Các giải pháp về phía công ty

Một phần của tài liệu "Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn" (Trang 30 - 36)

III. Các giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu

1. Các giải pháp về phía công ty

Qua tình hình xuất khẩu thực tế những năm vừa qua, công ty luôn có những đánh giá chính xác và nghiêm túc hiệu quả kinh doanh đạt đợc để từ đó đa ra các giải pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, phát huy cao độ mọi tiềm năng và nguồn lực của công ty.

a. Về nguồn nhân lực

Đây là vấn đề đợc đặt lên hàng đầu. Giải pháp của công ty để nâng cao năng lực chuyên môn của từng cán bộ công nhân viên là:

- Mở các lớp học, khoá đào tạo nghiệp vụ cho cán bộ các phòng ban, có chế độ bồi dỡng, để khuyến khích cán bộ theo học.

- Thờng xuyên hoán đổi công tác của các cán bộ giữa 2 miền Nam - Bắc để tích luỹ thêm kinh nghiệm.

- Tiếp tục tuyển dụng các cán bộ có năng lực thông qua thi tuyển khắt khe, có thời gian thử việc từ 2-3 tháng.

Nhìn chung những giải pháp này đang dần phát huy đợc hiệu quả khi đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn ngày càng vững vàng.

b. Về công tác nghiên cứu thị trờng

Mặc dù đã hoạt động tơng đối có hiệu quả song công ty thấy rằng công tác tiếp cận và nghiên cứu thị trờng vẫn cần có những giải pháp để đổi mới công tác này.

- Trớc mắt ban Giám đốc quyết định phát triển đội ngũ cán bộ nhân viên cả về số lợng và chất lợng. Đòi hỏi từng bộ phận phải đa ra những kế hoạch cụ thể, phơng án chi tiết cho việc xâm nhập và tiếp cận một thị trờng mới khi có thời cơ chứ không phải là những báo cáo chung chung.

- Tăng cờng đầu t vốn cho công tác quảng cáo, tiếp thị để thu hút khách hàng. - Nếu nh năm 2000 tham gia 7 hội chợ quốc tế thì từ năm 2001 trở đi hàng năm công ty phải tham gia và giới thiệu sản phẩm ở không dới 10 hội chợ ở nớc ngoài, đó là cha kể việc tham dự các hội chợ triển lãm trong nớc.

Tất cả để đạt đợc mục tiêu cuối cùng là nâng cao uy tín và chất lợng sản phẩm mà công ty chào bán, hiểu rõ về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng trong từng khu vực thị trờng để đa ra những chiến lợc xuất khẩu hợp lý.

- Ngoài ra công ty cũng đồng ý với ý kiến của cán bộ nhân viên là tăng mức công tác phí cho cán bộ khi đi nghiên cứu và công tác với thị trờng và khách hàng nơi xa (hiện nay là khoảng 180.000đ/ngày dự kiến sẽ tăng lên 220.000đ/ngày).

c. Về chế độ khuyến khích lợi ích vật chất cho cán bộ nhân viên trong công ty

- Những năm qua công ty đã trích từ lợi nhuận thu đợc để lập qũy khen thởng cán bộ có thành tích cao trong công tác đặc biệt là bằng mối quan hệ cá nhân tìm đợc bạn hàng xuất khẩu cho công ty. Đây là biện pháp dùng đòn bẩy kinh tế rất hữu hiệu. Đồng thời là việc kết hợp các biện pháp khác nh giáo dục hành chính để xử phạt nghiêm minh những ai vi phạm kỷ luật gây thiệt hại cho công ty hay làm việc thiếu trách nhiệm,...

- Lãnh đạo công ty cũng nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc quản lý: tăng cờng thông tin 2 chiều giữa lãnh đạo công ty và các phòng ban, cần coi trọng luồng thông tin phản hồi từ cấp dới lên để xem xét và ra quyết định.

d. Về sản phẩm xuất khẩu và cơ cấu hàng xuất khẩu

Công ty đã đa ra những giải pháp cụ thể để đẩy mạnh xuất khẩu của từng mặt hàng đối với từng thị trờng.

Chẳng hạn:

- Với hàng may mặc chú trọng đến việc xuất khẩu sang Tây Âu, vì đây là mặt hàng đang có uy tín của Việt Nam tại thị trờng một số nớc Tây Âu.

