Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty

Một phần của tài liệu 305 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty TNHH Thái Hà (Trang 35 - 37)

2. 82 Các phúc lợi và khuyến khích

2.9.1.5.Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty

Chỉ tiêu Năm 2007 % Năm 2008 % Năm 2009 %

Đào tạo mới 21 46.67 19 35.85 42 67.74 Đào tạo lại 24 53.33 34 64.15 20 32.26

Tổng số 45 100 53 100 62 100

Qua bảng số liệu trên ta thấy, từ năm 2007 đến năm 2009, quy mô đào tạo có chiều hướng tăng lên và có sự thay đổi trong cơ cấu đào tạo. Số người đào tạo năm 2008 tăng lên so với năm 2007 là 8 người, tương ứng với tốc độ tăng là 17.78%; năm 2009 tăng lên so với năm 2008 là 9 người, tương ứng với tốc độ tăng là 16.98%. Cụ thể đối với đào tạo lại có xu hướng giảm dần, năm 2009 giảm 14 người so với năm 2008 tương ứng giảm 31.89%; còn đào tạo mới lại tăng lên, năm 2009 tăng so với năm 2008 là 23 người.

Tuy nhiên công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong đào tạo, để lựa chọn được phương pháp đào tạo phù hợp phải tính đến cả nguồn kinh phí nên việc lựa chọn phương pháp đào tạo cũng hạn chế.

2.9.1.5. Nguồn kinh phí cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty công ty

Tuỳ thuộc vào chương trình đào tạo mà công ty đưa ra nguồn kinh phí đào tạo cho phù hợ, hiệu quả, tránh lãng phí. Nguồn kinh phí đào tạo chủ yếu được huy động từ các nguồn sau:

- Do công ty cấp, được trích từ quỹ đào tạo và phát triển của công ty, trích từ lợi nhuận của công ty .

- Người lao động tự bỏ tiền ra để học tập và nâng cao trình độ tay nghề, chuyên môn của mình, từ đó họ có cơ hội thăng tiến và tăng lương.

Bảng 11: Nguồn kinh phí đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại công ty Chỉ tiêu Đvt Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Từ lợi nhuận của công ty Triệu đồng 35 42 52 Từ nguồn quỹ đào tạo và phát

triển nguồn nhân lực Triệu đồng 10 16 22

Từ các nguồn khác Triệu đồng 5 3 6

Tổng số Triệu đồng 50 61 80

(Nguồn từ phòng tài chính - kế toán)

Nguồn kinh phí dành cho đào tạo của công ty còn eo hẹp, chủ yếu trích từ lợi nhuận của công ty, mà lợi nhuận của công ty phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh, nó không có tính bền vững nhất là trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt và khủng hoảng kinh tế toàn cầu như bây giờ. Vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với công ty để duy trì được kế hoạch đào tạo với quy mô như hiện tại thì phải tính toán một cách tỉ mỉ nguồn kinh phí, sử dụng tiết kiệm, tránh lãng phí nhưng nguồn kinh phí phải đủ để có thể thực hiện được các chương trình đào tạo của công ty. Muốn vậy, công ty nên tiết kiệm các khoản chi phí cho giáo viên bởi vì hiện nay công ty có đội ngũ cán bộ kỹ thuật có chuyên môn, trình độ cao và có thâm niên kinh nghiệm, công ty nên tận dụng đội ngũ nhân lực này phục vụ cho giảng dạy, vừa tiết kiệm được chi phí, vừa phù hợp với quy mô của công ty là vừa và nhỏ, phạm vi hoạt động chưa rộng lớn.

Nhìn chung, công ty sử dụng nguồn kinh phí cho đào tạo khá hợp lý, đáp ứng nhu cầu đào tạo cho người lao động, nâng cao năng suất, chất lượng

và hiệu quả công việc cho người học và hiệu quả kinh tế cho công ty.

Một phần của tài liệu 305 Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong Công ty TNHH Thái Hà (Trang 35 - 37)