Châu Phi.
Theo sự phân tich về tình hình xuất khẩu của Việt Nam sang một số nước ở
thị trường Châu Phi thì hàng hoá của Việt Nam ở thị trường Châu Phi và công tác xuất khẩu của chúng ta có sốưu điểm và hạn chế sau
3.1 Ưu điểm
3.1.1 Ưu điểm:
Hàng của Việt Nam được đánh giá là có chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu, khả năng thanh toán của người tiêu dùng ở thị trường nơi đây. Đặc biệt là hàng lương thực , thực phẩm (chủ yếu là gạo) phù hợp với khẩu vị của người tiêu dùng Châu Phi và với giá mềm hơn so với hàng cùng loại của Thái Lan và một số nước khác.
3.1.2 Nguyên nhân.
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Thiện chí hợp tác từ hai phía: Về phía Việt Nam đã kỹ hiệp định khung về hợp tác thương mại, khoa học kỹ thuật với 22 nước Châu Phi, đã lập uỷ ban liên Chính phủ với 6 nước, đồng thời Việt Nam và 14 nước Châu Phi đã dành cho nhau quy chế tối huệ quốc
- Châu Phi là thị trường rộng lớn: Người dân Châu Phi có thu nhập thấp, các điều kiện vệ sinh thực phẩm, mẫu mã, chủng loại, chất lượng không qua khắt khe. Điều này làm cho các doanh nghiệp Việt Nam không phải chịu sức ép cạnh tranh cũng như công nghệ và chất lượng của các doanh nghiệp tại các nước Châu Phi này.
- Sự giúp đỡ của cộng đồng người Việt Nam tại Châu Phi: Cộng đồng người Việt Nam ở Châu Phi có thể đóng vai trò là cầu nối giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm đến người tiêu dùng Châu Phi. Hiện nay, có khoảng 3500 người Việt đang sinh sống và làm việc tại các quốc gia Châu Phi và tập trung ở một số nước như Ai Cập,
Ănggola,…. Đây là thuận lợi mà không phải quốc gia nào cũng có
được. Những người Việt tại đây họ có thể hiểu biết về văn hoá thị
trường, các thức buôn bán và kinh doanh, có mối quan hệ rộng do đó khả năng thâm nhập thị trường là cao hơn.
3.2 Hạn chế
3.2.1 Hạn chế
Đối với những hàng hoá của Việt Nam vào thị trường Châu Phi vẫn chủ
yếu là hàng nông thuỷ hải sản, dệt may,… cơ cấu mặt hàng còn ít, số lượng của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn ít giá trị còn nhỏ,…việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam tại các thị trường
Châu Phi của các cơ quan tham tán thương mại, cơ quan xúc tiến thương mại, các đại sứ quán của Việt Nam ở Châu Phi còn yếu. Và việc hỗ trợ về phía chính Phủ cho việc mở rộng thị trường còn kém.
3.2.2 Nguyên nhân:
Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu:
- Khó khăn về địa lý: Do khoảng cách địa lỹ khá xa nhau dẫn tới chi phí cho bảo hiểm và vận chuyển là khá cao. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành sản phẩm của Việt Nam trên thị trường này từ đó làm giảm sức cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam tại thị trường này. Trong đó điều kiện kinh tế, tài chính… của Châu Phi còn khó khăn do đó cạnh tranh về giá là yếu tố cạnh tranh chủ đạo. Điều này là một bất lợi không nhỏ đối với các hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Châu Phi.
