Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng

Một phần của tài liệu hành vi tiêu dùng các sản phẩm bán trên vỉa hè của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang (Trang 31 - 42)

Biểu đồ 4.17: Đối tượng ảnh hưởng đến quyết định mua của người tiêu dùng

Các thông tin kích thích đến hành vi mua của người tiêu dùng chủ yếu là do chính bản thân người tiêu dùng và bạn bè thì đến quá trình quyết định mua hàng các nhân tố đó cũng không khác gì so với nhân tố của tìm kiếm thông tin. Chủ yếu là bản thân người mua quyết định (58%), 2 yếu tố bạn bè và gia đình ảnh hưởng ngang nhau (17%), nhân viên bán hàng ít ảnh hưởng hơn so với các nhân tố kia (8%). Nhìn chung khi quyết định mua hàng cính bản thân người mua là yếu tố quan trọng để họ đi đến quyết định.

4.3.2. Ảnh hưởng của nơi ở đến quyết định mua.

Biểu đồ 4.18: Ảnh hưởng của nơi ở đến quyết định mua

Do đa số sinh viên đến từ nông thôn và thị xã nên sinh viên ở nhóm này mua nhiều hơn là chuyện đương nhiên. Nhưng mua nhiều ở mặt hàng giày dép và quần áo số lượng cao nhất; sinh viên ở nông thôn có số lượng mua giày dép là cao nhất (chiếm 55%), quần áo chiếm 43%; sinh viên ở thị xã mua giày dép chiếm 36%, quần áo chiếm 43%. Với kết quả như trên cho ta thấy sinh viên ở nông thôn có sức mua nhiều hơn các sinh viên ở thị xã, ngoại trừ các sinh viên có hộ khẩu ở thành phố. Như vậy, ở mỗi vùng địa lý khác nhau, hành vi mua của mỗi người cũng khác nhau.

4.3.3. Ảnh hưởng của giới tính đến hành vi mua.

Biểu đồ 4.19: Ảnh hưởng của giới tính đến hành vi mua.

Theo như cơ cấu mẫu về giới tính của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế QTKD trong đề tài nghiên cứu này thì mức độ chênh lệch giữa tỉ lệ nam và nữ không có sự chênh lệch nhiều. Vì vậy mà hành vi mua sẽ cân đối hơn, không thiên về bên nào so với số lượng sinh viên nam và nữ. Nhưng theo kết quả nghiên cứu cho thấy nữ có sức mua nhiều hơn nam ở hầu hết các mặt hàng, 61% sinh viên nữ mua giày dép, trong khi dó chỉ có 39% sinh viên nam; 57% sinh viên nữ mua quần áo, sinh viên nam chiếm 43%; 68 % sinh viên nữ mua ví dựng tiền, 32% sinh viên nam mua ví đựng tiền; ở mặt hàng quà lưu niệm, trang sức sinh viên nữ là 67%, sinh viên nam 33%; chỉ có ở mặt hàng nón bảo hiểm và thú nhồi bông là nam có sức mua cao hơn nữ. Nón bảo hiểm nam chiếm 80%, nữ 20%. Thú nhồi bông được sinh viên nam mua cao hơn nữ (nam chiếm 63%, nữ chiếm 37%). Tóm lại, nữ có nhu cầu mua nhiều hơn nam, do nữ thích mua sắm hơn nam và các sản phẩm này có giá rẻ nên cho các bạn dễ mua hơn.

4.3.4. Ảnh hưởng của trợ cấp hàng tháng từ gia đình của sinh viên đến quyết định mua hàng. định mua hàng.

Biểu đồ 4.20: Ảnh hưởng của trợ cấp hàng tháng từ gia đình đến quyết định mua

Ở mỗi mức trợ cấp hàng tháng khác nhau sinh viên có nhu cầu mua cũng khác nhau, cụ thể như kết quả nghiên cứu trên Ở mức trợ cấp dưới 1.000.000 đồng có sức mua chiếm 27%, kế tiếp ở mức trợ cấp từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng có tỉ lệ mua 43%, mức trợ cấp từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng chiếm 16%, tỉ lệ mua ở mức trợ cấp từ 2.000.000 đến 2.500.000 đồng là 7%, còn lại ở mức trên 2.500.000 đồng chiếm 6%. Nhìn chung những sinh viên có mức trợ cấp thấp và trung bình thì có sức mua các mặt hàng trên vỉa hè nhiều hơn các sinh viên có mức trợ cấp cao. Vì các mặt hàng này rẻ, phù hợp với túi tiền của sinh viên có mức trợ cấp thấp.

4.3.5. Ảnh hưởng của ngành học đối với quyết định mua.Biểu đồ 4.21: Số lượng mua hàng của từng ngành học Biểu đồ 4.21: Số lượng mua hàng của từng ngành học

Qua kết quả từ biểu đồ trên, ta thấy giữa các ngành không có sự chênh lệch về sức mua. Ngành QTKD 23%, TCNH 21%, KTĐN 19%, KTDN 18%, TCDN 20%. Như vậy, về ngành học không có sự ảnh hưởng gì về hành vi mua của sinh viên.

