Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN:

Một phần của tài liệu KT01037_NguyenThiQuynh4C_LV (Trang 52 - 56)

2.4 .Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp

2.4.4. Phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinhdoanh của DN:

2.4.4.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua Báo cáo kết quả kinh doanh:

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quả của hoạt động kinh doanh sau một kỳ hoạt động.

Thông qua các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, tăng giảm giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN, chi phí tài chính, thu nhập khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ hoạt động, đánh giá xu hướng phát triển của DN qua các kỳ khác nhau.

Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh cần phân tích theo nội dung sau: phân tích sự biến động của từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc thực hiện với kỳ kế hoạch cả về số tuyện đối và số tương đối. Khi đó cho biết được sự tác động của các chỉ tiêu và nguyên nhân ảnh hưởng tới lợi nhuận phân tích về mặt định lượng. Đồng thời so sánh độ tăng, giảm của các chỉ tiêu trên Báo cáo kết quả kinh doanh để biết được mức tiết kiệm của các

khoản chi phí, sự tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu trong hoạt động kinh doanh. Mặt khác, việc phân tích cịn xác định các nhân tố định tính để thấy được sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới kết quả kinh doanh của DN.

2.4.4.2. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh thông qua hệ thống chỉ tiêu:

Khả năng sinh lời của TS (Return on assets - ROA):

Khả năng sinh lời của TS phản ánh hiệu qủa sử dụng TS ở DN, thể hiện trình độ quản lý và sử dụng TS. Chỉ tiêu này cho biết bình quân một đơn vị TS sử dụng trong quá trình kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế. Trị số của chỉ tiêu càng cao, hiệu quả sử dụng TS càng lớn và ngược lại.

Khả năng sinh Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế và lãi (1.17) vay

lời của TS =

Tổng TS bình quân

Nguồn: [11, tr.240]

Lợi nhuận trước thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận trước thuế " trên BCKQHĐKD; còn "Tổng TS bình qn” được tính như sau:

Tổng TS = Tổng TS đầu năm + Tổng TS cuối năm (1.18)

bình quân

2

Nguồn: [11, tr.240]

Trong đó, Tổng TS đầu năm và cuối năm lấy số liệu trên BCĐKT (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROA là “Tổng TS bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của TS tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm.

“Khả năng sinh lời của VCSH” là chỉ tiêu phản ánh khái quát nhất hiệu quả sử dụng vốn của DN. Khi xem xét ROE, các nhà quản lý biết được một đơn vị VCSH đầu tư vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế.

Trị số của ROE càng cao, hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại.

Khả năng sinh lời = Lợi nhuận sau thuế (1.19)

của VCSH VCSH bình quân

Nguồn: [7, tr.266]

Lợi nhuận sau thuế phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế thu nhập DN" trên BCKQHĐKD; còn chỉ tiêu "VCSH bình qn" được tính như sau: Trong đó, số vốn góp bình qn của chủ sở hữu được xác định như sau:

Số vốn chủ sở hữu Số vốn chủ sở

Vốnsở hữu đầu kỳ + hữu cuối kỳ (1.20)

= bình quân

2

Trong đó, VCSH đầu năm và cuối năm lấy ở chỉ tiêu "VCSH" (Mã số 400) trên BCĐKT (cột "Số đầu năm" và cột "Số cuối năm"). Mẫu số của ROE là “VCSH bình quân” vì tử số là kết quả của một năm kinh doanh nên mẫu số không thể lấy trị số của VCSH tại một thời điểm được mà phải sử dụng trị giá bình quân của năm. Đối với các DN vừa và nhỏ, chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" được phản ánh ở chỉ tiêu "Lợi nhuận sau thuế" trên BCKQHĐKD.

Tỷ suất lợi nhuận so với chi phí:

Khả năng tạo lợi nhuận của chi phí là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh hiệu quả số tiền chi ra trong kỳ của DN, thể hiện trình độ tổ chức, sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất, chỉ tiêu này được xác định:

Tỷ suất lợi = Tổng lợi nhuận kế tốn trước X 100

Tổng chi phí trong kỳ

Nguồn: [11, tr.241]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phân tích, DN bỏ ra 100đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao hiệu quả sử dụng các yếu tố sản xuất của DN tốt, góp phần nâng cao mức lợi nhuận trong kỳ.

Khả năng tạo ra lợi nhuận của các cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trong kỳ phân tích, chỉ tiêu này thường được xác định như sau:

Lãi cơ bản Lãiđược chia cho các cổ phiếu phổ thông

= (1.22)

trên cổ phiếu Tổng cổ phiếu phổ thông trong kỳ

Nguồn: [11, tr.241]

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ phần tích, các cổ đơng đầu tư một đồng cổ phiếu phổ thơng theo mệnh giá thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao càng hấp dẫn nhà đầu tư.

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNHCỦA CƠNG TY CỔ PHẦN BIBICA

Một phần của tài liệu KT01037_NguyenThiQuynh4C_LV (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(122 trang)
w