Sai số trong nghiên cứu và cách khắc phục

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 69 - 70)

2.9.1. Sai số

Nghiên cứu có thể gặp các sai số như sau: - Sai số chọn mẫu

- Sai số thu thập thông tin

2.9.2. Cách khắc phục sai số

Để khắc phục sai số, nhóm nghiên cứu đã có các giải pháp tích cực, triệt để, ngay từ đầu trước khi tiến hành nghiên cứu, các giải pháp đó là:

- Thiết kế nghiên cứu chặt chẽ, các công cụ thu thập số liệu là các biểu mẫu được chuẩn bị đầy đủ, chi tiết. Điều tra viên đều phải được lựa chọn đáp ứng được các cơng việc chun mơn (nhiệt tình, đáng tin cậy, tự giác cao…), phải được đào tạo và sau đó có các cuộc điều tra thử. Các cuộc điều tra thu thập mẫu của thực địa có giám sát viên (ở đây chính là NCV) để kịp thời chỉnh sửa đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Phiếu điều tra, bộ câu hỏi được thiết kế theo mục tiêu, lựa chọn ngôn ngữ dễ hiểu.

- Định nghĩa các đối tượng rõ ràng theo đúng tiêu chuẩn lựa chọn và loại trừ, đã tham khảo kĩ các nghiên cứu trước để đảm bảo đạt được tính chính xác mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

- Các kỹ thuật xét nghiệm đều được thực hiện theo thường quy và tại các phịng thí nghiệm chuẩn thức quốc gia của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và tổ chức y tế thế giới (WHO).

- Chọn đội ngũ điều tra côn trùng là các nhân viên thuộc khoa cơn trùng có chun mơn sâu và có kinh nghiệm về lĩnh vực bệnh SXHD, đồng thời đã tổ chức tập huấn thống nhất về phương pháp điều tra, giám sát, lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu; việc điều tra, giám sát được thực hiện thường xuyên, đầy đủ.

- Tính đại diện của kết quả nghiên cứu được đảm bảo dựa trên: cỡ mẫu sử dụng để nghiên cứu được chọn đủ lớn, có sự kết hợp giữa số liệu hồi cứu và tiến cứu để tăng tính chính xác của kết quả nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 69 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w