- Khi giá cả hàng nông sản sụt giảm mạnh thì công ty lập tức đa ra biện pháp để kéo lại là tăng cờng xuất khẩu một số mặt hàng nh tạp phẩm, sắt mỹ nghệ và gỗ mỹ nghệ; để chờ giá hàng nông sản trở lại ổn định,...

c. Ngoài ra công ty còn có một số giải pháp đã và đang thực hiện rất có hiệu quả nh:

- Giảm giá đối với bạn hàng lâu năm, với khách quen và những khách hàng có tiềm năng để giữ chân khách hàng.

- Quan hệ đối với bạn bè trong và ngoài nớc để khi có đơn hàng mà họ không đáp ứng kịp thì công ty sẽ nắm bắt lấy cơ hội có thêm khách hàng mới,...

Trên đây là những giải pháp mà công ty đã và đang thực hiện, những giải pháp vừa có tính chất tình thế vừa có tính chất lâu dài để đẩy mạnh xuất khẩu cho công ty.

2. Một số ý kiến cá nhân :

- Hiện nay phòng khu vực thị trờng vẫn còn đảm nhiệm quá nhiều chức năng do vậy vẫn cha thể tập trung nghiên cứu và tìm hiểu thị trờng. Để làm đợc điều này cần tách từ phòng thị trờng ra phòng đối ngoại, phòng lễ tân để tập trung vào lĩnh vực nghiên cứu thị trờng và ngay trong công tác nghiên cứu thị trờng thì cũng nên thành lập từng tổ, từng ban nghiên cứu chuyên sâu về một số khu vực, thị tr- ờng nhất định.

- Về việc kiểm tra, giám định chất lợng hàng hoá, công ty vẫn cha có cán bộ kiểm tra, giám định chuyên sâu về từng mặt hàng mà chỉ là những kiểm tra chung còn tất cả việc cấp giấy chứng nhận chất lợng, đến việc kiểm tra, giám sát quá trình vận chuyển giao nhận hàng hoá đều phải nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên

viên VINACONTROL (Công ty kiểm định chất lợng Việt Nam). Tất nhiên, việc kiểm định của VINACONNTROL là bắt buộc nếu khách hàng yêu cầu và là chứng từ để bên mua chấp nhận hàng hoá XK của chúng ta. Song công ty vẫn cần có cán bộ chuyên sâu kiểm tra chất lợng, cán bộ giám sát từng quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu, chứ không nên lệ thuộc quá nhiều vào VINACONTROL.

- Với điều kiện hiện có và những tiềm năng phát triển trong tơng lai, công ty nên có kế hoạch sớm mở chi nhánh hay văn phòng đại diện tại nớc ngoài, có thể tại Singapore, Đài Loan, Hongkong hay Châu Âu - những thị trờng lớn đối với công ty. Hay nói một cách khác nếu công ty muốn tiến một bớc dài trong sự nghiệp kinh doanh của mình thì việc thiết lập văn phòng đại diện tại nớc ngoài là việc tất yếu phải làm.

- Ngoài ra công ty cần tăng cờng thêm cơ sở vật chất nh phơng tiện đi lại (xe cộ đầy đủ) hay trang bị thêm máy tính cho các phòng ban, đặc biệt là trong phòng thị trờng cần có đầy đủ máy tính cho từng cán bộ và kết nối với mạng Internet để truy cập thông tin,...

Trên đây là một số ý kiến và những giải pháp của cá nhân rút ra từ thực tiễn quá trình thực tập tại công ty. Hy vọng sẽ có những gợi ý và đóng góp thiết thực cho sự phát triển của công ty trong tơng lai.

Kết luận

Hoạt động xuất nhập khẩu thờng xuyên với khách hàng nớc ngoài có nhiều khó khăn phức tạp, nhng lại có hiệu quả to lớn, song cũng có nhiều trờng hợp đổ vỡ. Hơn nữa trong nền kinh tế thị trờng sự cạnh tranh là tất yếu và gay gắt đòi hỏi chủ doanh nghiệp phải nhanh nhạy, linh hoạt, dám động não suy nghĩ, dám mạo hiểu làm ăn thì mới thành công trên thơng trờng quốc tế: "Những ai cha bao giờ thất bại thì sẽ không bao giờ đợc nếm mùi thành công".