Tuy vậy, khâu khó khăn lớn nhất hiện nay đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là khâu thanh toán. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ điều kiện về tài chính để thanh toán trả chậm, trong khi đó các doanh nghiệp Châu Phi lại bị hạn chế về khả năng tài chính nên việc thanh toán ngay là hầu như không thể đòi hỏi được về phía
đối tác doanh nghiệp của Châu Phi khi họ nhập khẩu hàng hoá của chúng ta. Những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam khi xuất khẩu sang Châu Phi thưởng phải qua các công ty lớn của một nước thứ ba,
điều này làm thiệt hại cho cả người mua và người bán. Ví dụ, như mặt hàng gạo thông thường phải xuất khẩu qua một khâu trung gian do một công ty xuyên quốc gia của châu Âu đã có công ty con hay văn phòng
đại diện ở nước này đảm nhiệm. Các công ty này mua gạo của Việt Nam với số lượng lớn để được hưởng những ưu đã về giá và để giảm giá thành vận chuyển, thông thường họ mua phải từ 10.000 tấn/ tàu trở
lên và thanh toàn bằng phương thức mở L/C cho công ty Việt Nam. Từ đó gạo của Việt Nam khi bán vào thị trường Châu Phi không mang thương hiệu Việt Nam mà mang thương hiệu của một nước khác. Và giá bán cũng khác.
- Hệ thống cơ quan đại diện của Việt Nam tại Châu Phi còn mỏng, hoạt
mặt Nhà nước hoặc đáp ứng nhu cầu xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp.
- Chưa có chiến lược phát triển xuất khẩu phù hợp: Hệ thống chiến lược, chính sácn hỗ trợ phát triển thương mại và các quan hệ hợp tác hầu như chưa có hoặc mới chỉ hình thành trong thời gian ngắn, đặc biệt chưa có chiến lược nào của Nhà nước về phát triển quan hệ
thương mại và hợp tác với Châu Phi, bao gồm đầy đủ về chính sácn mặt hàng, chính sácn thị trường , hệ thống các biện pháp hỗ trợ. Khó khăn mà các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang Châu Phi thường gặp phải là thiếu thông tin về thị trườngm pháp luật, thủ tục, thị hiếu tiêu dùng,… và không biết lấy nguồn thông tin này ở đâu. Vì Việt Nam chưa có một trung tâm nào nghiên cứu về Châu Phi như các trung tâm nghiên cứu về châu Âu, Nhật Bản, Trung Quốc,…. Ngoài ra, tình hình an ninh ở khu vực này nói chung là chưa ổn định, tiềm ẩn nhiều bất ổn, chứa đựng nhiều rủi ro. Do vậy, tham gia vào thị trường Châu Phi là một sự mạo hiểm lớn đối với các doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp của Châu Phi thường chưa quen với các hình thức thanh toán thông qua ngân hàng mà chủ yếu là thanh toán trả chậm hay giao hàng và nhận tiền.
CHƯƠNG III:
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG CHÂU PHI. 1. Định hướng
Đối với thị trường Châu Phi các doanh nghiệp Việt Nam hầu như còn mới lạ và chưa có kinh nghiệm thâm nhập thị trường. Do vậy trong thời gian tới
Đảng và Nhà Nước cần có các biệp pháp và các chính sách hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi như việc tăng cường các quan hệ và tạo lập các cơ quan thương vụ, các
đại sứ quán của Việt Nam tại Châu Phi để tăng cường việc thu thập thông tin cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Ngoài ra phải có chiến lược phát triển các mặt hàng xuất khẩu chủ đạo sang thị trường Châu Phi để tăng khả năng cạnh tranh.
2. Giải pháp.
2.1 Giải pháp chung cho tất cả các mặt hàng
2.1.1 Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến thương mại
Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp và công ty xuất khẩu của Việt Nam cần phải nâng cao khả năng thu nhập thông tin, phân tích và xử lý thông tin về thị trường này. Từ những thông tin thực tế có thể dự báo thị trường để từ đó các doanh nghiệp có thể đưa ra chiến lước phát triển cụ
thể. Thông tin phải luôn được cập nhật đầy đủ và đảm bảo về độ chính xác. Vấn đề cơ bản là về phía các doanh nghiệp và công ty xuất khẩu của Việt Nam cần phải có khảo sát thức tế. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp và các công ty xuất khẩu của nước ta cần phải giữ quan hệ với các cơ quan thương vụ, các cơ quan đại diện Việt Nam ơ nước ngoài, đặc biệt là các đại sứ quán của nước ta ở Châu Phi.
2.1.2 Về phát triển ngành hàng xuất khẩu
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải chủ động phát triển ngành hàng xuất khẩu theo hai hướng:
Phải đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu vì các nước Châu Phi là thị
Nâng cao tính cạnh tranh của từng loại hàng hoá về giá cả, mẫu mã, chất lượng.
