Phân tích tình hình nguồn vốn

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 42 - 49)

Chương 2 : PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TRONG BA NĂM QUA

4.1.1.2. Phân tích tình hình nguồn vốn

Nguồn vốn doanh nghiệp trên bảng cân đối kế toán thể hiện nguồn vốn tài trợ và khả năng tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Phân tích tình hình nguồn vốn tức là phân tích biến động các khoản mục nguồn vốn nhằm giúp cho nhà quản trị tìm hiểu sự thay đổi về giá trị, tỷ trọng của nguồn vốn qua các thời kỳ như thế nào, sự thay đổi này bắt nguồn từ những dấu hiệu tích cực hay thụ động trong q trình sản xuất kinh doanh, có phù hợp với việc nâng cao năng lực tài chính, tính tự chủ tài chính, khả năng tận dụng, khai thác nguồn vốn trên thị trường cho hoạt động sản xuất kinh doanh hay khơng. Phân tích biến động các khoản mục nguồn vốn cung cấp thông tin cho nhà quản

trị nhìn về quá khứ sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp nhằm tìm kiếm một xu hướng, bản chất sự biến động nguồn vốn của doanh nghiệp. Vì vậy, phân tích tình hình nguồn vốn thường tiến hành bằng phương pháp so sánh theo chiều ngang, theo chiều dọc.

a. Phân tích biến động theo thời gian

Quan sát giá trị nợ phải trả của doanh nghiệp hàng năm tăng, năm 2007 tăng 905 tr.đ (tăng 21%) so với năm 2006, và năm 2008 tăng lên rất cao 24.288 tr.đ (tăng 460%), mức tăng chủ yếu này là do vay nợ ngắn hạn tăng một cách đột biến vào năm 2008. Vay nợ ngắn hạn tăng mức độ khác thường có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh chung của cả doanh nghiệp, nếu các món nợ này đến hạn trả cùng một lúc, doanh nghiệp sẽ khơng có đủ khả thanh tốn, dễ dẫn đến tình trạng phá sản, doanh nghiệp cần nên chú ý hơn khoản mục này. Khoản mục “Phải trả cho người bán” hàng năm tăng cao, năm 2007 tăng 1.155 tr.đ (tăng 924%) so với năm 2006, và năm 2008 tăng 664 tr.đ (tăng 52%) so với năm 2007, điều này chứng tỏ doanh nghiệp biết sử dụng vốn của doanh nghiệp khác để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, hay nói cách khác doanh nghiệp đi chiếm dụng vốn doanh nghiệp khác, nhưng nhìn theo khía cạnh khác, ta có thể nói rằng doanh nghiệp khơng đủ khả năng thanh tốn tiền hàng cho nhà cung cấp.

Quan sát giá trị nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm tăng lên nhưng tăng chậm hơn so với sự tăng lên của nợ phải trả, năm 2007 tăng 387 tr.đ (tăng 4%) so với năm 2006, và năm 2008 tăng 521 tr.đ (tăng 5%) so với năm 2007. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng lên hoàn toàn là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng lên. Điều này chứng tỏ kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm qua có hiệu quả nên mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức

Bảng 4: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG NGUỒN VỐN THEO THỜI GIAN

Đvt: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU 07/06 08/07 2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ (%) (%) A- NỢ PHẢI TRẢ 4.375 5.280 29.568 905 21 24.288 460 I- Nợ ngắn hạn 4.375 5.280 29.568 905 21 24.288 460 1- Vay ngắn hạn 4.250 4.000 27.624 (250) (6) 23.624 591 2- Phải trả cho người bán 125 1.280 1.944 1.155 924 664 52

II- Nợ dài hạn - - - - - - -

B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.778 10.165 10.686 387 4 521 5

I- Vốn chủ sở hữu 9.778 10.165 10.686 387 4 521 5

1- Vốn đầu tư chủ sở hữu 9.340 9.340 9.340 0 0 0 0

2- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 438 825 1.346 387 88 521 63

II- Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.153 15.445 40.254 1.292 9 24.809 161

Nguồn: Bảng cân đối kế tốn

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức b. Phân tích kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn

Bảng 5: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ BIẾN ĐỘNG KẾT CẤU CỦA NGUỒN VỐN

Đvt: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH

KÊT CẤU

CHỈ TIÊU 2006 2007 2008 NĂM NĂM

Số tiền % Số tiền % Số tiền % 07/06 08/07

A- NỢ PHẢI TRẢ 4.375 30,9 5.280 34,2 29.568 73,5 3,3 39,3

I- Nợ ngắn hạn 4.375 30,9 5.280 34,2 29.568 73,5 3,3 39,3

1- Vay ngắn hạn 4.250 30,0 4.000 25,9 27.624 68,6 (4,1) 42,7 2- Phải trả cho người bán 125 0,9 1.280 8,3 1.944 4,9 7,4 (3,4)

