Khái quát tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam giai đoạn từ năm

Một phần của tài liệu 01050003190 (Trang 27 - 32)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4 Khái quát tình hình quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam giai đoạn từ năm

2003 đến nay

1.4.1 Từ khi có Luật Ðất đai 2003 đến Luật Ðất đai 2013

Tại kỳ họp thứ IV Quốc hội khố XI đã thơng qua Luật Đất đai 2003 (thay

thế Luật đất đai năm 1993; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai năm 2001), có hiệu lực từ

ngày 01 tháng 07 năm 2004. Luật đã quy định rõ về công tác quản lý Nhà nước về đất đai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là 1 trong 13 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Ngay sau đó, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 181/2004/NĐ - CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 về thi hành Luật Đất đai 2003; Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2004/TT - BTNMT ngày 01 tháng 11 năm 2004 về hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Theo TS. Nguyễn Đình Bồng [3] quy hoạch sử dụng đất ở nước ta được pháp luật quy định là một trong những nội dung quan trọng của quản lý nhà nước về đất đai; việc tổ chức triển khai quy hoạch sử dụng đất ở nước ta trong giai đoạn từ 1994 đến nay đã cơ bản hoàn thành QHSDĐ cả nước, QHSDĐ cấp tỉnh; QHSDĐ đã góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất đai, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh trong q trình cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước.

Để dần hoàn thiện cơ sở pháp lý của cơng tác quản lý nhà nước về đất đai, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2009/NĐ - CP ngày 13 tháng 8 năm 2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Bộ Tài nguyên và Mơi trường cụ thể hóa bằng việc ban hành Thơng tư số 19/2009/TT-BTNMT quy định chi tiết về việc lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch sử dụng đất.

Tuy nhiên chất lượng quy hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là chưa có tầm nhìn xa trong dự báo. Việc lập, tổ chức triển khai và giám sát thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa được

quan tâm đúng mức; việc phân cấp trong quản lý quy hoạch còn bất cập; quy hoạch sử dụng đất được lập theo đơn vị hành chính khơng đảm bảo tính kết nối liên vùng, khơng phát huy được thế mạnh của từng vùng và bảo đảm sự phát triển hài hòa giữa các vùng; quy hoạch sử dụng đất chưa thực hiện phân vùng chức năng sử dụng đất theo không gian mà mới chỉ chú ý đến việc phân bổ các chỉ tiêu loại đất.

1.4.2 Từ khi có Luật Đất đai 2013 đến nay

Ngày 29 tháng 11 năm 2013 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khố XIII đã thơng qua Luật Đất đai 2013 (thay thế Luật Đất đai 2003 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2014); ngày 15 tháng 5 năm 2014 Chính phủ ban hành Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai. Nhằm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý, sử dụng đất trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, bên cạnh việc kế thừa các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong hệ thống pháp luật đất đai năm 2003, Luật Đất đai 2013 và Nghị định số 43/2014/NĐ- CP quy định một số nội dung đổi mới, mang tính đột phá như sau [10]:

a) Về nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Nhằm khẳng định nâng cao vai trị, vị trí của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là phân bổ đất đai cho các ngành, lĩnh vực sử dụng hợp lý, hiệu quả, tránh chồng chéo; khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất; đồng thời làm căn cứ để văn bản dưới Luật quy định chi tiết trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc rà soát quy hoạch, kế hoạch của ngành, lĩnh vực, địa phương có sử dụng đất bảo đảm phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, ngồi những quy định kế thừa trong Luật đất đai năm 2003, Luật đất đai năm 2013 bổ sung một số nguyên tắc quan trọng trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, như: Nguyên tắc về tính đặc thù, liên kết, tính chi tiết của quy hoạch sử dụng đất; nguyên tắc ưu tiên trước sau trong quy hoạch sử dụng đất; nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp, thống nhất của các quy hoạch ngành với quy hoạch sử dụng đất.