Để làm được vấn đề trên các doanh nghiệp cần phải nâng cao trình độ công nghệ và đổi mới trang thiết bị xs. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần chú trọng vào khâu thiết kế sản phẩm, gia tăng giá trị sử dụng của sản phẩm chứ không phụ thuộc vào công nghệ sản xuất, đặc biệt là đối với những ngành chúng ta
đang có thế mạnh xuất khẩu sang thị trường Châu Phi như: nông sản, dệt may, máy móc thiết bị điện, cơ khí, giày dép, thuỷ sản,…. Đặc biệt là trong việc thiết kế mẫu mã và nâng cao giá trị sử dụng cho sản phẩm xuất khẩu sang thị
trường này cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp và các công ty xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế
giới nói chung và vào thị trường Châu Phi nói riêng cần phải chú ý xây dựng thương hiệu sản phẩm. Đây là giá trịđặc biệt tạo chỗ đứng lâu dài cho các sản phẩm tham gia vào xuất khẩu và vị thế của các chủ thể tham gia xuất khẩu trên thị trường thế giới nói chung và thị trường Châu Phi nói riêng.
2.1.3 Xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
Ở Việt Nam phần lớn các công ty và các doanh nghiệp tham gia vào hoạt
động xuất khẩu nói chung là còn nhỏ bé cả về quy mô, tiềm lực tài chính còn yếu, uy tín trên thị trường còn thấp. Trong đó, có cả các công ty và doanh nghiệp tham gia xuất khẩu sang thị trường Châu Phi. Do vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 chúng ta cần phải tiếp tục khai thác hình thức xuất khẩu qua trung gian.
Đối với các công ty và doanh nghiệp lớn thì có thể xem xét khả năng trở
thành các thành viên của các tập đoàn lớn, các công ty xuyên quốc gia, các công ty đa quốc gia hoạt động tại thị trường Châu Phi, đồng thời thực hiện việc liên doanh, liên kết dưới hình thức sử dụng giấy phép, nhãn mác của công ty nước ngoài có uy tín trên thị trường này. Mặc khác, cũng có thể liên doanh vơi một số đối tác có kinh nghiệm làm ăn lâu năm trên thị trường này. Trong thời gian tới đối với các công ty và doanh nghiệp đã có vốn và kinh nghiệm thì nên xuất khẩu trực tiếp vào thị trường Châu Phi hạn chế thông qua trung gian.
2.1.4 Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp và cán bộ hỗ trợ xuất khẩu.
Doanh nghiệp cần chủ động tạo ra đội ngũ cán bộ có kiến thức cơ bản về
thị trường Châu Phi (như: ngôn ngữ, văn hoá , thị hiếu tiêu dùng,… cho đến cả văn hoá kinh doanh của các quốc gia Châu Phi).
Việc tạo nguồn lực phục vụ phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các quốc gia Châu Phi phải được coi trọng và thực hiện một cách có hệ thống và mang tính đồng bộ.
2.1.5 Tăng cường, phát huy vai trò của lực lượng Việt kiều và các hiệp hội ngành hàng.
Cần định hình các hoạt động của các hiệp hội theo nội dung chính như: xác
định phương hướng phát triển sản xuất, kinh doanh ngành hàng, các nội dung liên kết sản xuất, phổ biến khoa học công nghệ, cung cấp thông tin thị trường và hỗ trợ xúc tiến thương mại cho các doanh nghiệp hội viên. Các hội viên cần có những hành động cụ thể hỗ trợ về mặt tài chính cho doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Châu Phi.
Ngoài ra, với số lượng Việt kiều đông đảo, trên 3500 người sống tại Châu Phi có sự hiểu biết về văn hoá, thị trường, nhu cầu tiêu dùng, cạch thức tiếp cận khách hàng. Do đó, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Châu Phi có thể thông qua lực lượng này để tìm hiểu các thông tin, giới thiệu, quảng bá sản phẩm của mình, tạo lập vị trí vững chắc trên thị trường này và có thể liên kết với chính họđể hợp tác làm ăn.
