Kết quả mô phỏng

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH HÓA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI DỌC THEO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG BẰNG MÔ HÌNH CALROAD (Trang 25 - 27)

Kết quả mô phỏng cho thấy, dưới tác động trường gió trong bão, tại khu vực cửa sơng Ba Lạt dịng chảy tầng mặt trong cơn bão tăng 0,25 – 0,3 m/s so với kịch bản khơng có bão. Trong thời kỳ bão đổ bộ vào Vịnh Bắc Bộ, hướng dòng chảy chịu chi phối mạnh mẽ bởi hướng gió trong bão, hướng dịng chảy tầng mặt theo hướng Nam Đông Nam chiếm tần suất lớn nhất, sau đó là hướng Tây Nam, và hướng Đông Bắc trong pha triều lên (Hình 5). Tại tầng đáy, do tác động của gió trong siêu bão Rammasun suy giảm, hướng dịng chảy tầng đáy có hướng chủ đạo là Tây Bắc (đi vào phía trong sơng) và Đơng Nam.

Hình 5. Tác động của siêu bão Rammasun lên các thành phần véc tơ dòng chảy tầng mặt tại khu vực cửa sông Ba lạt

Dưới tác động của siêu bão Rammasun gây nên hiện tượng nước rút tại vùng ven bờ châu thổ sông Hồng với mực nước suy giảm 0,7m tại khu vực Hòn Dáu và 0,6m tại khu vực cửa sơng Ba Lạt (Hình 6). Độ cao sóng cực đại trong bão tại khu vực nghiên cứu lớn hơn khoảng 2m so với kịch bản khơng có tác động của bão, hướng sóng trong bão chịu sự chi phối và tương đối đồng nhất với hướng gió trong siêu bão Rammasu (Hình 7).

Hình 6. Tác động của siêu bão Rummasun tới biến động mực nước tại khu vực Hịn Dáu (a) và cửa sơng Ba Lạt (b)

Hình 7. Một số kết quả mơ phỏng trường sóng trong siêu bão Rammasun tại các thời điểm khi cơn bão di chuyển vào Vịnh Bắc Bộ

5. Kết luận

Nghiên cứu này đã áp dụng thành cơng mơ hình mã nguồn mở Delft3D, thơng qua việc kết nối đồng thời giữa các mô đun vào mô phỏng tác động của siêu bão Rammasun đến trường thủy động lực vùng ven bờ châu thổ sông Hồng. Các kết quả mô phỏng cho thấy:

+Trong khoảng thời gian cơn bão tác động đến khu vực, chiều cao sóng phía ngồi khơi cửa sơng Ba Lạt cao gấp 9 lần so với điều kiện biển bình thường (Chiều cao sóng cực đại đạt 2m), hướng sóng tương đối đồng nhất với hướng gió.

+ Do tác động của ứng suất gió bề mặt, tốc độ dịng chảy tầng mặt tăng khoảng 0,25 – 0,3 m/s so với kịch bản khơng có bão. Tại tầng đáy (từ đới độ sâu 5m ra phía ngồi khơi), tác động của hướng gió lên hướng dịng chảy suy giảm và dòng chảy tầng đáy vẫn chịu chi phối bởi dòng triều.

+ Do khu vực nghiên cứu nằm ở rìa trái của cơn bão trong quá trình di chuyển, dưới tác động của dịng chảy gió bề mặt, khối nước tầng mặt di chuyển mạnh ra phía ngồi khơi, gây nên hiện tượng nước rút tại vùng ven bờ châu thổ sông Hồng với mực nước suy giảm 0,7m so với kịch bản khơng tính đến tác động của bão.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH VÀ MÔ HÌNH HÓA CÁC CHẤT GÂY Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ CÁC PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI DỌC THEO CÁC TUYẾN ĐƯỜNG GIAO THÔNG BẰNG MÔ HÌNH CALROAD (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w