II- Nợ dài hạn - - - - - - - -

B- NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 9.778 69,1 10.165 65,8 10.686 26,5 (3,3) (39,3)

I- Vốn chủ sở hữu 9.778 69,1 10.165 65,8 10.686 26,5 (3,3) (39,3)

1- Vốn đầu tư chủ sở hữu 9.340 66,0 9.340 60,5 9.340 23,2 (5,5) (37,3) 2- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 438 3,1 825 5,3 1.346 3,3 2,2 (2,0)

II- Quỹ khen thưởng, phúc lợi - - - - - - - -

TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 14.153 100,0 15.445 100,0 40.254 100,0 0,0 0,0

Nguồn: Bảng cân đối kế toán

Kết cấu nợ phải trả trong tổng nguồn vốn tăng, năm 2007 tăng 3,3% so với năm 2006, và năm 2008 tăng 39,3% so với năm 2007, trong khi đó kết cấu vốn chủ sở hữu lại giảm tương đối theo sự tăng lên của kết cấu nợ phải trả, năm 2007 giảm 3,3% so với năm 2006, và năm 2008 giảm 39,3% so với năm 2007, cụ thể:

Kết cấu nợ phải trả tăng lên chủ yếu là do tăng vay ngắn hạn từ năm 2006

là 30% đến năm 2008 là 68,6% trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, “Phải trả người bán” trong năm 2007 tăng 7,4% so với năm 2006, tuy nhiên sang năm 2008 tỷ lệ này đã giảm, năm 2007 chiếm 8,3% trong khi 2008 chỉ còn 4,9% trong tổng nguồn vốn.

Kết cấu nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn giảm chủ yếu là do vốn

đầu tư chủ sở hữu giảm, năm 2006 chiếm 66% đến năm 2008 chỉ còn 23,2% tuy nhiên về giá trị tuyệt đối thì khoản mục này hồn tồn khơng đổi. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tuy có tăng về giá trị tuyệt đối nhưng so với tổng nguồn vốn lại giảm. Điều này phần nào phản ảnh trong năm 2008, tài sản cố định mới đầu tư thêm chưa phát huy hết hiệu quả của chúng.

4.1.2. Phân tích khát quát báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh

Nếu như phần trước phân tích bảng CĐKT cho ta biết phần nào sức mạnh tài chính, tình hình sử dụng vốn, mục đích sử dụng vốn…thì việc phân tích các khoản mục báo cáo KQHĐKD sẽ bổ sung thêm các thơng tin về tài chính, góp phần làm cho “bức tranh” tài chính của doanh nghiệp sinh động hơn. Nó sẽ giúp cho nhà quản lý có được niềm tin đáng tin cậy từ thu nhập, chi phí, lợi nhuận của doanh nghiệp và cũng giúp cho nhà quản lý phần nào nhận thức được nguồn gốc, khả năng tạo lợi nhuận và những xu hướng của chúng trong tương lai. Việc phân tích này cần phải kết hợp so sánh theo chiều ngang và so sánh theo chiều dọc các mục trên báo cáo KQHĐKD trên cơ sở am hiểu về những chính sách kế tốn, những đặc điểm sản xuất kinh doanh, những phương hướng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

4.1.2.1. Phân tích biến động theo thời gian

Tương tự như trường hợp phân tích bảng CĐKT, khi phân tích biến động theo thời gian của báo cáo KQHĐKD doanh nghiệp cũng thực hiện so sánh các chỉ tiêu trong 3 năm.

Phân tích tình hình tài chính tại doanh nghiệp tư nhân Minh Đức

Bảng 6: PHÂN TÍCH BIẾN ĐỘNG THEO THỜI GIAN CỦA CÁC KHOẢN MỤC TRÊN BÁO CÁO KQHĐKD

Đvt: Triệu đồng

NĂM CHÊNH LỆCH CHÊNH LỆCH

CHỈ TIÊU 07/06 08/07

2006 2007 2008 Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ

(%) (%)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.280 65.130 59.386 (7.150) (9,9) (5.744) (8,8)

2. Các khoản giảm trừ doanh thu - - - - - - -

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 72.280 65.130 59.386 (7.150) (9,9) (5.744) (8,8) 4. Giá vốn hàng bán 68.855 63.103 58.133 (5.752) (8,4) (4.970) (7,9) 5. Lợi nhuận gộp bán hàng và cung cấp dịch vụ 3.425 2.027 1.253 (1.398) (40,8) (774) (38,2)

6. Doanh thu hoạt động tài chính - - 90 - - 90 -

7. Chi phí tài chính 397 297 205 (100) (25,2) (92) (31,0) Trong đó: Chi phí lãi vay 397 297 205 (100) (25,2) (92) (31,0) 8. Chi phí quản lý kinh doanh 1.807 2.079 1.126 272 15,1 (953) (45,8) 9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1.221 (349) 12 (1.570) (128,6) 361 103,4