2.2 Giải pháp đểđẩy mạnh một số mặt hàng cụ thể.
2.2.1 Đối với mặt hàng gạo
2.2.1.1 Giải pháp đểđẩy mạnh tính cạnh tranh về giá.
- Chú ý về giống và kỹ thuật canh tác, đảm bảo năng xuất và chất lượng gạo. Đây là nhân tố quan trọng để giảm giá thành.
- Giảm hao hụt trong khâu thu hoạch và bảo quản.
- Giảm chi phí vận chuyển từ người sản xuất đến người thu mua xuất khẩu. Tránh tình trạng cạnh tranh nhau giữa những người thu mua xuất khẩu.
2.2.1.2 Nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng.
- Đầu tư phát triển giống và kỹ thuật canh tác cho gạo chất lượng cao. Có thể nhập khẩu các giống lúa có chất lượng tốt từ Thái Lan, Trung Quốc,…. Chúng ta phải tăng cường hợp tác với phái đối tác nước
ngoài để tạo ra các trung tâm nghiên cức về nông nghiệp nói chung và trong đó có lúa nói riêng. Chúng ta có thể hợp tác nghiên cức với các nước có nền nông nghiệp phát triển như Mỹ.
- Xây dựng cơ sở hạ tầng cho việc chế biến, sản xuất để tạo ra những khu sản xuất tập trung có trình độ kỹ thuật cao để từ đó cho ra sản phẩm gạo đạt chất lượng cao.
- Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng các tiêu chuẩn như: GMP, ISO,… trong sản xuất và chế biến.
2.2.2 Đối với mặt hàng thuỷ sản
2.2.2.1 Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh về giá.
- Chúng ta phải tăng cường đầu tư cho việc khai thác các nguồn lợi sẵn có của chúng ta vì đó là một trong những lợi thế lớn của chúng ta như: là chúng ta có bờ biển dài, các loại thuỷ hải sản phong phú về số
lượng và chữ lượng,… để nâng cao khẳ năng đánh bắt để hạ giá thành sản phẩm.
- Đầu tư cho việc nghiên cức các giống mới cho năng suất cao, tăng cường các biện pháp để cải thiện, chăm lo môi trường nuôi trồng, đảm bảo tránh bệnh tật cho các loại thuỷ sản nuôi trồng để giảm thiểu dịch bệnh để cho năng suất cao.
- Tối thiểu hoá các khâu bảo quản, thu hoạch. Như trong khâu bảo quản thì chúng ta nên đầu tư để xây dựng những khu bảo quản tập trung cho những vùng nguyên liệu tập trung.
2.2.2.2 Nâng cao tính cạnh tranh về chất lượng
- Đầu tư cho việc nghiên cức phát triển giống và kỹ thuật canh tác trong việc nuôi trồng để cho các sản phẩm chất lượng cao. Ngoài ra có thể
hợp tác với các nước khác để nghiên cức các giống mới và các phương pháp nuôi trồng mới để nâng cao chất lượng đầu ra của sản phẩm.
- Đầu tư cho các đội thuyền đánh bắt xa bờ như những trang thiết bị để
bảo quản các sản phẩm đánh bắt được vẫn giữ được chất lượng tốt trước khi đưa vào bờ để chế biến như việc đầu tư cho đội thuyền các mày làm lạnh để giữ thuỷ hải sản đánh bắt được tươi, chất lượng không bịảnh giảm xút sau nhiều ngày ở trên biển.
- Tăng cường xây dựng các trung tâm kiểm tra, giám sát đối với những cơ sở nuôi trồng để đảm bảo việc nuôi trồng đúng kỹ thuật để tránh tình trạng các sản phẩm bị nhiễm bệnh, giảm chất lượng do ôi nhiễm mà vẫn được đưa vào sản xuất để xuất khẩu. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu của chúng ta.
- Hỗ trợ và khuyến khích các cơ sở nuôi trồng và chế biến áp dụng các tiêu chuẩn chung của thế giới về an toàn thực phẩm nói chung và đối với hàng thuỷ sản nói riêng. Các tiêu chuẩn thường được áp dụng như: GMP, ISO,…