b) Về hệ thống quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo cấp hành chính, Luật Đất đai 2013 quy định gồm 3 cấp (quốc gia, tỉnh và huyện). Luật quy định lồng nội dung quy hoạch sử dụng đất của các vùng kinh tế - xã hội vào quy hoạch sử dụng đất cấp quốc giai; quy hoạch sử dụng đất cấp xã vào quy hoạch sử dụng đất cấp huyện nhằm tăng tính liên kết vùng, tăng tính liên kết, đồng bộ giữa quy hoạch của các xã trên địa bàn huyện; khắc phục được tình trạng trùng lắp trong cơng tác lập quy hoạch; nâng cao chất lượng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đồng thời rút ngắn thời gian lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

c) Về kỳ kế hoạch sử dụng đất

Riêng kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, nhằm đảm bảo tính khả thi của kế hoạch sử dụng đất, Luật đất đai năm 2013 quy định “Kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được lập hàng năm” (Khoản 2 Điều 37).

Việc đổi mới này cùng với đổi mới về căn cứ để giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chỉ duy nhất là “kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện” nhằm khắc phục tình trạng giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất tràn lan (thường tập trung vào những năm đầu của kỳ kế hoạch sử dụng đất 5 năm và cũng chính là đầu nhiệm kỳ như hiện nay), tránh tình trạng bỏ hoang hóa, gây lãng phí tài nguyên đất.

d) Về chỉ tiêu sử dụng đất.

Chỉ tiêu sử dụng đất trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện gồm chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng. Như vậy, ngoài chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất (như quy định của Pháp luật đất đai 2003) trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện còn quy định chỉ tiêu sử dụng đất theo khu chức năng đảm bảo tính đặc thù trong sử dụng đất của mỗi khu vực nhằm phát huy thế mạnh về tiềm năng đất đai và lợi thế của khu vực đó.

đ) Về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Trên cơ sở quy định của Luật Đất đai về trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định 43 đã quy định chi tiết trách nhiệm của các ngành, các cấp trong việc xác định nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án trong quá trình lập

quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đây là điểm mới nhằm đảm bảo việc cung cấp thông tin đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất. Nghị định 43 quy định, các ngành, các cấp gửi nhu cầu sử dụng đất về cơ quan tài nguyên và môi trường trong thời gian không quá 45 ngày đối với quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia và không quá 30 ngày đối với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan tài nguyên và môi trường về việc đề nghị đăng ký nhu cầu sử dụng đất (Điều 7).

e) Về lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Đây là nội dung được bổ sung mới trong Luật Đất đai và được quy định tại Điều 43. Luật Đất đai quy định: Cơ quan có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến; hình thức, nội dung và thời gian lấy ý kiến nhân dân đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của từng cấp. Ngoài ra, nhằm đảm bảo tính khả thi của của việc lấy ý kiến, nâng cao vai trò, ý nghĩa của việc lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, Nghị định 43 quy định chi tiết một số nội dung về việc lấy ý kiến, trong đó quy định báo cáo tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được công khai trên trang thông tin điện tử.

g) Về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Luật Đất đai quy định 2 điểm mới về thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đó là: Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện không thông qua Hội đồng nhân dân cùng cấp; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thơng qua danh mục dự án cần thu hồi đất trước khi phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện. Với quy định này sẽ nâng cao trách nhiệm trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, đảm bảo quản lý chặt chẽ và sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên đất đai.

h) Về trình tự, thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện

Để đảm bảo kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện phục vụ kịp thời yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, trong trình tự thủ tục thẩm định, phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, Nghị định quy định cụ thể thời gian

Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của năm sau đến Sở Tài nguyên và Môi trường để tổ chức thẩm định vào Quý III hàng năm; thời gian Sở Tài nguyên và Mơi trường trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện xong trước ngày 31 tháng 12.

Một phần của tài liệu 01050003190 (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w