Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thu thuế trên địa bàn thị xã tây ninh (Trang 64 - 69)

- Các chính sách về thuế chỉ được quy định và có giá trị pháp lý trong các

3.2.3 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế.

hiệu quả quản lý thuế.

Bên cạnh đại bộ phận doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ thuế vẫn còn một số doanh nghiệp vi phạm Luật Thuế. Vì vậy cơ quan thuế cần đẩy mạnh hơn nữa thanh tra kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm. Việc thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế không chỉ hạn chế thất thu NSNN mà cịn có tác dụng ngăn chặn các hành vi vi phạm, tạo mơi trường bình đẳng trong kinh doanh của các doanh nghiệp, đưa

dần việc quản lý Doanh nghiệp dân doanhvào nề nếp, đảm bảo cơng bằng bình đẳng trong kinh doanh.

Trong cơ chế hiện nay, người nộp thuế tự tính, tự khai, tự nộp thuế vào NSNN và tự chịu trách nhiệm với pháp luật về thực hiện nghĩa vụ thuế. Ngành thuế đã, đang và sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền hỗ trợ cho các doanh nghiệp,

đặc biệt là các Doanh nghiệp dân doanhdưới nhiều hình thức khác nhau; Tăng

cường hướng dẫn, giải đáp chính sách thuế, thủ tục thuế cho doanh nghiệp. Phối

hợp chặt chẽ với các ngành, các Hiệp hội quản lý doanh nghiệp đào tạo về chế độ kế tốn gắn với tập huấn về chính sách thuế, thủ tục thuế cho doanh nghiệp; cung cấp thơng tin cho người nộp thuế dưới nhiều hình thức như: hoàn thiện trang Web

để cung cấp thông tin nhanh nhất, thuận lợi nhất cho doanh nghiệp… Nâng cao

chất lượng công tác tuyên truyền, hỗ trợ, tư vấn pháp luật cho cộng đồng, đặc biệt hỗ trợ người nộp thuế theo hướng: Thu nhập thông tin về đối tượng nộp thuế, đánh giá phân loại theo mức độ tuân thủ pháp luật. Với doanh nghiệp chưa hiểu rõ pháp luật phải tăng cường hướng dẫn đối thoại, tập huấn… giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Để thực hiện chống gian lận thuế có hiệu quả phải tăng cường cơng tác

thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế. Công tác thanh tra, kiểm tra nhằm phát hiện nhanh, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về thuế, chống thất thu ngân sách nhà nước; đồng thời tổng kết các hành vi vi phạm và nghiên

cứu dự báo các hành vi vi phạm về thuế, đề ra các biện pháp phịng ngừa. Để

cơng tác thanh tra, kiểm tra thuế đạt kết quả tốt cần thực hiện một số vấn đề

sau:

Thứ nhất, thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế để thanh tra, kiểm tra. Do

đối tượng nộp thuế trên địa bàn nhiều và ngày càng phát triển rộng cơ quan thuế

khơng có khả năng thanh tra, kiểm tra được tất cả các đối tượng nộp thuế, mặt

khác, các hành vi vi phạm thuế dù còn đang diễn ra ở phạm vi rộng nhưng cũng

không phải tất cả các đối tượng nộp thuế đều vi phạm, và mức độ vi phạm của các

đối tượng là khác nhau, do đó, để công tác thanh tra, kiểm tra đạt hiệu quả cao, cần

thực hiện thanh tra, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm vào các đối tượng có nghi

vấn vi phạm, trước hết là các vi phạm nghiêm trọng. Cần thực hiện phân loại đối tượng nộp thuế theo mức độ rủi ro và tập trung thanh tra, kiểm tra các đối tượng

thiếu tín nhiệm, có những dấu hiệu vi phạm, mức độ rủi ro cao. Với sự phân loại như vậy vừa đảm bảo công tác thanh tra đạt được hiệu quả cao vừa động viên

khuyến khích các đối tượng nộp thuế thực hiện tốt chính sách thuế.

Để làm tốt cơng tác phân loại, hàng năm cơ quan thuế phải thực hiện cơng tác

rà sốt, sàng lọc đối tượng nộp thuế trên cơ sở phân tích các thơng tin về đối tượng

nộp thuế để xây dựng các tiêu chí phân loại chính xác, phù hợp. Trên cơ sở các tiêu chí phân loại cụ thể, phù hợp, thực hiện xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra nhằm vào các đối tượng có nhiều dấu hiệu vi phạm.

Thứ hai, xây dựng triển khai thực hiện các kỹ năng thanh tra, kiểm tra thuế.

