Nguyên nhân của các tồn tại

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI " docx (Trang 34 - 36)

III. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty dệt Minh Kha

3. Nguyên nhân của các tồn tại

Trước tình hình tự do hoá thương mại như hiện nay, những khó khăn mà Công ty dệt Minh Khai đang gặp phải cũng là vấn đề chung của các doanh nghiệp dệt may nước ta. Những nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có thể thấy qua các điểm sau:

- Công ty chưa chú trọng đầu tư vào công tác marketing. Công ty không trực tiếp nghiên cứu tìm hiểu nhu cầu, sở thích của người tiêu dùng mà thông qua các Công ty thương mại, đại sứ quán…nên thiếu thông tin cập nhật, chính xác. Công ty chưa có bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường mà Công ty xuất khẩu sang, để có sự điều chỉnh kịp thời theo thị hiếu của người tiêu dùng và biến động của thị trường.

- Công nghệ còn lạc hậu so với các đối thủ cạnh tranh dẫn đến giá xuất khẩu còn cao, kém sức cạnh tranh.

- Trình độ đội ngũ cán bộ chưa đáp ứng nhu cầu xuất khẩu, thiếu những cán bộ trẻ năng động, đội ngũ công nhân tay nghề chưa cao còn thiếu tác phong công nghiệp trong sản xuất.

Nếu Công ty giải quyết tốt những tồn tại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, Công ty có thể đứng vững và mở rộng xuất khẩu trên thị trường quốc tế trước sức ép cạnh tranh gay gắt như hịên nay.

Chương III

GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI TRONG THỜI GIAN TỚI

I. Định hướng phát triển của ngành dệt may Việt Nam đến năm 2010

Ở Việt Nam dệt may là một ngành có truyền thống lâu đời, thu hút trên 1.6 triệu lao động, hàng năm đã có những đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm và đăc biệt là đóng góp vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Có thể nói hơn 10 năm qua ngành dệt may nước ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ, sản phẩm dệt may xuất khẩu nhiều năm liền luôn đứng thứ hai trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam kim ngạch xuất khẩu không ngừng tăng lên, chất lượng sản phẩm dệt may xuất khẩu được đánh giá cao trên thị trường thế giới, đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Để có thể duy trì và phát huy những ưu thế đã đạt được của một ngành công nghiệp nhẹ mũi nhọn, ngành dệt may Việt Nam đã đưa ra định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2010 như sau:

- Ưu tiên phát triển các cơ sở sản xuất nguyên phụ liệu hoá chất phục vụ sản xuất, tiết kiệm ngoại tệ đồng thời tạo thế chủ động trong kinh doanh.

- Tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa các cơ sở trồng bông, doanh nghiệp dệt, hoá chất, khuyến khích các thành phần kinh tế cùng phát triển.

- Chú trọng công tác thiết kế cho các sản phẩm dệt mới nhằm từng bước củng cố vững chắc uy tín, nhãn hiệu hàng dệt Việt Nam trên thị trường quốc tế.

- Tổ chức lại hệ thống quả lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, tăng nhanh số lượng tạo bước nhảy vọt về chất lượng đối với các sản phẩm dệt may nhằm đáp ứng nhu cầu trong và ngoài nước.

- Chú trọng đầu tư chiều sâu trang thiết bị công nghệ cao, kỹ thuất tiên tiến hiện đại để cân đối lại dây chuyền sản xuất cho đồng bộ. Bổ sung thay thế các thiết bị lạc hậu, cải tạo nâng cấp một số máy móc nhằm tăng năng suất, giảm chi phí, mở rộng mặt hàng, khắc phục ô nhiễm môi trường.

Ngành dệt may Việt Nam phấn đấu đến năm 2005 đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD và 7,5 tỷ USD vào năm 2010 với mức tăng trưởng bình quân hàng năm là 15%, tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm xuất khẩu lên 45-50%, tạo việc làm cho khoảng 2 triệu lao động xã hội với mức thu nhập bình quân 100USD/người/tháng.

Một phần của tài liệu Tài liệu Đề tài " THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY DỆT MINH KHAI " docx (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)