Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Le Thi Thuy Linh 2015_Tinhieu_Phanve (Trang 30 - 33)

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.1. Khảo sát đặc điểm báo cáo ADR liên quan đến các trường hợp phản vệ

Mô tả hồi cứu dữ liệu từ các báo cáo phản vệ giai đoạn 2010-2014. Các chỉ tiêu mô tả bao gồm:

 Số lượng và tỷ lệ báo cáo phản vệ trên tổng số báo cáo ADR  Thơng tin về bệnh nhân

- Tuổi, giới tính

- Tiền sử dị ứng (dị ứng thời thuốc, thời tiết, phấn hoa, côn trùng) - Thông tin về các bệnh mắc kèm liên quan tới tình trạng dị ứng  Thơng tin về thuốc nghi ngờ

- Số lượng báo cáo theo hoạt chất (nhóm thuốc, thuốc cụ thể). Nhóm thuốc được phân loại dựa trên cơ sở phân loại mã ATC. Trong đó, thuốc được chia thành nhóm khác nhau dựa vào cơ quan giải phẫu hay hệ thống mà chúng tác động, đặc tính hóa học, dược lý và tác dụng điều trị của thuốc [2], [79].

- Thông tin về đường dùng của thuốc nghi ngờ  Thông tin về phản vệ

- Thời gian tiềm tàng xuất hiện ADR kể từ lần dùng thuốc cuối cùng - Biểu hiện của phản vệ trên các hệ cơ quan

- Phân loại mức quy kết ADR là trường hợp phản vệ ở mức “chắc chắn” và “có thể” theo Van de Klauw [73].

- Mức độ nghiêm trọng của các trường hợp phản vệ theo Brown [16] (Phụ lục 1)

 Cách xử trí và kết quả sau xử trí

- Cách xử trí: tỷ lệ báo cáo dùng adrenalin/liệu pháp oxy/truyền dịch/ corticoid/ kháng histamin H1/kháng histamin H2 để xử trí trên tổng số báo cáo phản vệ

- Tỷ lệ tử vong do trên tổng số báo cáo phản vệ.

2.2.2. Đánh giá sự hình thành tín hiệu của các trường hợp phản vệ trong cơ sởdữ liệu báo cáo ADR tự nguyện dữ liệu báo cáo ADR tự nguyện

Thuốc được lựa chọn để đánh giá sự hình thành tín hiệu với các trường hợp phản vệ là những thuốc có từ 10 báo cáo phản vệ trở lên. Sự hình thành tín hiệu với phản vệ được xác định thông qua tỷ suất chênh báo cáo (ROR) hiệu chỉnh theo phương pháp case/noncase trên cơ sở kết nối dữ liệu về báo cáo của thuốc được lựa chọn với tồn bộ dữ liệu về báo cáo ADR [31]. Thơng tin về đặc điểm tuổi, giới của

case và noncase qua các năm, trị số ROR sẽ được hiệu chỉnh theo các thơng số trên

[41].

ROR được tính theo cơng thức: ROR = (a/b) : (c/d), với a, b, c, d được định nghĩa như sau:

a là số báo cáo case của thuốc được lựa chọn b là số báo cáo case của tất cả các thuốc còn lại c là số báo cáo noncase của thuốc được lựa chọn d là số báo cáo noncase của tất cả các thuốc cịn lại.

Tín hiệu được hình thành đối với một thuốc trong một khoảng thời gian nhất định khi thoả mãn cả 2 điều kiện sau:

- Có ít nhất 3 báo cáo case liên quan tới thuốc đó trong khoảng thời gian đánh giá

- Cận dưới khoảng tin cậy 95% của ROR lớn hơn 1 (CI95%>1) [31], [59].

2.2.3. Mơ tả cách xử trí trên bệnh án và đánh giá sự phù hợp so với các hướng dẫn hiện hành

Mô tả hồi cứu dữ liệu liên quan tới cách xử trí các trường hợp phản vệ từ các bệnh án phản vệ với các chỉ tiêu mô tả bao gồm:

- Số lượng bệnh án phản vệ thu được tại 16 bệnh viện. - Thông tin về bệnh nhân và ADR.

- Thông tin về việc khai thác tiền sử dị ứng

- Nơi tiến hành xử trí và thời điểm bắt đầu xử trí kể từ khi phát hiện ADR. - Các biện pháp xử trí ghi nhận từ bệnh án

- Thông tin về việc sử dụng adrenalin

Các thơng tin về cách xử trí bằng adrenalin thu thập được từ bệnh án sẽ được đánh giá sự phù hợp so với hướng dẫn của Bộ Y tế và hướng dẫn của Hội Dị ứng và miễn dịch Châu Âu. Mức độ phù hợp sẽ tăng dần từ có sử dụng adrenalin đến sử dụng adrenalin với đường dùng của liều đầu phù hợp và cuối cùng là sử dụng adrenalin với đường dùng và liều dùng của liều đầu phù hợp. Các tiêu chí đánh giá được mô tả chi tiết trong bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Tiêu chí đánh giá cách xử trí phù hợp với adrenalin so với các hướng dẫn hiện hành

Nội dung đánh giá phù hợp hướng dẫn Tiêu chí đánh giá

Hướng dẫn của Bộ Y tế [4] Hướng dẫn của Châu Âu [52]

Có sử dụng adrenalin Bệnh nhân được xử trí phản vệ bằng adrenalin với bất kỳ đường dùng nào

Có sử dụng adrenalin Bệnh nhân được xử trí phản Bệnh nhân được xử trí phản với đường dùng của vệ bằng adrenalin đường vệ bằng adrenalin đường

liều đầu phù hợp tiêm dưới da tiêm bắp

Bệnh nhân được xử trí phản Bệnh nhân được xử trí phản vệ bằng adrenalin đường vệ bằng adrenalin đường tiêm dưới da với liều: tiêm bắp với liều:

Có sử dụng adrenalin - 0,01 mg/kg cho cả trẻ em - Từ 0,01 mg/kg đến tối đa

với đường dùng và lẫn người lớn 0,5mg

liều dùng của liều đầu - Hoặc 0,5 – 1 mg ở người - Nếu sử dụng bút tiêm tự phù hợp

lớn và tối đa 0,3 mg ở trẻ động: 0,15 mg với bệnh

em* nhân 7,5 - 25 kg; 0,3 mg

với bệnh nhân 25 - 30 kg. *

Trẻ em được định nghĩa là những bệnh nhân có cân nặng dưới 35 – 40 kg

Một phần của tài liệu Le Thi Thuy Linh 2015_Tinhieu_Phanve (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w