ở công ty Sản xuất - Dịch vụ & XNK Nam Hà Nội (HAPROSIMEX Sài Gòn) xuất khẩu là hoạt động chủ yếu, nhập khẩu hỗ trợ cho xuất khẩu. Cùng với sự phát triển của đất nớc trong thời kỳ đổi mới, công ty HAPROSIMEX Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp không ngừng vơn lên và đạt đợc những thành tựu, những bớc tiến nhảy vọt trong lĩnh vực xuất khẩu.

Nh đã nêu ở trên hoạt động buôn bán, giao lu giữa các nớc sẽ đem lại những thị trờng tiêu thụ sản phẩm, phát huy đợc thế mạnh của sản phẩm đặc trng cho mỗi quốc gia. Xuất phát từ ý tởng lấy thế mạnh của Hà Nội về vốn, con ngời và khai thác các điều kiện thiên nhiên u đãi ở phía nam, công ty đợc thành lập vào năm 1991 với số vốn ít ỏi, cơ sở vật chất nghèo nàn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ nhân viên thiếu cả về số lợng, chất lợng nhng cho đến năm 2000 công ty đã đạt mức doanh thu 139.338.105.869 VNĐ tăng 60,8% so với năm 1999 chứng tỏ hớng đi đúng đắn của công ty cũng nh những cải cách thay đổi của công ty về mặt tổ chức, tác phong kinh doanh là phù hợp với xu thế và sự phát triển của thị trờng trong và ngoài nớc.

Nhng để đẩy mạnh hơn nữa, công tác xuất khẩu của công ty nên chăng cần cải tiến công tác điều hành quản lý của một số cán bộ phòng ban, nâng cao nghiệp vụ quảng cáo, tiếp thị nhằm thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng nh tăng cờng xử lý thông tin hiệu quả. Công ty cần giải quyết tốt khâu đào tạo và nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ kinh doanh, đổi mới và đi sâu, đi sát hơn nữa vào thực tế để nghiên cứu thị trờng, tăng vốn mở rộng mạng lới thu mua, tạo chân hàng, nguồn hàng ổn định để tổ chức khai thác tốt nguồn hàng phục vụ xuất khẩu.

Hy vọng với những gì đã và đang đạt dợc, cộng với những tiềm năng và nguồn lực của mình, HAPROSIMEX Sài Gòn không lâu nữa sẽ trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh XNK ở nớc ta.

danh mục tài liệu tham khảo

1. PGS Đinh Xuân Trình và PTS Nguyễn Nh Bột – Thơng mại Quốc tế, NXB Thống kê 1993.

2. PGS Vũ Hữu Tửu – Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thơng – NXB Giáo dục , trờng ĐHNT

3. SALAND ADAM: Chính phủ và thị trờng trong các chiến lợc phát triển kinh tế, NXB Khoa học xã hội - 1993

4. DAVID BERG STANLEY FIHER, RUDIGER DONBUSH, Kinh tế học tập 1, 2.

5. Các học thuyết kinh tế - lịch sử phát triển, NXB Thống kê 1993 6. PTS Trần Chí Thành, Tổ chức nghiệp vụ kinh doanh XNK

7. Trung tâm kinh tế châu á - Thái Bình Dơng : Lý luận thực tiễn Thơng mại Quốc tế.

8. Lu Văn Đạt – Chiến lợc kinh tế đối ngoại thòi kỳ quá độ lên CNXH trớc mắt đến năm 2005.

9. Lê Đăng Doanh – Viện trởng viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ơng.

_ Đổi mới kinh tế ở Việt nam- những thành tựu và triển vọng ( Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ơng Xuất bản 12/1994

10. PGS-TS Võ Thành Thu và TS Hồng Vân – Hớng dẫn thực hành kinh doanh XNK tại Việt nam.

11. PGS-TS Võ Thành Thu- Kinh tế đối ngoại, NXB Thống kê 1994. 12. PGS –TS Bùi Xuân Lu, Giáo trình Kinh tế ngoại thơng-1994.

Một phần của tài liệu "Thực trạng và những giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu tại công ty HAPROSIMEX Sài Gòn" (Trang 30 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w