Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh
N-2 N-1 N +/- %
1. Hệ số tài trợ (lần)
2. Hệ số tự tài trợ TS dài hạn ( lần) 3. Hệ số tự tài trợ TS cố định (lần)
Nguồn: [11, tr.175]
2.4.2. Phân tích cấu trúc tài chính:
Phân tích cấu trúc tài chính là việc phân tích tình hình huy động, sử dụng vốn và mối quan hệ giữa tình hình huy động với tình hình sử dụng vốn của DN. Qua đó giúp nhà quản lý nắm được tình hình phân bổ TS và các nguồn tài trợ TS, biết được nguyên nhân cũng như các dấu hiệu ảnh hưởng tới cân bằng tài chính.
Phân tích cấu trúc tài chính bao gồm các nội dụng sau: phân tích cơ cấu TS, phân tích cơ cấu NV và phân tích mối quan hệ giữa TS và NV.
2.4.2.1 Phân tích cấu trúc tài chính dựa vào BCĐKT
- So sánh giữa cuối kỳ với đầu năm của các khoản, các mục ở cả hai bên TS và NV trên BCĐKT của DN.
- So sánh giữa số tổng cộng cuối kỳ với đầu năm trên BCĐKT của DN. Nếu như số tổng cộng tăng lên cần xem xét các nguyên nhân sau:
+ Do NV pháp định được bổ sung tăng thêm.
+ Do NV tự bổ sung từ kết quả sản xuất kinh doanh của DN
+ Do NV liên doanh được tăng thêm khi nhu cầu về vốn liên doanh được mở rộng.
+ Do DN vay thêm vốn từ ngân hàng hoặc các đối tượng vay khác, kể cả trong nước và nước ngoài.
Nếu như số tổng cộng giảm xuống, có thể xem xét các nguyên nhân sau đây:
+ DN trả nợ ngân hàng và các đối tượng vay khác, khi các khoản vay đã đến hạn hoặc quá hạn phải trả.
+ Do NV liên doanh bị rút bớt, khi nhu cầu về vốn liên doanh phải thu hẹp.
+ DN thanh tốn các khoản thu nhập cho cơng nhân viên. + Do vốn của DN bị các đơn vị khác chiếm dụng tăng thêm…
Số tổng cộng trên BCĐKT phản ánh quy mô về TS mà DN sử dụng trong kỳ, phản ánh khả năng huy động vốn từ các nguồn khác nhau của DN vào quá trình sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chính trên ý nghĩa đó người ta nhận xét rằng: nhìn vào BCĐKT, có thể đánh giá DN đang giàu lên hay nghèo đi, sản xuất kinh doanh đang phát triển hay chuẩn bị phá sản.
2.4.2.2. Phân tích cơ cấu cơ cấu TS:
Qua phân tích cơ cấu TS, các nhà quản lý sẽ nắm được tình hình đầu tư số vốn huy động được, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh có phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của DN hay không. Xem xét tỷ trọng của từng bộ phận TS trong tổng TS giữa kỳ phân tích với kỳ gốc mặc dầu cho phép nhà quản lý đánh giá khái qt tình hình phân bổ vốn nhưng lại khơng cho biết các nhân tố tác động đến sự thay đổi cơ cấu TS của DN. Vì vậy, để biết được chính xác việc sử dụng NV, nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến biến động về cơ cấu TS, các nhà phân tích cịn kết hợp cả việc phân tích ngang, tức là so sánh sự biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc ( cả về số tuyệt đối và tương đối) trên tổng TS cũng như theo từng loại TS. Ngoài ra, việc đánh giá phải dựa trên tính chất kinh doanh và tình hình biến động của từng bộ phận. Trong điều kiện cho phép có thể xem xét và so sánh sự biến động về tỷ trọng của
từng bộ phận TS chiếm trong tổng TS của DN qua nhiều năm và so với cơ cấu chung của ngành để đánh giá. Việc phân tích các chỉ tiêu này được thu thập trên BCĐKT.
Nhằm thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấu TS, khi phân tích ta lập bảng 2.4:
Tỷ trọng của từng bộ Giá trị của từng bộ phận 100
phận TS chiếm trong = TS ×
(1.5)
tổng TS Tổng TS
Nguồn: [11, tr.178]