Chương 5: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ

Qua kết quả nghiên cứu được từ chương 4, ở chương này chỉ tập trung vào phần kết luận và đưa ra kiến nghị cho bài nghiên cứu.

5.1. Kết luận.

Với đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế - QTKD trường Đại Học An Giang đối với các mặt hàng bán trên vỉa hè nhằm vào mục đích mô tả hành vi tiêu dùng của sinh viên đối với các sản phẩm bán trên vỉa hè, quá trình ra quyết định mua hàng của họ và từ đó đề ra kiến nghị cho các nhà kinh doanh có chiến lược kinh doanh giải phóng hàng tồn kho bằng cách nào là hiệu quả.

Phần lớn các sinh viên trường Đại Học An Giang sống xa nhà, sống chủ yếu ở vùng nông thôn với mức thu nhập hàng tháng của gia đình vào thuộc dạng trung bình. Vì vậy, mức trợ cấp hàng tháng của họ cũng ở mức trung bình (dưới 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng) nên phần lớn việc chi tiêu của họ cho việc mua sắm chủ yếu là các mặt hàng rẻ để phù hợp với túi tiền của họ. Những mặt hàng mà được sinh viên mua nhiều thường là giày dép và quần áo. Nguồn thông tin để biết được các mặt hàng này chính là bản thân người mua, người thân và bạn bè, nhưng động lực chủ yếu để kích thích họ mua hàng chủ yếu phụ thuộc vào chính sự hiểu biết của bản thân người mua hàng. Nhiều nhất là họ cảm thấy thích và phù hợp với giá thì mua.

Qua sự đánh giá của sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD trường đại học An Giang thì hầu hết các sản phẩm bán trên vỉa hè tuy chất lượng không bằng các mặt hàng bán ở những nơi khác như ở siêu thị, shop...

Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của sinh viên tập trung vào 3 yếu tố nơi ở, giới tính và mức trợ cấp từ gia đình hàng tháng. Những sinh viên có nơi ở nông thôn thì sử dụng nhiều hơn các sinh viên ở thị xã và thành phố. Và hầu hết sinh viên có mức trợ cấp dưới 1.000.000 đồng và mức trợ cấp từ 1.000.000 triệu đến 1.500.000 đồng trên tháng thì mua hàng ở trên vỉa hè nhiều hơn các sinh viên có mức trợ cấp trên 2 mức trên. Đặc biệt, các sinh viên nữ có tỉ lệ mua sắm nhiều hơn nam. Còn yếu tố về ngành học không ảnh hưởng gì về hành vi mua của sinh viên.

5.2. Hạn chế của đề tài.

Chưa phân tích kỹ từng khía cạnh của hành vi mua, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua của sinh viên.

Mặc khác, do thời gian ngắn nên chỉ nghiên cứu ở phạm vi sinh viên khóa 9 khoa Kinh Tế - QTKD chưa đủ lớn để đại diện tổng thể cho tất cả sinh viên.

5.3. Kiến nghị.

Phần lớn các mặt hàng sinh viên chủ yếu là sử dụng hàng ngày, nhất thiết để sử dụng, không phải để làm đẹp hơn. Vì vậy, các nhà kinh doanh cần tập trung giải phóng hàng tồn kho cho đối tượng là sinh viên với các mặt hàng như là giày, dép, quần áo với giá thấp hơn giá ban đầu. Từ đó mà không lãng phí đi một phần chi phí kinh doanh. Đặc biệt nhân viên bán hàng cần giữ uy tín cho khách hàng, để từ đó nhân viên bán hàng sẽ là nguồn thông tin đáng tin cậy của khách hàng.

Phụ lục

Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức

Xin chào anh (chị)! Tôi tên Nguyễn Tấn Tài, hiện là sinh viên lớp DH8QT, chuyên ngành quản trị kinh doanh khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang. Hiện tôi đang thực hiện một chuyên đề năm 3 nhằm tìm hiểu ‘‘hành vi sử dụng các sản phẩm bán trên vỉa hè của sinh viên khóa 9, khoa Kinh tế - QTKD trường Đại học An Giang”. Để thực hiện được đề tài này tôi rất cần các thông tin của các anh (chị), vì vậy xin các anh (chị) bỏ ra ít phút trả lời bảng câu hỏi sau. Rất mong sự cộng tác của các anh (chị).

Anh (chị) hãy cho biết ý kiến của mình thông qua các phát biểu sau bằng cách đánh dấu

() vào ý kiến anh (chị) chọn.

Với:  1 lựa chọn Nhiều lựa chọn

1. Anh (chị) là sinh viên khóa 9 khoa KT – QTKD trường Đại Học AN Giang?

 Đúng (tiếp tục trả lời các câu sau)  Không (dừng lại)

2. Anh (chị) có từng mua một sản phẩm nào bán trên vỉa hè chưa?

Có (tiếp tục trả lời các câu sau) Không (dừng lại) 3. Anh (chị) thường mua các sản phẩm nào?