Để cơng tác thanh tra có hiệu quả cùng với việc phân loại đối tượng nộp thuế để

thực hiện thanh tra có trọng tâm, trọng điểm thì cần xây dựng, triển khai kỹ nghệ thanh tra có tính chất chun sâu vào từng lĩnh vực, từng loại hình doanh nghiệp và từng loại vi phạm để đảm bảo việc thu thập thông tin tài liệu, phân tích thơng

tin tài liệu, xác định vi phạm và kết luận thanh tra nhanh chóng, chính xác, đầy đủ.

Thứ ba, phải kết hợp thanh tra với thực hiện điều tra thuế để có thể phát hiện

các hành vi gian lận ở các mức độ tinh vi phức tạp. Xuất phát từ tình hình thực tế, các gian lận về thuế càng ngày càng phức tạp, các hành vi gian lận càng

ngày càng tinh vi, có sự cấu kết ở nhiều địa phương trên nhiều lĩnh vực, với

nhiều thành phần. Nếu chỉ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra tại một đối

tượng nộp thuế thì rất khó có thể phát hiện, hoặc nếu có nghi vấn cũng rất khó có đủ cơ sở pháp lý để kết luận gian lận về thuế. Để việc chống gian lận về thuế

đạt được kết quả tốt, có thể kết luận xử lý được các hành vi vi phạm thuế tinh

vi, phức tạp cần kết hợp chặt chẽ giữa công tác thanh tra và công tác điều tra

thuế. Khi thực hiện cơng tác điều tra thuế mới có thể xử lý triệt để các vi phạm,

đồng thời có tác dụng ngăn chặn có hiệu quả các hành vi vi phạm về thuế.

Thứ tư, xây dựng chương trình tin học hỗ trợ công tác thanh tra, điều tra

thuế. Để công tác thanh tra và điều tra có hiệu quả, có thể phát hiện nhanh, kết

luận chính xác, đầy đủ các vi phạm về thuế thì rất cần thiết phải có sự hỗ trợ của cơng nghệ thông tin. Công nghệ thông tin sẽ hỗ trợ cho công tác phân loại, sàng lọc doanh nghiệp để thực hiện thanh tra kiểm tra có trọng điểm, cung cấp cho công tác thanh tra, kiểm tra các thông tin nhanh nhất về đối tượng nộp thuế, các tài liệu có liên quan để phân tích đánh giá, so sánh, đối chiếu xác định vi phạm. Để thực hiện triển khai công nghệ thông tin hỗ trợ công tác thanh tra, kiểm tra có hiệu quả ngồi việc thiết lập hệ thống thông tin đầy đủ có chất lượng cao nhằm khai thác các dữ liệu phục vụ cho công tác phân loại doanh nghiệp, đánh giá rủi ro như đã

trình bày ở trên thì cơng nghệ thông tin phải xây dựng được những phần mềm

phân tích sâu với từng doanh nghiệp trên cơ sở các thông tin đã thu thập được trên hệ thống và các thông tin cụ thể thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, điều tra để xác định được các vi phạm.

Thứ năm, xây dựng lực lượng cán bộ thanh tra thuế. Đi cùng với những giải

pháp về quản lý, kỹ thuật, việc tăng cường cán bộ cho công tác thanh tra, kiểm tra là một trong những yếu tố quan trọng. Trong giai đoạn hiện nay do các vi phạm về thuế đang còn diễn ra ở diện rộng, muốn ngăn chặn các vi phạm thì các cuộc thanh tra phải thực hiện thường xuyên, do đó cần tăng cường lực lượng thanh tra cả về

trình độ nghiệp vụ chuyên môn chuyên sâu đủ khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt phát hiện nhanh, kịp thời các vi phạm và xử lý nghiêm minh các vi phạm.

Để hoàn thiện hệ thống thuế ở nước ta hiện nay, một công tác quan trọng là

phải xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Cần tăng cường hoạt động giám sát

của các cơ quan thanh tra thuế. Cần phát hiện nhanh những hành vi trốn thuế để từ

đó thu đúng, thu đủ thuế cho ngân sách nhà nước. Cũng chính các cơ quan thanh

tra sẽ góp phần phát hiện những sơ hở, hạn chế trong chính sách thuế, những sai phạm của chính các cán bộ thuế, của cơ quan thuế để có những xử lý kịp thời

không để xảy ra tình trạng móc nối giữa doanh nghiệp với các cán bộ thuế dẫn đến thất thu ngân sách nhà nước. Thực hiện được tốt công tác này sẽ góp phần giáo

dục răn đe, từng bước đưa chính sách thuế vào nề nếp, kỷ cương

+ Đối tượng nộp thuế phải thấy rằng hệ thống xử phạt nghiêm minh đang được áp dụng: Trường hợp không tuân thủ các yêu cầu về thuế cần phải áp dụng

các hình thức xử phạt nghiêm khắc để ngăn chặn kịp thời việc không tuân thủ.