10. Thu nhập khác 673 739 533 66 9,8 (206) (27,9)

11. Chi phí khác 2.617 - - (2.617) (100,0) - -

12. Lợi nhuận khác (1.944) 739 533 2.683 138,0 (206) (27,9) 13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (723) 390 545 1.113 153,9 155 39,7 14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp - 15 24 15 - 9 60,0 15. Lợi nhuận sau thuế (723) 375 521 1.098 151,9 146 38,9

Nguồn: Bảng báo cáo KQHĐKD

Qua phân tích biến động các khoản mục trong bảng báo cáo KQHĐKD cho thấy doanh thu thuần hàng năm của doanh nghiệp giảm, năm 2007 giảm 7.150 tr.đ (giảm 9,9%) so với 2006, và năm 2008 giảm 5.744 tr.đ (giảm 8,8%) so với năm 2007, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp cũng giảm nhưng giảm thấp hơn so với doanh thu: năm 2007 giảm 5.752 tr.đ (giảm 8,4%) so với 2006, và năm 2008 giảm 4.970 tr.đ (giảm 7,9%) so với 2007, do tốc độ giảm của giá vốn hàng bán thấp hơn tốc độc giảm của doanh thu nên lợi nhuận gộp giảm là điều đương nhiên.

Chi phí tài chính hàng năm giảm năm 2007 giảm so với 2006 là 100 tr.đ (giảm 25,2%), năm 2008 giảm so với 2007 là 92 tr.đ (giảm 31%). Chi phí quản lý kinh doanh có năm tăng năm giảm cụ thể là năm 2007 tăng so với năm 2006 là 272 tr.đ (tăng 15,1%), nhưng sang năm 2008 lại giảm nhanh và thấp hơn cả khoản chi phí bỏ ra cho năm 2006, năm 2008 giảm 953 tr.đ (giảm 45,8%) so với năm 2007, điều này cho thấy doanh nghiệp có khả năng kiểm sốt được chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh.

Do chi phí quản lý kinh doanh năm 2007 rất cao nên đã làm cho lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2007 giảm đáng kể. Năm 2007 giảm 1.570 tr.đ (giảm 128,6%) so với năm 2006, sang năm 2008 lợi nhuận này lại tăng 361 tr.đ (tăng 103,4%) so với năm 2007, tuy nhiên mức tăng này vẫn thấp hơn rất nhiều lần so với năm 2006. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh có sự thay đổi là do chi phí tài chính, chi phí quản lý kinh doanh giảm, mặt khác trong năm 2008 doanh nghiệp có thêm khoản thu nhập từ doanh thu hoạt động tài chính 90 tr.đ.

Lợi nhuận khác của doanh nghiệp có năm tăng, năm giảm theo từng năm chủ yếu là do có sự thay đổi giữa chi phí khác và thu nhập khác. Chi phí khác trong năm 2006 rất cao 2.617tr.đ, là do tháng 7/2006 hàng tồn kho doanh nghiệp bị tổn thất do hỏa hoạn gây thiệt hại lớn với tổng giá trị hàng hóa bị hỏa hoạn hơn 2,6 tỷ đồng, (doanh nghiệp không mua bảo hiểm nên tồn bộ số tổn thất này được tính vào chi phí trong năm nên dẫn đến năm 2006 doanh nghiệp bị lỗ cho dù kết quả hoạt động kinh doanh 2006 rất tốt, nếu loại trừ khoảng tổn thất do hỏa hoạn thì doanh nghiệp đạt lợi nhuận cao nhất trong các năm là khoảng 1,9 tỷ (2,6 tỷ - 0,7 tỷ), sang năm 2007, 2008 thì con số này là 0, doanh nghiệp có khả năng kiểm sốt chi phí hiệu quả. Thu nhập khác của doanh nghiệp cũng thay đổi năm 2007 tăng so với 2006 là 66 tr.đ (tăng 9,8%), nhưng sang năm 2008 thu nhập này

lại giảm 206 tr.đ (giảm 27,9%), giảm tương ứng với mức giảm của lợi nhuận khác, thu nhập khác của doanh nghiệp chủ yếu là tiền của nhà cung cấp, hoặc do khách hàng thưởng cho doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh và phát triển nhà ở….

Lợi nhuận kế tốn trước thuế của doanh nghiệp nhìn chung tăng qua các năm, năm 2007 tăng 1.113 tr.đ (tăng 153,9%) so với năm 2006, năm 2008 tăng 155 tr.đ (tăng 39,7%), cho thấy doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mạnh, có chính sách kiểm sốt chi phí hiệu quả, mặc dù trong năm 2006 doanh nghiệp phải chịu lỗ 723 tr.đ nhưng sang năm 2007 đã lãi được 390 tr.đ, và năm 2008 là 545 tr.đ.

Một phần của tài liệu file_goc_777042 (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w