1. Sự cần thiết của đề tài
3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý và quản lý nhà nước về giao dịch giao sau
Khung pháp lý và quản lý nhà nước ln có ý nghĩa quan trọng trong mọi giao dịch bởi vì khi tham gia vào thị trường giao sau, nông dân và các doanh nghiệp cần phải có sự bảo vệ và hướng dẫn của luật pháp. Nhưng hiện nay, bộ quản lý hoạt động này là
Bộ Cơng Thương nhưng chưa có cơ quan độc lập quản lý hoạt động, Sàn giao dịch còn bị quản lý chồng chéo bởi các quy định của các bên liên quan như giữa các bộ, ngân hàng và doanh nghiệp. Chẳng hạn, Bộ Tài Chính có trách nhiệm hướng dẫn các chế độ về thuế,
phí, lệ phí đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua sàn giao dịch, trong khi ngân hàng lại có trách nhiệm hướng dẫn chế độ thanh tốn… Do vậy, để hồn thiện hoạt động của sàn giao dịch và hoạt động có hiệu quả, Nhà nước cần phải sớm ban hành các văn bản pháp luật, các quy định và hướng dẫn chi tiết thực hiện các luật liên quan hoạt động của sàn,
tạo khung pháp lý và quản lý Nhà nước đầy đủ và đồng bộ, quy định rõ trách nhiệm,
quyền lợi của các thành phần tham gia và có các biện pháp chế tài đủ mạnh cho hoạt động mua bán của những người tham gia giao dịch trên sàn được thuận lợi.
Để thị trường giao giao sau mặt hàng gạo phát triển, Nhà nước cần hoàn thiện hệ
thống pháp luật như ban hành văn bản quy phạm pháp luật cần thiết, xây dựng Luật giao dịch hàng hóa qua sàn, thành lập đơn vị độc lập, thống nhất quản lý, đào tạo nhân sự quản lý. Bên cạnh đó, cần có chính sách hỗ trợ, quy hoạch chiến lược, tuyên truyền, phổ biến, tăng cường minh bạch hóa hoạt động của Sàn giao dịch.
Chúng ta cần phải tham khảo cơ chế hoạt động của một số Sàn giao dịch hàng hóa nơng sản lớn và hoạt động có hiệu quả trên thế giới từ đó vận dụng cho phù hợp với điều kiện, đặc điểm cụ thể của Việt Nam, ví dụ như ở Mỹ có luật riêng cho thị trường giao sau là Commodity Exchange Act năm 1936 và hiện nay là Commodity Futures Modernization Act năm 2000; Nhật Bản có Luật Commodities Exchange Law 1950… Và để cho thị
trường giao sau hoạt động và phát triển, Nhà nước chỉ quản lý và điều tiết vĩ mô nhưng giao thẩm quyền cho Sàn giao dịch tự chịu trách nhiệm quản lý hoạt động mua bán của
những nhà sản xuất, kinh doanh qua Sàn. Đồng thời, thực hiện tự do trong kinh doanh, đảm bảo lợi ích và cạnh tranh cơng bằng giữa các thành phầm tham gia trên cơ sở chấp
hành các quy định của pháp luật. Một số đề xuất khi xây dựng khung pháp lý, chúng ta phải khái quát được những quy định chủ yếu như sau:
Quy định về Công ty thanh toán bù trừ: Cơng ty thanh tốn bù trừ chịu trách
nhiệm thiết lập các giao dịch, thanh toán bù trừ giữa người mua, người bán, nhận tiền ký quỹ, thiết lập các quy tắc giao nhận hàng và công bố thông tin. Khi bước
đầu thành lập sàn giao sau, Tôi đề xuất như sau: Cơng ty thanh tốn bù trừ không
chỉ là bên thứ ba giữa bên mua và bên bán trong giao dịch giao sau mà cịn phải chịu trách nhiệm thanh tốn trong trường hợp bên mua hoặc bên bán không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Vì vậy bước đầu Cơng ty thanh tốn bù trừ phải có tiềm lực tài chính mạnh, dự trữ lớn, am hiểu thị trường… Có như vậy, Cơng ty thanh tốn bù trừ vừa thực hiện chức năng trung gian trong các giao dịch giao sau, vừa thực hiện chức năng ổn định vừa tạo niềm tin cho thị trường giao sau
mới mẽ của nước ta.
Quy định về nhà môi giới: Nhà môi giới phải có am hiểu thị trường, ln sẵn
sàng cập nhật thơng tin, phân tích và cung cấp thông tin đến từng người tham gia,
đáp ứng được mọi yêu cầu thực hiện giao dịch tại sàn, đồng thời có trách nhiệm
xây dựng quy trình kiểm tra chứng từ để đảm bảo giao dịch giao sau được thực hiện trên cơ sở hàng hoá thực. Để hạn chế tình trạng đầu cơ làm bất ổn giá cả
hàng hóa trong giai đoạn đầu mới thành lập, khung pháp lý cần quy định rõ chỉ những người bn bán hàng hóa thật sự mới được tham gia giao dịch giao sau.
Có như vậy mới triệt tiêu được những nhà đầu cơ làm giá đồng thời mới có thể thu hút được nông dân và các nhà sản xuất, kinh doanh mặt hàng gạo yên tâm tham gia giao dịch.
Quy định về người tham gia: Quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bên bán cũng
như bên mua phải được xác định rõ ràng. Chỉ có nơng dân, các nhà sản xuất và
các doanh nghiệp có hàng hóa thật sự mới được tham gia phòng ngừa rủi ro biến
động giá trên thị trường giao sau.