Giày, dép Quần áo

Nón bảo hiểm Ví đựng tiền

Quà lưu niệm, trang sức Thú nhồi bông 4. Anh (chị) mua các sản phẩm này nhằm vào mục đích gì?

Sử dụng hàng ngày Tặng bạn bè

Tặng người thân

5. Anh (chị) mua sản phẩm này vì:

 Cần thiết để anh (chị) sử dụng  Sản phẩm rẻ  Chất lượng

6. Nguồn thông tin nào giúp anh (chị) chọn mua các sản phẩm này?

Bản thân anh (chị) Gia đình

 Bạn bè  Nhân viên bán hàng

7. Ai là người ảnh hưởng đến quyết định mua của anh (chị) nhiều nhất?

 Bản thân anh (chị)  Bạn bè

8. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ tin cậy về những nguồn thông tin sau:

Nguồn thông tin Mức độ tin cậy

Hoàn toàn tin cậy

Tin cậy Trung hòa Không tin cậy Hoàn toàn không tin cậy Bản thân bạn Gia đình Bạn bè Nhân viên bán hàng

9. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ quan trọng của các vấn đề sau:

Nguồn thông tin Mức độ quan trọng

Rất quan trọng

Quan trọng

Trung hòa Không Quan trọng Rất không quan trọng Kiểu dáng, mẫu mã Thương hiệu Giá bán Chất lượng (độ bền) Nơi bán

10. Anh (chị) hãy đánh giá mức độ hài lòng của anh (chị) về sản phẩm trong các vấn đề sau:

Vấn đề Mức độ hài lòng

Rất hài lòng

Hài lòng Trung hòa Không hài lòng

Rất không hài lòng Giá cả

11. Giá cả của các sản phẩm này như thế nào so với các sản phẩm được bán trong shop, chợ, siêu thị, cửa hàng? (ngàn đồng).

Cao hơn 5 đến 10 Cao hơn 10 đến 15 Bằng Thấp hơn 5 đến 10 Thấp hơn 10 đến 15 Thấp hơn 15

12. Mẫu mã, kiểu dáng của các sản phẩm này:

 Đa dạng  Tương đối đa dạng

 Không đa dạng

13. Sau khi mua các sản phẩm này anh (chị) cảm thấy:

 Rất tốt  Tốt

 Bình thường  Không tốt  Rất không tốt

14. Khoảng bao lâu anh (chị) mua một lần:

Nửa tháng

1 tháng

1,5 tháng

2 tháng

Thích thì mua

15. Sau khi sử dụng qua các sản phẩm này anh (chị) có mua sản phẩm này lần nữa không?

 Có  Không

16. Anh (chị) có giới thiệu các sản phẩm này với bạn bè, người thân không?

 Có  Không

17. Sau khi mua hàng anh (chị) phát hiện ra mình đã mua với giá cao hay hàng hóa kém chất lượng so với giá anh (chị) sẽ:

Bình thường, vẫn mua tiếp vào lần sau

Không mua nữa

Sau cùng anh (chị) vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân: Anh (chị) đang học lớp:...

Giới tính:  Nam  Nữ

Trợ cấp hàng tháng từ gia đình của anh (chị) là bao nhiêu:

 Dưới 1 triệu  Từ 1 đến 1,5 triệu

 Từ 1,5 đến 2 triệu  Từ 2 đến 2,5 triệu

Trên 2,5 triệu

Gia đình anh (chị) đang cư ngụ tại:

 Thành phố  Thị xã

 Nông thôn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Tuấn Anh. 2009. Hành vi tiêu dùng mì ăn liền của sinh viên khóa 7 khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học Anh Giang. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh Tế - QTKD.

2. Mã Khắc Huy. 2009. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng Nescafe của sinh viên khóa 7 khoa Kinh Tế - QTKD trường Đại Học An Giang. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh Tế - QTKD.

3. Kotler, Philip. 1999. Marketing căn bản. Hà Nội. NXB Thống Kê. 4. Huỳnh Phú Thịnh. 2010. TLGD. Phương pháp nghiên cứu khoa học.

5. Nguyễn Như Minh. 2009. Hành vi sử dụng USB của khách hàng tại công ty TNHH – TM – DV Tây Xuyên. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh Tế - QTKD. 6. Trương Thị Mỹ Hạnh. 2009. Hành vi tiêu dùng sản phẩm X_Men của nam giới tại

Phường Mỹ Xuyên - Thành Phố Long Xuyên. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh Tế - QTKD.

7. Mã Ngọc Đẹp. 2009. Khảo sát hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với kem đánh răng P/S. Chuyên đề seminar. Khoa Kinh Tế - QTKD.

8. Lư Hoàng Phố. 2007. Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ - Châu Đốc. Khóa luận tốt nghiệp Đại Học. Khoa KT – QTKD.

Một phần của tài liệu hành vi tiêu dùng các sản phẩm bán trên vỉa hè của sinh viên khóa 9 khoa kinh tế quản trị kinh doanh trường đại học an giang (Trang 31 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w