Nhưng đi đôi với nó cần thiết phải xây dựng quy trình khiếu nại nhằm bảo vệ

quyền của Đối tượng nộp thuế, tránh tình trạng khi khiếu nại, phần thiệt thòi thuộc về họ.

+ Đối tượng nộp thuế cần phải tin rằng các chương trình thanh tra thuế có

hiệu quả đang tồn tại: Đối tượng nộp thuế phải thấy được các trường hợp không

tuân thủ, gian lận về thuế sẽ bị phát hiện và khi đó sẽ phải chịu hình thức xử phạt thích đáng.

Bên cạnh đó, những trường hợp gian lận thuế, trốn thuế cần được xử lý triệt

để, nếu có hành vi chống đối hoặc vi phạm nhiều lần thì cần có sự phối hợp can

thiệp của các có quan ban ngành đủ thẩm quyền. Với những hành vi sai phạm về kê khai, nộp chậm thì cũng cần có những mức nộp phạt thích đáng. Và hơn hết là

nghiêm trị các cán bộ ngành thuế tiếp tay cho đối tượng nộp thuế thực hiện hành vi gian lận thuế và trốn thuế

+ Tập trung thu thập cơ sở dữ liệu, sàng lọc, phân tích kỹ các thơng tin để đánh giá mức độ tuân thủ, từ đó lựa chọn Doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế

để lập kế hoạch thanh tra. Tăng cường thanh tra các DN lớn, các DN có số lỗ lớn,

hồn thuế lớn, trong đó chú trọng các DN có vốn đầu tư nước ngồi lỗ nhiều năm liên tục nhưng vẫn đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh ở nơi khác.

+ Tổ chức công tác thanh tra, kiểm tra trên cơ sở thu thập, phân tích thơng tin quản lý rủi ro, tối thiểu thực hiện thanh tra 5%, kiểm tra tại trụ sở Nguời nộp thuế 25%, kiểm tra hồ sơ khai thuế tại cơ quan thuế đạt 100%, thực hiện thanh tra, kiểm tra 70% số hồ sơ hoàn thuế trước, kiểm tra sau. Tăng cường thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề: chống thất thu thuế, chống chuyển giá, hồn thuế... Đơn đốc thu hồi kịp

thời (80% trong phạm vi 90 ngày) đối với số tiền phát hiện qua thanh tra, kiểm tra

vào ngân sách theo kết luận của cơ quan thuế.

+ Tổ chức hội nghị về công tác thanh tra, kiểm tra, gắn với sơ kết quy chế phối hợp với cơ quan Cơng an về đấu tranh phịng chống các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế để bàn biện pháp ngăn chặn các hành vi tội phạm trong lĩnh vực thuế nhất là các hành vi bn bán, sử dụng hố đơn bất hợp pháp.

+ Tăng cường áp dụng các biện pháp đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế

nhằm hạn chế nợ mới phát sinh lớn, giảm 100% nợ điều chỉnh (trừ khoản nợ chờ điều chỉnh do có khiếu nại), thu trên 80% nợ có khả năng thu.

+ Thực hiện việc phân loại nợ và phân tích cụ thể nguyên nhân nợ đến từng

doanh nghiệp để có biện pháp xử lý phù hợp và kịp thời theo quy định của pháp luật. Ban hành 100% thông báo nộp tiền nợ thuế, tiền phạt đối với khoản nợ từ 31-90

ngày, ban hành 100% thông báo áp dụng các biện pháp để cưỡng chế nợ thuế.

+ Chấn chỉnh công tác tổ chức phối hợp với các đơn vị ngoài ngành đối với

việc quản lý và cưỡng chế thu nợ thuế chưa được thực hiện có hiệu lực, hiệu quả.

+ Tổ chức theo dõi, giám sát chặt chẽ thường xuyên sự biến động của các

khoản nợ thuế. Thực hiện nghiêm việc phạt chậm nộp, tổ chức triển khai các biện pháp cưỡng chế thu hồi các khoản nợ đọng do người nộp thuế chây ỳ.

+ Thực hiện tốt cơ chế phối hợp với các ngành liên quan trong quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các cơ quan liên quan trong việc thu nợ và cưỡng chế thu nợ. Kịp thời báo cáo UBND các cấp để chỉ đạo các cơ quan chức năng trên địa bàn thực hiện phối hợp với cơ quan thuế trong việc đôn đốc, thu hồi nợ đọng và thực hiện các biện pháp cưỡng chế nợ thuế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong công tác thu thuế trên địa bàn thị xã tây ninh (Trang 64 - 69)