1. Sự cần thiết của đề tài
3.3. Một số giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại Việt Nam
3.3.2. Một số đề xuất phát triển sàn giao dịch hàng hóa nơng sản hiện nay
Mặc dù sàn giao dịch hàng hóa nơng sản đã tồn tại gần 10 năm nay, kể từ 2002
nhưng chỉ hoạt động cầm chừng, chưa thu hút được nông dân và cộng đồng doanh nghiệp tham gia. Như phân tích ở phần trên, nguyên nhân bắt nguồn từ nền nông nghiệp sản xuất
nhỏ lẻ, manh mún của nơng dân và thói quen giao dịch trực tiếp qua các thương lái và các doanh nghiệp thích mua hàng trơi nổi trên thị trường, tìm ai bán rẻ nhất thì mua và ít quan tâm đến giao dịch qua sàn bởi lẽ mua bán qua sàn như vậy các doanh nghiệp phải minh
bạch thông tin. Hơn nữa hoạt động của sàn trong thời gian qua chưa thật sự chuyên
nghiệp để thu thút nhiều người tham gia. Để giải quyết vấn đề này và tiến tới tiếp cận
phương thức mua bán hiện đại làm cơ sở tiền đề cho phát triển thị trường giao sau. Tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
Chọn vị trí thuận lợi đặt trụ sở: Để hoạt động của sàn được hài hòa, phù hợp với
đặc điểm sản xuất của nông dân và kinh doanh của doanh nghiệp và để thuận lợi cho hoạt động giao dịch, thu hút nhiều thành phần tham gia, chúng ta nên chọn địa điểm đặt trụ sở
chính của sàn giao dịch tại một trong các thành phố lớn của Việt Nam như Cần Thơ, Hậu Giang, TP.HCM…, nơi có nhiều doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, trình độ
dân trí và tích lũy vốn của dân cư cao. Do đó dễ tìm kiếm nguồn nhân lực có trình độ cao, việc cộng tác giữa nghiên cứu và thực hành sẽ thuận lợi hơn, việc ứng dụng các cơng
nghệ mới nhanh chóng hơn và khi Sàn giao dịch hoạt động các nhà đầu tư tham gia thị
trường nhiều hơn. Với mục đích vừa tập trung được lượng hàng hóa lớn giao dịch thơng qua sàn giao dịch, vừa có thể huy động được vốn để đầu tư vào cơ sở hạ tầng đặc biệt là hệ thống kho chứa, phương tiện giao dịch và thanh toán điện tử cũng như thu hút được
những chuyên gia giỏi để quản lý Sàn nhằm nâng cao hiệu quả của Sàn giao dịch.
Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch và đưa nông dân đến gần sàn hơn:
Sản xuất nông nghiệp chủ yếu ở các vùng sâu, xa nên chúng ta cũng cần chọn các địa điểm để mở các chi nhánh tại các vùng sản xuất thông qua các Ngân hàng thương mại làm đại lý, thiết lập hệ thống kho vệ tinh xung quanh những vùng sản xuất, hỗ trợ nơng dân
trong q trình vận chuyển, kiểm tra chất lượng hàng hóa, có thể tổ chức thu mua đến tận nhà nơng dân. Từ đó nơng dân mới thấy được những thuận lợi và tiện ích khi đưa hàng
hóa đến sàn mà khơng phải bị thương lái ép giá vào lúc thu hoạch như họ đã từng làm.
Phát triển hệ thống tuyên truyền lợi ích của sàn giao dịch: Hoạt động của sàn
giao dịch hàng hóa nơng sản là khơng thể thiếu trong việc phịng ngừa rủi ro biến động
giá cho nông dân và các doanh nghiệp nước ta hiện nay, do đó chúng ta cần phải tuyên
tuyên truyền đến tận làng xã thông qua các kênh như ti vi, radio…. Làm cho họ còn thấy
được đây là phương thức mua bán hiện đại, tránh được tình trạng “được mùa – mất giá”
cũng như phòng ngừa được những bất ổn trong giá bán. Bởi lẻ, mục đích chính của nước ta hiện nay là đưa nông dân và các doanh nghiệp đến gần sàn hơn và xóa bỏ thói quen
mua bán theo lối truyền thống đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người.