a) Khái niệm
Biển xâm thực là hiện tượng thay đổi hình dạng bờ biển và sự chuyển dịch đường bờ, là một dạng tai biến tự nhiên, kết quả của việc tăng mực nước biển toàn cầu và sự phát triển không hợp lý ở khu vực bờ biển.
Bờ biển ln bị thay đổi hình dạng do tác dụng của sóng vỗ, thủy triều, các dịng chảy có hướng và dọc theo bờ cũng như tác dụng vật lí, hóa học của nước, của sinh vật sống trong nước lên đất đá bờ. Quá trình làm thay đổi hình dáng bờ biển chủ yếu do sóng vỗ gọi là hiện tượng mài mòn.
b) Các yếu tố ảnh hưởng đến bờ: Sóng do gió
Trong các nhân tố tham gia tích cực vào việc tạo bờ, đáng quan tâm nhất là các sóng do gió vì chúng có sức phá hủy lớn hơn so với các sóng do thủy triều, do dao động áp suất khí quyển, do động đất…
Tốc độ các dịng khơng khí, đặc biệt là tốc độ cơn gió thường khơng đều, có tính chất của chuyển động rối và dẫn đến áp suất khơng khí lên mặt nước phân bố khơng đều, sóng sẽ có độ cao và chiều dài khác nhau, đồng thời các sóng nhỏ dần nhường chỗ cho các sóng lớn hơn vì các sóng lớn giữ được năng lượng do gió truyền cho tốt hơn. Khi có bão, từ những gợn nhỏ lăn tăn phát triển thành những sóng khổng lồ.
i) Thủy triều
Trong các bờ biển, thủy triều là một nhân tố quan trọng nhiều q trình. Có khá nhiều yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thủy triều nhưng yếu tố chủ yếu là lực hấp dẫn
giữa Trái Đất và Mặt Trăng. Nguyên nhân của thủy triều chính là sự khác nhau giữa lực hấp dẫn tổng và lực hấp dẫn cục bộ. Mặt trời dù có khối lượng lớn nhưng ở cách xa Trái Đất nên không ảnh hưởng lớn đến thủy triều. Thủy triều lớn nhất khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời cùng đường thẳng, còn thủy triều nhỏ khi Mặt Trăng và Mặt Trời vng góc với Trái Đất.
ii) Hiện tượng xói lở và phá hoại bờ
Xói lở và phá hoại bờ là một quá trình địa chất được biểu hiện bằng sự thay đổi hình thái: thay đổi mặt cắt, hình dáng bờ và tính ổn định của nó.
Hiện tượng xói lở và phá hoại bờ có các đặc trưng sau:
- Tác dụng mài mòn của vực nước thể hiện sự rửa xói sườn bờ của sóng dẫn đến sự hình thành phần mài mịn của thềm bờ ngầm; dọc theo thềm bờ ngầm về phía bờ hình thành đới sóng trườn. Sự vận chuyển vật liệu rời rạc do các dịng chảy có hướng dọc theo bờ, trong một số trường hợp cũng thúc đẩy sự hình thành thềm bờ mài mịn.
- Tích tụ vật liệu do tác dụng của rửa xói bờ, vật liệu đó một phần được lắng đọng tạo nên phần tích tụ của thềm bờ.
- Vật liệu tích tụ do các dịng chảy có hướng dọc theo bờ.
Cơ chế xói mịn bãi biển, bờ biển:
Khác với mái đê, bãi biển thường có độ dốc thoải hơn nhiều, do đó khi vỡ mỗi con sóng tạo nên hiện tượng sóng cao hơn mực nước lặng. Ứng với một con sóng, nước leo lên rồi rút xuống trong phạm vi một trị số Ru khác nhau. Trị số Ru ứng với một đồn sóng tới, chỉ xác định được theo số liệu thống kê.