VIII. Chất khử trùng kho thuộc Kg 1.000-3.000 Không thay đổi loại hạn chế sử dụng
ỨNG PHĨ VỚI BĐKH CỦA CHÍNH PHỦ Ở CẤP TRUNG ƯƠNG
Nguyễn Văn Đại, Đặng Quang Thịnh, Huỳnh Thị Lan Hương, Phạm Thị Thiện Viện
Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu
Tóm tắt
Trong thời gian qua, biến đổi khí hậu (BĐKH) đã tác động tiêu cực tới nền kinh tế - xã hội (KT-XH) Việt Nam. BĐKH là nguy cơ hiện hữu đối với mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mục tiêu thiên niên kỷ và sự phát triển bền vững. Vì thế ứng phó với BĐKH trở nên ngày càng quan trọng, ngày càng được quan tâm nhiều hơn trong các nghiên cứu và trong cả tiến trình thương lượng của Công ước khung của Liên hợp quốc về BĐKH (UNFCCC). Tuy vậy, một trong những vấn đề quan trọng trong ứng phó BĐKH hiện nay ở Việt Nam là tìm kiếm, thu hút các nguồn tài chính. Nguồn tài chính cho ứng phó với BĐKH được khai thác chủ yếu từ nguồn ngân sách, các khoản vay hỗ trợ của Chính phủ, các dự án và chương trình ODA, các nghiên cứu, hỗ trợ kỹ thuật và các quỹ toàn cầu. Báo cáo này sẽ phân tích chi phí tài chính dành cho ứng phó với BĐKH của Chính phủ ở cấp Trung ương.
1. Mở đầu
Hiện nay chưa có dịng ngân sách riêng cho ứng phó với BĐKH mà được hịa chung với ngân sách về môi trường. Từ 2005, ngân sách sự nghiệp mơi trường (trong đó bao gồm cả BĐKH) được quy định khơng dưới 1% tổng chi ngân sách. Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc phân bổ, giải ngân kinh phí đã được bố trí trong dự tốn giao cịn chậm, phải hủy dự tốn, do trong tổ chức thực hiện việc phê duyệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ cịn chậm, cịn bố trí cho một số nội dung chưa đúng theo nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp BVMT theo quy định hiện hành [1]. Thêm vào đó, hiện nay việc phân định tổng chi phí cho thực hiện nhiệm vụ thích ứng và giảm nhẹ cịn tương đối hạn chế. Các số liệu thống kê và báo cáo chủ yếu là số liệu tổng chi phí cho ứng phó với BĐKH nói chung. Báo cáo này sử dụng các dữ liệu về chi phí tài chính dành cho ứng phó với BĐKH ở cấp Trung ương trong “Báo cáo Rà soát Đầu tư và Chi tiêu cơng cho Biến đổi khí hậu của Việt Nam (CPEIR)” của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, World Bank, and UNDP.
Có 4 nguồn tài chính có thể huy động cho giảm nhẹ và thích ứng với BĐKH ở Việt Nam, bao gồm: (i) Nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, ODA; (ii) Các quỹ có liên quan hỗ trợ ứng phó với BĐKH trong nước và quốc tế; (iii) Vốn đầu tư từ doanh nghiệp trong nước và FDI; (iv) Đầu tư của các cá nhân, hộ gia đình.
Ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, bao gồm cả ODA, cho thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được phân bổ theo hai nhóm hạng mục ngân sách là chi đầu tư và chi thường xuyên. Chi đầu tư được phân bổ cho các dự án đầu tư, các chương trình mục tiêu liên quan đến thích ứng với BĐKH. Chi thường xuyên cho thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính được lấy từ hai dịng ngân sách chính là: (i) Chi cho sự nghiệp môi trường và BĐKH; và (ii) Chi cho khắc phục hậu quả thiên tai. Ngồi nguồn tài chính từ ngân sách nhà nước trung ương và địa phương, ODA, cịn có một loạt các quỹ có liên quan trong nước và quốc tế có
thể huy động cho thích ứng với BĐKH như Quỹ Khí hậu xanh, Quỹ Mơi trường tồn cầu, Quỹ thích ứng, Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Các doanh nghiệp trong nước, FDI và các cá nhân, cộng đồng cũng là một nguồn tài chính quan trọng cho thích ứng với BĐKH, giúp nâng cao hiệu quả của các giải pháp thích ứng với BĐKH.
- Chi ngân sách nhà nước bao gồm cả ODA
Chi ngân sách nhà nước cho các hoạt động ứng phó với BĐKH của 05 Bộ (Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Giao thông vận tải (GTVT), Công Thương và Xây dựng) giai đoạn 2011-2016 vào khoảng 0,2% GDP theo giá cố định 2010. Đầu tư cơng cho thích ứng với BĐKH chủ yếu là ở hai ngành nông nghiệp và giao thông.
