từng bước xâm nhập và chiếm lĩnh được thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên đây cũng là một yếu điểm của Công ty vì Công ty không trực tiếp nhận được thông tin từ người tiêu dùng cuối cùng. Trong những năm tới Công ty cần có biện pháp mở rộng kênh phân phối của mình để đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu của Công ty hơn nữa.

III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Khai

1. Những thành tựu mà Công ty đạt được

Thứ nhất, chất lượng sản phẩm của Công ty luôn được khách hàng thừa nhận là sản phẩm có chất lượng tốt. Đây là một lợi thế có ảnh hưởng quan trọng tới khả năng

Công ty dệt Minh Khai Nh nhập khẩu Người bán lẻ Người tiêu dùng cuối cùng

cạnh tranh của Công ty trên thị trường xuất khẩu.

Công ty dệt Minh Khai với mục tiêu kinh doanh là coi trọng chữ tín và luôn đặt vấn đề chữ tín lên hàng đầu, đáp ứng được nhu cầu của các khách hàng Nhật cả về chất lượng sản phẩm lẫn mẫu mã, giá và luôn đảm bảo giao hàng đúng hạn như trong hợp đồng quy định. Điều đó đã tạo nên danh tiếng và uy tín cho Công ty. Đồng thời ban lãnh đạo Công ty đã áp dụng thành công hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng ISO 9000 được tổ chức GLOBAL của Anh cấp chứng chỉ hệ thống đạt tiêu chuẩn ISO quốc tế vào năm 2001.Từ đó đã phát huy tác dụng rất tích cực làm cho năng suất và chất lượng tăng lên. Mặt khác đó còn là kết quả của sự đoàn kết, tinh thần trách nhiệm cao của các cán bộ công nhân viên trong toàn Công ty.

Thứ hai, Công ty có nguồn nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất khá ổn định. Để đáp ứng cho nhu cầu của sản xuất và yêu cầu của khách hàng Công ty dệt Minh Khai trong những năm qua luôn phải nhập khẩu các nguyên liệu sợi bông, sợi polieste cùng các loại hoá chất, thuốc nhuộm...và nhập khẩu với khối lượng lớn từ các nước Ấn độ, Pakixtan, Indonesia, Nhật Bản...Trong quá trình mua hàng Công ty đã xây dựng được mối quan hệ thân thiện với các nhà cung ứng đâù vào nước ngoài này. Công ty đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các bạn hàng, ký kết hợp đồng mua hàng với các điều khoản ưu đãi. Đây chính là điều kiện thuận lợi để Công ty có thể chủ động trong sản xuất kinh doanh, đáp ứng nhanh chóng kịp thời các đơn đặt hàng của các thị trường xuất khẩu.

2. Những khó khăn tồn tại

Bên cạnh những thuận lợi tạo điều kiện cho Công ty hoạt động kinh doanh xuất khẩu, tiền đề cơ bản để Công ty có thể thâm nhập và phát triển thị trường mới thì Công ty dệt Minh Khai cũng gặp rất nhiều khó khăn hạn chế khả năng cạnh tranh của các Công ty trên thị trường xuất khẩu.

2.1. Công tác marketing chưa hoàn thiện

Công tác marketing của Công ty hiện nay vẫn chỉ nằm ở tình trạng chung chung trong phòng kế hoạch thị trường, hoạt động ở mức đơn giản. Hoạt động điều tra nghiên

cứu thị trường chỉ chủ yếu được tiến hành gián tiếp thông qua nghiên cứu các tài liệu sách báo về thị trường do Bộ thương mại và các bạn hàng cung cấp, hoặc thông qua các thương vụ, các đại sứ quán Việt Nam ở nước ngoài để tìm hiểu nghiên cứu thị trường. Hoạt động quảng cáo xúc tiến bán hàng chỉ đứng ở vị trí thứ yếu, Công ty không có các chương trình khuyến mãi, hoạt động quảng cáo trên báo và tạp chí chỉ xuất hiện trong một thời gian ngắn chưa đủ để tạo ra ấn tượng về sản phẩm của Công ty cho khách hàng. Mặc dù có tham gia các hội chợ triển lãm giới thiệu sản phẩm của Công ty song hoạt động này cũng không thể tiến hành thường xuyên được vì tính chất của các hội chợ triển lãm là chỉ tổ chức một vài lần trong năm. Hơn nữa, Công ty không đủ kinh phí để có thể tham dự nhiều các hội chợ tại nước ngoài. Do đó hạn chế rất nhiều đến khả năng thu thập thông tin về thị trường cũng như khả năng của Công ty, thông tin mà Công ty thu thập được về thị trường không có sự cập nhật liên tục và thiếu chính xác.

2.2. Vốn kinh doanh còn thiếu và chưa được sử dụng hiệu quả

Ở nước ta, tình trạng thiếu vốn kinh doanh đã trở nên phổ biến ở các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp xuất khẩu. Đó là gánh nặng đè lên vai các nhà quản lý doanh nghiệp.

Do thiếu vốn nên hoạt động marketing của Công ty dệt Minh Khai chưa thể phát huy tối đa. Hàng năm, Công ty chỉ được Nhà nước cấp cho khoảng 10-20% vốn. Phần còn lại Công ty phải tự lo phát triển vốn và vay vốn Ngân hàng để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và xuất khẩu. Lợi nhuận hàng năm của Công ty do hoạt động xuất khẩu mang lại là chủ yếu nên Công ty không thể đầu tư nhiều vào hoạt động nghiên cứu thị trường cũng như các hoạt động khác của công tác marketing.

Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty mặc dù được cải tiến và nâng cấp rất nhiều song tới nay các thiết bị công nghệ dệt phục vụ cho sản xuất vẫn còn thiếu đồng bộ và còn lạc hậu. Nguyên nhân của sự hạn chế này cũng lại là do thiếu vốn. Để đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, Công ty chủ yếu sử dụng vốn vay Ngân hàng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI " docx (Trang 25 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)