3.2.2 .Chuyển từ hỗ trợ trực tiếp sang gián tiếp để thúc đẩy xuất khẩu
3.3. Những giải pháp về chính sách tài chính thúc đẩy xuất khẩu cà phê
3.3.2.3. Các chính sách hỗ trợ
- Chính phủ cần phải giữ nguyên mức hỗ trợ thông qua xuất khẩu cà phê như hiện nay, không nên nâng yêu cầu cao hơn. Bên cạnh đó cần có chính sách thưởng xứng đáng cho các doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu mới và vào thị trường mới, đặc biệt là việc xuất khẩu cà phê thành phẩm.
- Chính phủ cần phải giải ngân sớm và nhanh chóng các dự án đã được phê duyệt như các dự án về xây dựng chợ cà phê, trung tâm giao dịch cà phê hay cá dự án về phát triển cà phê chè.
- Có chính sách hỗ trợ cho những người trồng cà phê chè về giống, kỹ thuật, vốn và tiêu thụ. Bởi vì trong những năm qua trồng thử thì cây cà phê chè rất khó trồng năng suất thấp hay bị mất mùa và sâu bệnh.
- Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia bảo hiểm khi kinh doanh xuất khẩu cà phê, mà trước hết là Chính phủ cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia vào bảo hiểm bằng việc hỗ trợ một phần phí bảo hiểm, thơng qua quỹ hỗ trợ
xuất khẩu của Chính phủ và của Quỹ hỗ trợ phát triển. Sau đó khoản này sẽ được dỡ bỏ dần khi các doanh nghiệp lập được cho mình một qũy bảo hiểm. - Có chính sách điều chỉnh hồn thiện thị trường cà phê trong nước tránh tình trạng tranh mua tranh bán gây tổn thất và mất uy tín cho cà phê Việt Nam. - Duy trì chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến và xuất khẩu cà phê thơng qua tín dụng. Phối hợp với các Ngân hàng thương mại để cung cấp tín dụng cho người trồng cà phê, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thông qua việc giảm bớt các thủ tục vay vốn, các yêu cầu về tài sản thế chấp, cũng như các điều kiện khác.
- Cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển. Hàng năm Quỹ hỗ trợ phát triển cần dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê một khoản hỗ trợ nhất định trong Quỹ hỗ trợ xuất khẩu của mình. Trong cơ cấu hỗ trợ cho xuất khẩu thì mức hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê cần được hỗ trợ khoảng 10%. Trong đó cần chia ra làm các loại hỗ trợ như thưởng xuất khẩu và tín dụng xuất khẩu. Với tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thì Quỹ hỗ trợ nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong khâu mua dự trữ và cần kéo dài thời gian cho vay đối với những doanh nghiệp xuất khẩu cà phê. Ngoài ra với những khoản vay tín dụng mà quỹ hỗ trợ xuất khẩu dành cho các doanh nghiệp thì lãi suất phải nhỏ hơn lãi suất tín dụng xuất khẩu của các ngân hàng thương mại khoảng 50% hoặc thấp hơn nữa. Trong đó Quỹ nên dành một khoản hỗ trợ nhất định đối với các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ, nên dành cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê vào thị trường Hoa Kỳ khoảng 30% trong tổng số hỗ trợ cho việc xuất khẩu cà phê của Việt Nam, đặc biệt là hỗ trợ cho xuất khẩu cà phê chè xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.