Chi cho các hoạt động ứng phó với BĐKH được tài trợ bởi nguồn vốn từ các đối tác phát triển lên tới 31% tổng chi cho ứng phó với BĐKH của 05 Bộ gồm: NN&PTNT, Bộ TN&MT, Bộ GTVT, Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng. Phần lớn vốn ODA được cung cấp dưới hình thức vốn vay cho các dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với mục tiêu trọng tâm là đầu tư cho ứng phó với BĐKH. Trong giai đoạn 2014 - 2016, tỷ lệ chi cho thích ứng với BĐKH và giảm phát thải khí nhà kính được tài trợ bởi nguồn vốn từ các đối tác phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước cho BĐKH của 05 Bộ nêu trên cũng vẫn duy trì ở mức khoảng 30%.
Trong giai đoạn 2013-2019, chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT ln được bố trí đảm bảo tăng dần qua các năm từ 9.772 tỷ đồng năm 2013 (tương đường 0.898% chi ngân sách và 0.273% GDP) lên 20.442 tỷ đồng năm 2019 (tương đương 1.252% tổng chi ngân sách).Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, việc phân bổ, giải ngân kinh phí đã được bố trí trong dự tốn giao cịn chậm, phải hủy dự tốn, dotrong tổ chức thực hiện việc phê duyệt và triển khai thực hiện nhiệm vụ cịn chậm, cịn bố trí cho một số nội dung chưa đúng theo nhiệm vụ chi từ nguồn sự nghiệp BVMT theo quy định hiện hành [1].
- Chi từ các Quỹ hỗ trợ trong nước và quốc tế
Quỹ Khí hậu xanh (GCF) đã hỗ trợ 115,8 triệu USD cho các dự án thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ở Việt Nam. Quỹ Mơi trường toàn cầu (GEF) đã hỗ trợ 457,18 triệu USD để thực hiện 107 dự án môi trường ở nhiều ngành và địa phương, góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề mơi trường ở Việt Nam nói riêng và tồn cầu nói chung. Trong số 107 dự án mơi trường do GEF tài trợ, có 56 dự án quốc gia với 153 triệu USD và 46 dự án vùng/toàn cầu với 294 triệu USD. Ngồi ra, có 4 dự án được tài trợ từ Quỹ BĐKH quy mơ (SCCF), trong đó có 2 dự án quốc gia với 8 triệu USD và 2 dự án vùng/tồn cầu với 0,92 triệu USD. Thơng qua IFC (International Finance Cooperation), Quỹ Khí hậu xanh đã hỗ trợ 24 triệu USD để thực hiện Chương trình Tiết kiệm năng lượng và sản xuất sạch hơn cho Việt Nam (VEECPF) trong giai đoạn 2010 - 2015, giúp các doanh nghiệp được tiếp cận nguồn vốn vay của các ngân hàng thương mại.
Ngồi ra, cịn có một số Quỹ tồn cầu khác đã và đang cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính cho các cơ quan Chính phủ và các doanh nghiệp, như Quỹ Đối tác về khí hậu tồn cầu (cung cấp 26 triệu EUR hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các dự án hiệu quả năng lượng và năng lượng tái tạo trong giai đoạn từ 2010 đến nay). Riêng Ngân hàng Vietinbank đã được vay 23,5 triệu USD để tài trợ cho các dự án hiệu quả năng lượng trong công nghiệp (GCPF 2012). Chính phủ Na Uy đã hỗ trợ 180 triệu
NOK (tương đương 30 triệu USD) để thực hiện Chương trình UN-REDD Việt Nam giai đoạn 2. Quỹ Đối tác các-bon lâm nghiệp (FCPF) tài trợ 5 triệu USD để thực hiện Dự án Hỗ trợ chuẩn bị sẵn sàng thực hiện REDD+ (sáng kiến giảm phát thải thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon của rừng) ở Việt Nam giai đoạn 2 (FCPF-2). Như vậy, có thể tổng hợp sơ bộ số liệu về các khoản tài trợ từ một số Quỹ hỗ trợ cho ứng phó với BĐKH và tăng trưởng xanh là khoảng 350 triệu USD [2].
Bộ KHĐT đã thành lập Tổ công tác về BĐKH (Quyết định 505/QĐ-BKHĐT, 2012) để xây dựng các cơ chế huy động nguồn lực tài chính. Trong giai đoạn 2016- 2020, Bộ Tài chính đã đàm phán với nhiều nhà tài trợ song phương, đa phương để huy động nguồn vốn ODA. Từ 2010-2019, đã có gần 600 dự án ứng phó BĐKH nhận được hỗ trợ quốc tế triển khai trên tồn quốc với số vốn ước tính đạt 18,5 tỷ USD, trong đó khơng hồn lại khoảng 1,1 tỷ USD, cịn lại là vay ưu đãi. Riêng năm 2016, Việt Nam đã ký 11 Chương trình, dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi về BVMT và thích ứng với BĐKH, tổng kinh phí là 1.080,21 triệu USD, cả ở Trung ương và địa phương [1].