Sốt xuất huyết, các yếu tố xã hội và phát triển du lịch

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 119 - 122)

Trong bối cảnh phức tạp là tại các điểm nóng du lịch, bệnh SXHD khơng chỉ là vấn đề xuất hiện tại địa phương mà còn được du nhập và lan truyền tồn cầu thơng qua khách du lịch [55]. Ở các nước Đông Nam Á, những địa điểm du lịch là những điểm nóng dễ bị tác động bởi sự bùng phát các bệnh dịch và sự lây lan tồn cầu. Tuy vậy chưa có nghiên cứu nào mang tính hệ thống để tìm hiểu việc bùng nổ và lây lan các bệnh dịch kép như thế nào và làm sao để phòng chống ở những khu vực này. Thêm vào đó, hiện nay nhóm nghiên cứu chưa tìm được nghiên cứu có hệ thống nào ở khu vực Đông Nam Á về sự tổn hại của các bệnh do véc tơ đến cộng đồng do tác động bởi sự phát triển nhanh và khơng có kế hoạch của các khu nghỉ dưỡng và các ngành công nghiệp tại những điểm

nóng trên tồn cầu, ngun nhân là do thiếu các bằng chứng cụ thể, chưa có những chiến lược tồn diện tại hầu hết các nước khu vực Đơng Nam Á để bảo vệ cho những cộng đồng dễ bị tổn thương này.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, các yếu tố xã hội như đặc điểm tích trữ nước sinh hoạt, cơ cấu lao động thay đổi trong quá trình phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng sự gia tăng nhanh chóng của khách du lịch có mối tương quan trong sự gia tăng nguy cơ mắc sốt xuất huyết của cộng đồng dân cư địa phương, lao động tạm thời theo mùa du lịch cũng như khách du lịch di chuyển từ vùng dịch tới Cát Bà (p<0,05). Hình 3.8 và 3.9 cho thấy mặc dù có nước máy nhưng do nước chảy trong khu núi đá vôi, chất lượng lọc không tốt hay bị lắng cạn khi đun sơi, đồng thời với thói quen chứa nước mưa để uống nên người dân Cát Bà vẫn sử dụng nước mưa là nguồn nước ăn và uống chính. Chính tập quán sử dụng nước mưa nên người dân tiếp tục sử dụng các dụng cụ chứa nước như chum, phi nhựa 200 lít, vại<100 lít để chứa. Đây chính là ổ sinh sản cho lồi muỗi Aedes tại Cát Bà như kết quả điều tra cho thấy.

Kết quả cũng cho thấy cho thấy một xu hướng ngày càng tăng của những người làm việc trong ngành dịch vụ du lịch. Tỷ lệ người làm việc trong ngành dịch vụ du lịch là (61% vào năm 2012), trong nông nghiệp (24%), công việc xây dựng (5%) và các công việc khác (11%). Hầu hết những người làm việc trong dịch vụ du lịch không phải là người địa phương, mà đến từ những nơi khác và ở lại trong mùa du lịch 6 tháng (tháng 4 - 10), hoặc là người địa phương làm các công việc khác, nhưng trong 6 tháng mùa du lịch họ chuyển sang các công việc phục vụ ngành du lịch. Ngồi ra, sự gia tăng nhanh chóng lượng khách du lịch cả trong nước và quốc tế (hình 3.5) đã làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm SXHD. Mặt khác, tại địa phương, với sự sẵn có các véc tơ truyền bệnh, khả năng lan truyền bệnh SXHD và các tác nhân khác là rất lớn cho cộng đồng

địa phương [112]. Thêm vào đó, nơi này cũng chính là điểm để khách du lịch dễ bị lây nhiễm chéo sau đó phát tán bệnh khi họ chuyển tiếp đến các địa phương khác trong cả nước và quốc tế. Trong vụ dịch SXHD năm 2013-2014, 91% số ca bệnh nằm trong độ tuổi lao động (>15), trong mùa du lịch của Cát Bà 70% dân số tất cả các nghề nghiệp đều hoạt động liên quan đến du lịch, ngồi ra cịn một lượng lớn lao động thời vụ làm việc ngắn hạn trong các khách sạn và các dịch vụ du lịch (hướng dẫn viên, xe ôm, lao động chân tay...). Thực tế đã ghi nhận 9 trường hợp nhân viên hoạt động trong các khách sạn nhà hàng và 5 hướng dẫn viên du lịch mắc SXHD. Tuy chưa phát hiện được khách du lịch nào mắc SXHD khi du lịch tại Cát Bà nhưng thực tế nếu vụ dịch SXHD xảy ra và được cơng bố thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động du lịch của địa phương. Tất cả những điều này đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến phát triển du lịch.

Mơ hình cộng đồng sử dụng các tác nhân sinh học cho phòng chống SXHD đã được Viện VSDTTƯ xây dựng và triển khai thực hiện thành công tại nhiều thực địa khu vực nông thôn miền Bắc, miền Trung và miền Nam trong 2 thập niên vừa qua. Mơ hình này đã được cộng đồng quốc tế quan tâm và được nhiều chuyên gia quốc tế về SXHD ghi nhận là 1 trong 3 mơ hình phịng chống SXHD đáng được lưu tâm đến trong thế kỷ 20 trên toàn thế giới [67]. Tuy nhiên, với Cát Bà, điểm du lịch quốc tế sẽ có những đặc thù về sinh học, sinh thái và xã hội, mơ hình phịng chống chủ động nào và với những thành tố nào là phù hợp và có hiệu quả cao là mối quan tâm lớn của TCYTTG và của cộng đồng khoa học trong và ngoài nước. Kỳ vọng của nghiên cứu này là sử dụng chiến lược “Sức khỏe sinh thái” để xây dựng và thực hiện phương pháp giám sát và phòng chống chủ động SXHD cho một địa phương du lịch biển và rừng tại Cát Bà và qua đó có thể tác động tới một số bệnh do véc tơ truyền có thể

xuất hiện do khách du lịch mang tới địa phương hoặc do khách du lịch bị lây truyền khi đến tham quan du lịch. Thực tế cho thấy, phương pháp tiếp cận dựa trên sự hợp tác đa ngành và những số liệu thu thập để đánh giá những vùng có nguy cơ cao đã phát huy được hiệu quả nhất định đặc biệt là năm 2017 khi nhiều tỉnh thành trong khu vực miền bắc bùng phát dịch SXHD thì Cát Bà đã khơng xảy ra dịch lớn tương tự như năm 2013.

4.2. Đánh giá hiệu quả can thiệp ứng dụng tiếp cận sức khỏe sinh thái trong phòng chống sốt xuất huyết dengue tại khu du lịch Cát Bà, 2013-2015

Một phần của tài liệu Luan_an_NCS_Tran_Cong_Tu (Trang 119 - 122)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(151 trang)
w